Sôi bụng về đêm là bệnh gì? Phải làm sao khi thường xuyên sôi bụng?

Sôi bụng về đêm là bệnh gì? Đây thường là biểu hiện bình thường của đường tiêu hoá. Nhưng trong một số ít trường hợp, sôi bụng về đêm còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn. Cùng giải mã âm thanh này và  xem chúng ta cần làm gì trong trường hợp này bạn nhé!

1/ Sôi bụng về đêm là bệnh gì?

Sôi bụng về đêm là bệnh gì

Trong hầu hết các trường hợp, sôi bụng về đêm cho thấy đường tiêu hoá của bạn đang hoạt động hoặc đang đói. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bất thường hoặc nhận thấy những thay đổi về tần số, âm thanh, âm sắc, hãy nói chuyện với bác sĩ để loại trừ các tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn.

Bệnh Crohn: là một bệnh viêm ruột xuyên thành mạn tính. Triệu chứng gồm tiêu chảy mạn tính kèm theo đau bụng, sốt, chán ăn, sút cân, bụng mềm. Ở trẻ em, các biểu hiện ngoài đường tiêu hoá thường nổi trội hơn như viêm khớp, sốt không rõ nguyên nhân, thiếu máu, chậm tăng trưởng…

Không dung nạp thực phẩm: là khi gặp khó khăn trong việc tiêu hoá một loại thức ăn cụ thể, thường gặp với sữa, ngũ cốc có gluten, thực phẩm dễ sinh khí (đậu, bắp cải…). Dẫn tới các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Nhiễm trùng đường ruột: là tình trạng tổn thương đường tiêu hoá do vi khuẩn gây hại xâm nhập. Triệu chứng sẽ tuỳ thuộc nguyên nhân nhiễm trùng, với biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, sốt, ớn lạnh, chuột rút, đau đầu, đi ngoài ra máu.

Viêm loét đại tràng: biểu hiện bệnh tuỳ theo mức độ tổn thương. Điển hình là triệu chứng tiêu chảy, phân lẫn nhày máu, đau bụng, mót rặn khi đi đại tiện.

Hội chứng ruột kích thích: khó chịu hoặc đau bụng, thay đổi số lần đi đại tiện hoặc thay đổi tính chất cứng của phân. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng.

Hội chứng Dumping: hay còn gọi là hội chứng dạ dày rỗng nhanh. Đây là tình trạng thường gặp sau khi phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Các triệu chứng thường xảy ra ngay sau khi ăn, đặc biệt với các bữa ăn nhiều đường ngọt: buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, tim đập nhanh. 1-3 giờ sau ăn có thể xuất hiện triệu chứng muộn: đổ mồ hôi, đói, mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh.

Khi sôi bụng về đêm, điều quan trọng là bạn cần nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khoẻ nếu triệu chứng thường xuyên xuất hiện hoặc kèm theo các triệu chứng khác. Các bệnh lý tiềm ẩn có thể phát triển nặng thêm và khó điều trị khi không được khắc phục sớm.

2/ Nguyên nhân gây sôi bụng về đêm

Sôi bụng về đêm là bệnh gì

Sôi bụng về đêm không chỉ là do bệnh lý gì, mà trong phần lớn các trường hợp, đây thường chỉ đơn thuần là biểu hiện đường tiêu hoá của bạn đang hoạt động tích cực hay đang đói.

Những tiếng “gầm gừ”, “ọc ọc” trong dạ dày thường là dấu hiệu của quá trình tiêu hoá. Do sự chuyển động của thức ăn, chất lỏng, dịch tiêu hoá và không khí đi qua ruột, thành ruột co bóp và thư giãn giống nhịp sóng để trộn ép thức ăn qua ruột, tất cả đã kết hợp và tạo nên những âm thanh này. Nó có thể xảy ra vài giờ sai khi ăn, thậm chí về đêm lúc bạn đang ngủ.

Sôi bụng cũng có thể là tín hiệu cho thấy bạn đang đói hoặc muốn ăn. Cảm giác đói giống như hormon não, kích hoạt cảm giác thèm ăn, rồi gửi tín hiệu đến dạ dày. Từ đó khiến các cơ trong đường tiêu hoá co lại, tạo ra những âm thành gầm gừ, ọc ọc tương tự như khi no.

Nhưng trong một số trường hợp, những âm thanh này có thể lớn hơn, xảy ra sau khi ăn hoặc khi bạn bị tiêu chảy. Nếu diễn ra thường xuyên hoặc kèm theo triệu chứng sức khoẻ bất thường nào khác (ợ hơi, sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy thường xuyên, táo bón, phân có máu, giảm cân không rõ nguyên nhân, cảm giác đi chưa hết phân…) thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn cần điều trị, như: bệnh Crohn, dị ứng & không dung nạp thực phẩm, viêm ruột nhiễm trùng, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, hội chứng Dumping.

Bạn có thể bị sôi bụng vào ban đêm vì đói, hoặc chỉ đơn giản là đường tiêu hoá đang trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên, nếu diễn ra thường xuyên hoặc kèm theo triệu chứng đường tiêu hoá bất thường, đây có thể là dấu hiệu của những nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng.

3/ Cách xử lý tình trạng sôi bụng về đêm

Phần lớn các trường hợp sôi bụng về đêm là biểu hiện sinh lý bình thường của quá trình tiêu hoá. Do đó để hạn chế tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống, bao gồm:

Thường xuyên sôi bụng phải làm sao

Uống nước: Nếu cảm thấy bụng cồn cào, bạn nên uống một chút nước. Không chỉ thúc đẩy quá trình tiêu hoá mà nước còn có thể làm no bụng, làm dịu phản ứng đói tạm thời.

Nhai kỹ, ăn chậm: để thức ăn được tiêu hoá tốt hơn và ngăn các cơn đau dạ dày. Từng miếng thức ăn đã được nghiền nát nhỏ hơn sẽ giúp dạ dày đỡ phải làm việc hơn sau này. Đồng thời nhai chậm cũng sẽ hạn chế được việc bạn nuốt phải không khí, ngăn tình trạng khó tiêu, đầy hơi.

Chia làm nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày: nếu bị hội chứng ruột kích thích hay đau bụng mãn tính, cơ thể bạn hay phát ra tín hiệu đói khi bạn chưa sẵn sàng cho bữa ăn, bạn có thể cần ăn thường xuyên hơn, như 4-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn trong ngày. Điều này cũng giúp đường tiêu hoá dễ thực hiện công việc của mình hơn.

Hạn chế các thực phẩm dễ gây đầy hơi: cải bắp, súp lơ, các loại đậu… Hạn chế chúng có thể làm giảm đáng kể tiếng ọc ọc, cảm giác đầy hơi, ợ hơi do nhiều không khí trong ruột.

Hạn chế thực phẩm có tính axit: những thực phẩm có tính axit cao (cà phê, trái cây họ cam quýt, cà chua, nước ngọt…) cũng có thể gây ra những âm thanh sôi bụng về đêm nên cần hạn chế.

Đi bộ sau khi ăn: nghiên cứu cho thấy đi bộ sau bữa ăn, thậm chí chỉ là đi bộ nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn cũng có thể đẩy nhanh tốc độ làm rỗng của dạ dày một cách đáng kể.

Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tránh những tác nhân gây lo lắng: lo lắng, căng thẳng có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, tiêu hoá chậm lại và khiến dạ dày của bạn kêu nhiều hơn về đêm. Để làm dịu hệ thần kinh trung ương tạm thời, bạn hãy thử hít thở sâu nhé.

Hạn chế đường: lượng đường cao có thể gây đầy hơi, tiêu chảy và làm tăng những âm thanh ồn ào trong ruột.

Nên ăn nhẹ để giảm cảm giác sôi bụng do đói

Ăn nhẹ chút gì đó khi cảm thấy đói: giải pháp đơn giản nhất khi cảm thấy đói cồn cào là hãy ăn ngay thứ gì đó. Nên chọn thức ăn nhẹ nhàng, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường.

Ngoài ra, bạn cũng cần nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, hoặc ngay khi kèm theo các dấu hiệu đường tiêu hoá bất thường khác. Nếu liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn, bạn có thể sẽ cần dùng thuốc để điều trị nguyên nhân và giảm triệu chứng.

Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ sôi bụng về đêm là bệnh gì, biết tới các nguyên nhân thường gặp hơn, đặc biệt là phải làm sao khi thường xuyên sôi bụng. Hãy chăm sóc đường tiêu hoá khoẻ mạnh bạn nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/abdominal-sounds
  • https://www.healthline.com/health/how-to-stop-stomach-growling

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline