Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Tìm hiểu các nguyên nhân chính

Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Hay có nguyên nhân nghiêm trọng nào khác dẫn tới tình trạng này hay không? Buona sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì?

Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì

Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cơ thể. Nhìn chung, một chế độ ăn đa dạng, cân bằng và đầy đủ các nhóm chất là điều quan trọng. Tuy nhiên, mỗi loại có thể tác động đến sức khoẻ theo một cách khác nhau.

Đối với trẻ bị lột da tay do thiếu chất thì mẹ hãy để ý tới vitamin B3 (niacin) nhiều hơn. Đây là nguồn cung cấp dưỡng chất cho da và được sử dụng để điều trị kích ứng da, viêm da, da khô, da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời cũng như chứng tăng sắc tố da, bệnh hồng ban, chàm, mụn trứng cá. Vì cơ thể ít dự trữ các vitamin nhóm B tương nên đồng nghĩa với việc chúng ta cần bổ sung dưỡng chất hàng ngày cho trẻ, nếu không nó khá dễ bị thiếu hụt.

Ngoài ra, khi tiêu thụ quá nhiều vitamin A cũng có thể ảnh hưởng xấu tới da, khiến da dễ kích ứng, nứt móng tay. Nó có thể để lại các triệu chứng khác như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi… Và thông thường các triệu chứng này sẽ biến mất sau khoảng 1 – 4 tuần ngừng bổ sung vitamin A liều cao.

2/ Nguyên nhân khiến trẻ bị lột da tay

Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì

Không chỉ dừng lại ở việc trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì, có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Tuy nhiên nhìn chung lột da tay, các đầu ngón tay bị bong tróc thường không phải là tình trạng đáng lo ngại.

Trước hết, nó thường là kết quả từ việc tiếp xúc với các hoá chất hay chất gây dị ứng trong môi trường, do da khô (thường liên quan tới thời tiết với độ ẩm thấp, rửa tay quá thường xuyên, thói quen mút tay, dùng nước để rửa tay quá nóng…), da đổ mồ hôi nhiều, da bị cháy nắng nên có xu hướng lột bỏ lớp da bị tổn thương để vết cháy nắng lành lại.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị lột da tay liên tục hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý bao gồm:

  • Bệnh chàm (viêm da dị ứng): bị lột da tay, ngứa, nứt, nhìn đổi màu,
  • Vảy nến: là một tình trạng da mãn tính có thể xuất hiện các mảng màu bạc hoặc tổn thương khác trên da
  • Dị ứng: một số loại thuốc, thực phẩm, gia vị… Nếu các triệu chứng xấu đi hoặc kéo dài hơn 1-2 ngày thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ
  • Tay chân miệng: đôi khi bệnh có thể gây bong tróc da đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh và trể nhỏ
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc: là một tình trạng đe doạ tính mạng đặc trưng bởi da bị phồng rộp, bong tróc từng mảng, để lại những vùng da thô lớn, sốt, khó chịu… tiến triển nhanh thường trong vòng 3 ngày và lây lan tới mắt, miệng, bộ phận sinh dục. Nguyên nhân có thể do phản ứng của cơ thể với thuốc (thường là thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật)
  • Bệnh kawasaki (hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc): là một tình trạng hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng tới trẻ < 5 tuổi. Triệu chứng đặc trưng là sốt hơn 5 ngày kèm theo phát ban, sưng hạch ở cổ, môi khô nứt nẻ, ngón tay hoặc ngón chân đỏ, mắt đó. Sau 1 tuần các triệuc chứng ít nghiêm trọng hơn nhưng có thể kéo dài, trẻ có thể bị bong tróc da ở ngón tay và ngón chân
  • Hội chứng lột da Acral: là một tình trạng di truyền hiếm gặp có thể agay bong tróc da đầu ngón tay, mẩn đỏ, ngứa. Bệnh chưa có cách chữa trị nhưng các triệu chứng thường nhẹ, có xu hướng bùng phát khi tiếp xúc với độ ẩm hoặc bị chấn thương như vết cắt

3/ Khi trẻ bị lột da tay cần làm gì?

Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì

Khi trẻ bị lột da tay, mẹ cần chú ý:

  • Sử dụng cho bé các loại xà phòng dịu nhẹ, tránh các sản phẩm có chứa hoá chất mạnh
  • Tránh tắm hay rửa tay với nước nóng
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm da tay cho bé thường xuyên
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết khô hanh
  • Tránh rửa tay quá thường xuyên, có thể làm mất đi lớp hàng rào lipid trên bề mặt da
  • Tránh dùng chất rửa tay có chứa cồn vì có thể làm khô da tay
  • Cho trẻ uống đủ nước
  • Cân nhắc việc dùng kem chống nắng cho bé
  • Bổ sung cho trẻ thêm các thực phẩm giàu vitamin B3 như: thịt gà, sữa và các sản phẩm từ sữa, nấm, gan, cá, đậu hà lan, bánh mì, ngũ cốc tăng cường vi chất

Như vậy, trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì thì nó thường liên quan tới việc thiếu hụt vitamin B3. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới tình trạng này như thừa vitamin A, da tay bị khô, tiếp xúc với hoá chất, bệnh chàm, dị ứng… Do đó, nếu việc chăm sóc tại nhà kém hiệu quả, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ để làm rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/fingertips-peeling
  • https://www.tricitymed.org/2018/08/b-vitamins-secret-good-skin-health/
  • https://www.childrenshospital.org/conditions/toxic-epidermal-necrolysis
  • https://www.eahealth.org/health-conditions/kawasaki-disease

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline