Bé ngứa mũi liên tục là bệnh gì? Cách xử lý và phòng tránh

Ngứa mũi liên tục là tình trạng chắc hẳn ai cũng đã gặp phải ít nhất một lần trong đời. Hầu hết các trường hợp bị ngứa mũi đều không đáng lo ngại. Nhưng với trẻ em, đây lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bởi các bé vốn có sức đề kháng kém. Chỉ một triệu chứng ngứa mũi tưởng chừng đơn giản nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 

1/ Bé bị ngứa mũi liên tục là bệnh gì?

Bé bị ngứa mũi liên tục thường có biểu hiện đặc trưng nhất là bé hay đưa tay lên mũi day, gãi hoặc thọc tay trực tiếp vào bên trong mũi. Thông thường, tùy vào các triệu chứng kèm theo, chúng ta có thể xác định khái quát nguyên nhân do đâu. Tình trạng thường xuyên ngứa mũi ở trẻ em thường xuất phát từ một số bệnh lý khá điển hình như sau:  

Bệnh cảm lạnh gây ngứa mũi

Cảm lạnh là một trong những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cực kỳ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trung bình một năm. trẻ có thể mắc phải cảm lạnh 5 – 8 lần, đặc biệt là khi giao mùa hay thời tiết vào đông. 

Bé bị ngứa mũi liên tục do cảm lạnh

Bé bị ngứa mũi thường xuyên do cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, bé thường xuyên bị ngứa và ngạt mũi liên tục. Kèm theo đó là tình trạng chảy nước mũi, thở khò khè. Nguyên nhân là do lúc này, các virus cảm lạnh tấn công và gây viêm nhiễm, kích ứng lớp niêm mạc mũi vốn cực kỳ nhạy cảm của bé. 

Thông thường, cảm lạnh sẽ thuyên giảm trong khoảng 7 – 10 ngày và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên vì thế mà chủ quan. Khi thấy bé có dấu hiệu của cảm lạnh, tốt nhất là vẫn nên đưa bé đi khám để được điều trị y tế phù hợp.

Bệnh viêm mũi dị ứng

Ngứa mũi dị ứng cũng là một tình trạng khá phổ biến khiến cho bé bị ngứa mũi liên tục. Viêm mũi dị ứng có thể là do cơ thể của bé phản ứng với sự thay đổi của nhiệt độ cùng môi trường sống. 

Ngoài ra, một số bé nhạy cảm với hóa chất, phấn hoa hay bụi bẩn, lông thú cưng cũng có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn so với các bé không bị. 

viêm mũi dị ứng ngứa mũi

Dị ứng khiến bé bị ngứa niêm mạc mũi thường xuyên

Sở dĩ viêm mũi dị ứng khiến trẻ hay bị ngứa mũi là bởi khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, cơ thể của bé sẽ giải phóng chất histamin. 

Chất này sẽ kích thích các phản ứng viêm tại khoang mũi. Do đó, khi bị viêm mũi dị ứng, bé rất hay ngứa mũi sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng… 

Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể theo bé suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, nếu không khắc phục đúng cách, bệnh cũng có thể gây viêm nhiễm nặng hơn niêm mạc mũi và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé về lâu về dài. 

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng mũi

Mặc dù cũng gây ngứa mũi liên tục ở trẻ, nhưng bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng xuất phát từ tình trạng vùng da ngoài quanh mũi bị viêm nhiễm chứ không phải bên trong khoang mũi.

do viêm da tiếp xúc dị ứng

Hiện tượng ngứa mũi có thể là do viêm da tiếp xúc dị ứng

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng rất mỏng manh và dễ kích ứng. Do đó, nếu như tiếp xúc với các chất gây dị ứng như xà phòng, thực vật, các chất tẩy rửa, nước hoa hay mỹ phẩm,… không chỉ vùng da mũi mà tay chân, thậm chí là mặt của bé sẽ trở nên sưng đỏ, ngứa rát, bong tróc, nổi mẩn,…

Đặc biệt, nếu đưa tay lên gãi thì sẽ càng thấy cảm giác ngứa mũi, ngứa da trở nên dữ dội hơn. Nếu như bé gãi, cào quá mạnh tay có thể gây nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. 

Bệnh viêm xoang

Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến gây ngứa mũi liên tục và thường xuyên ở trẻ nhỏ chính là bệnh viêm xoang. 

Viêm xoang rất dễ gây nghẹt mũi ngứa mũi họng

Viêm xoang rất dễ gây nghẹt mũi ngứa mũi họng

Khi xoang mũi bị viêm nhiễm, bé sẽ bắt đầu có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, nước mũi dần từ trong, loãng sẽ chuyển sang đặc quánh và ngả xanh, ngả vàng.

Lúc này, niêm mạc mũi của bé cực kỳ nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên thường gây ra cảm giác ngứa rát mũi. Nếu bé sổ mũi hay đưa tay lên gãi mạnh có thể làm xước, thậm chí chảy máu ở vị trí này. 

Một số nguyên nhân gây ngứa mũi khác

Bên cạnh đó, tình trạng bé hay bị ngứa mũi thường xuyên có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:

  • Lạm dụng việc rửa mũi, vệ sinh mũi với nước muối sinh lý làm khô niêm mạc mũi và gây ngứa trong mũi.
  • Bật điều hòa quá lạnh cũng làm hốc mũi trở nên khô căng, ngứa rát.
  • Phản ứng phụ của một số loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi chứa kháng sinh, steroid hay kháng histamin gây khô ngứa mũi ở trẻ em.
  • Bé sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng có nguy cơ bị sổ mũi ngứa hốc mũi thường xuyên cao hơn.

2/ Ngứa mũi liên tục ở trẻ em điều trị thế nào?

Để khắc phục tình trạng ngứa mũi liên tục ở trẻ nhỏ, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu:

ngứa mũi liên tục

Việc khắc phục tình trạng ngứa mũi cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Nếu như bé bị ngứa mũi chỉ trong chốc lát, không quá nghiêm trọng do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Cách khắc phục đơn giản nhất là để bé tránh xa các tác nhân đó. Cụ thể, cha mẹ không nên nuôi thú cưng trong nhà, đóng kín cửa sổ, cửa ra vào để tránh khói bụi, phấn hoa bay vào khiến mũi khó chịu.

Với các trường hợp trẻ nhỏ bị ngứa mũi do thời tiết hanh khô, cha mẹ có thể khắc phục bằng cách đặt máy tạo độ ẩm trong phòng sẽ giúp độ ẩm trong không khí tăng lên. Từ đó làm giảm tình trạng kích ứng, ngứa mũi liên tục ở trẻ em. 

Tuy nhiên, nếu như tình trạng ngứa trong mũi kéo dài. Kèm theo đó là các triệu chứng bất thường ở mũi họng như ho có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi ngứa mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu lạ…. Lúc này, cha mẹ không nên tự ý điều trị cho bé tại nhà mà cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ một cách tốt nhất. 

Tùy vào độ tuổi cùng mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số các loại thuốc chuyên khoa nhất định. 

Lưu ý: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến tình trạng ngứa mũi càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tăng liều, giảm liều hay ngưng thuốc đột ngột. 

3/ Cách phòng ngừa tình trạng ngứa mũi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ngoài môi trường. Do đó, cha mẹ cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho bé.

phòng tránh ngứa mũi thường xuyên

Cần phải chủ động phòng ngừa để tránh tình trạng ngứa mũi trở nên nghiêm trọng hơn

Bởi tình trạng ngứa mũi tưởng chừng không đáng lo ngại. Nhưng nếu ngứa mũi liên tục, kéo dài không sớm được điều trị có thể biến chứng thành các bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé về dài lâu. 

Để phòng ngừa tình trạng bé thường xuyên ngứa mũi sổ mũi, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Hạn chế để bé tiếp xúc với các môi trường có nhiều khói bụi cùng các tác nhân gây dị ứng. 
  • Cho bé đeo khẩu trang khi đi ra bên ngoài. 
  • GIữ gìn không gian sống sạch sẽ. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa. Đặc biệt là các vật dụng bé thường xuyên tiếp xúc như đồ chơi, khẩu trang hay chăn ga gối đệm.
  • Dạy bé không được tự ý chọc ngoáy mũi không chỉ làm tổn thương niêm mạc mũi mà còn gia tăng nguy cơ gây viêm nhiễm dẫn tới cảm giác ngứa mũi thường xuyên. 
  • Với các bé bị ngứa mũi do viêm da, cha mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm (loại dành cho trẻ em) để thoa xung quanh vùng da mũi, mặt cùng các vị trí dễ bị khô hay viêm da khác.
  • Không nên cho bé ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng có thể khiến trẻ bị ngứa mũi do niêm mạc mũi bị kích ứng. 
ngứa mũi liên tục

Vệ sinh mũi cho bé thường xuyên giúp ngăn ngừa các bệnh lý khoang mũi

Cuối cùng, đừng quên vệ sinh, làm sạch khoang mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối ưu trương Nebial 3%. Việc làm này sẽ giúp khoang mũi của bé luôn được thông thoáng, sạch sẽ. Đồng thời, giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm tại đường hô hấp. Tình trạng ngứa mũi thường xuyên vì thế cũng được thuyên giảm đáng kể. 

Sản phẩm nước muối ưu trương Nebial đạt hiệu quả cao hơn khi sử dụng với Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em. Nebial KIT với ưu điểm không làm tổn thương niêm mạc mũi của bé khi được trang bị đầu phun tạo hạt với kích thước chỉ 16 Micro, đưa dung dịch muối vào sâu bên trong hốc mũi của trẻ.

dung dịch nước muối nebial 3

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng bé bị ngứa mũi liên tục là do đâu, cách khắc phục cũng như phòng tránh như thế nào hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm:

Bé đau rát hốc mũi nguyên nhân do đâu? Biện pháp khắc phục là gì

Bé hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục là bệnh gì? Chữa thế nào

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline