Trẻ bị sổ mũi xanh uống thuốc gì? Có nên uống kháng sinh không?

Trẻ bị sổ mũi xanh uống thuốc gì? Sự thay đổi màu sắc này có phải dấu hiệu cho thấy bé đang bị ốm nặng hơn và cần dùng tới thuốc kháng sinh?… Hãy cùng xem câu trả lời mẹ nhé!

1/ Trẻ bị sổ mũi xanh uống thuốc gì?

trẻ bị sổ mũi xanh uống thuốc gì

Để xử trí đúng khi trẻ bị sổ mũi xanh uống thuốc gì, trước hết chúng ta cần hiểu rõ nước mũi màu xanh hay vàng và tiến triển bình thường của bệnh, không phải biểu hiện cho thấy bệnh đang nặng hơn hay bội nhiễm vi khuẩn.

Trong những ngày đầu, dịch mũi sẽ có màu trong, sau đó chuyển sang xanh, vàng, thực tế đây là màu của các bạch cầu đa nhân và các enzym được tiết ra để chống lại virus, cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động bình thường và khoẻ mạnh.

Để hạn chế tình trạng trẻ bị sổ mũi xanh, chảy nước mũi nhiều thì các bác sĩ thường kê các thuốc thuộc nhóm kháng dị ứng như:

  • Kháng histamin H1: Chlopheniramine 4 mg, Theralen 5 mg, Toplexil dạng viên nang nửa xanh nửa trắng, Dexchlopheniramin 2 mg (polamin, polaramin) có dạng siro, dạng viên phối hợp dexchlopheniramin + betamethasone (cedetamine, celestamine)
  • Kháng histamin H2: loratadine, cetirizine, desloratadine, levocetirizine, fexofenadine…

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì ba mẹ cũng nên xin lời khuyên từ phía bác sĩ. Nguyên nhân là vì nếu trẻ bị viêm mũi do các tác nhân gây dị ứng thì các thuốc trên là cần thiết và sẽ có tác dụng giảm tiết dịch mũi, giảm ngứa mũi, giảm ho. Tuy nhiên, nếu như nguyên nhân không đến từ dị ứng (chiếm tỷ lệ phổ biến ở trẻ) thì chúng hầu như không có tác dụng, do viêm mũi trong cảm lạnh có các chất gây viêm là Interleukin (IL) chứ không phải histamin.

Khi trẻ bị sổ mũi xanh uống thuốc gì, việc dùng thuốc kháng histamin liều cao vẫn cho hiệu quả giảm sổ mũi nhanh, nhưng nếu sử dụng không đúng trường hợp (viêm mũi không do dị ứng), nhìn bên ngoài các triệu chứng có vẻ giảm bớt nhưng thực tế là do con đang bị giảm tiết dịch nhầy đường hô hấp, khô mũi, khô miệng, táo bón, bí tiểu…

Theo khuyến cáo của AAP (viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ): không dùng bất cứ sản phẩm thuốc không kê đơn (OTC) nào cho trẻ em dưới 6 tuổi bị cảm lạnh vì các nguy cơ tác dụng phụ của thuốc và hiệu quả không cao. Bao gồm cả các loại thuốc thảo dược.

2/ Nước mũi trẻ màu xanh có nên uống kháng sinh không?

trẻ bị sổ mũi xanh uống thuốc gì

Trẻ bị sổ mũi xanh uống thuốc gì, đặc biệt có nên uống kháng sinh không là thắc mắc chung của không ít bậc phụ huynh. Tuy nhiên, theo như giải thích ở phần trước thì tình trạng này không phải là do bệnh nặng hơn hay con đang bị nhiễm khuẩn. Các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra và không phát hiện vi khuẩn bội nhiễm trong dịch mũi xanh, vàng này. Do đó, chúng ta không nên cho bé uống kháng sinh nếu không có sự kiểm tra kỹ càng và chỉ định trực tiếp từ bác sĩ.

Tương tự như ho, sổ mũi cũng là một phản xạ tự nhiên của hệ miễn dịch để tống dịch mũi dư thừa, dị vật, vi khuẩn, virus…. ra khỏi cơ thể, ngăn chúng tiến sâu vào phổi gây viêm phổi. Nếu trẻ sổ mũi nhưng vẫn vui chơi bình thường thì ba mẹ không cần lo lắng quá nhé.

Để việc loại bỏ các tác nhân gây hại cùng dịch nhầy ứ đọng ở mũi diễn ra thuận lợi hơn, bé thông thoáng đường thở, bú ngủ tốt hơn thì mẹ có thể tham khảo rửa mũi cho bé với Bộ xịt rửa mũi Nebial 3% Kit – giải pháp KHÔNG KHÁNG SINH tiên tiến trong điều trị bệnh đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

trẻ bị sổ mũi xanh uống thuốc gì

Bộ sản phẩm gồm:

  • 1 hộp 20 ống Dung dịch muối ưu trương Nebial 3%: hàm lượng muối cao 3% cho khả năng làm sạch mũi nhanh và giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi hiệu quả gấp 2 – 3 lần nước muối sinh lý 0,9% thông thường. Kết hợp cùng Natri Hyaluronate là thành phần dưỡng ẩm tự nhiên trên niêm mạc mũi, giúp bé rửa mũi không bị xót rát
  • 1 dụng cụ rửa mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Rửa mũi voi Sol Buona Spray-sol: phân tán dung dịch thành hàng triệu hạt liti siêu nhỏ chỉ 16 micromet (tương đương máy khí dung mũi họng), đưa dung dịch muối khuếch tán sâu và đồng đều trên toàn bộ khoang mũi, tới cả vùng trên và sau hốc mũi dễ ứ đọng dịch nhầy. Đặc biệt, áp lực xịt nhẹ nhàng và luôn được kiểm soát ổn định dù lực ấn pít tông nhẹ hay mạnh, không làm dịch chảy sang tai gây viêm tai giữa. Từ đó giúp mẹ rửa mũi sạch sâu mà dịu êm, an toàn cho bé

Như vậy, trẻ bị sổ mũi xanh uống thuốc gì thì chúng ta không nên chủ quan mà hãy đưa bé đi khám để được tư vấn đơn thuốc, liều lượng sử dụng phù hợp mẹ nhé! Các thuốc thuộc nhóm kháng histamin có thể cho hiệu quả nhanh trong trường hợp này nhưng không phải trẻ nào cũng cần sử dụng tới. Bên cạnh đó, để an toàn và hiệu quả, giúp con dễ chịu hơn thì mẹ có thể tham khảo rửa mũi cho con.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline