Trẻ bị sốt về chiều và đêm cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Tình trạng trẻ bị sốt về chiều và đêm kèm theo các cơn ho thường là nỗi lo lắng của không ít mẹ bỉm sữa, nhất là trong thời điểm tiết trời đang giao mùa như hiện nay. Thông thường, tình trạng này là dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp. Nhưng nó cũng có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để rõ hơn về vấn đề này. 

1/ Hiện tượng trẻ sốt về chiều và đêm

Trẻ bị sốt về chiều và đêm là một hiện tượng xảy ra khi thân nhiệt của bé tăng cao một cách bất thường vào thời điểm từ buổi chiều cho tới đêm để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Sở dĩ như vậy là bởi trung tâm điều nhiệt trong cơ thể bé bị rối loạn do ảnh hưởng của một số yếu tố có hại, điển hình là do nhiễm khuẩn. Khi trung tâm điều nhiệt bị mất cân bằng, cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng giảm thải nhiệt và đồng thời kích thích tăng sinh nhiệt. 

Đó cũng chính là lý do khi bị sốt, thân nhiệt bé ban đầu có thể giảm (vào buổi sáng) rồi tăng dần lên dẫn tới nóng và ra mồ hôi (vào chiều và đêm).

trẻ bị sốt về chiều và đêm

Khi ốm, vào buổi chiều tối thân nhiệt của bé thường cao hơn

Thông thường, trẻ bị sốt về chiều tối và đêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bé mắc phải các bệnh lý cảm cúm thông thường. Hoặc do sốt siêu vi (sốt virus), sốt xuất huyết hoặc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác. 

Chính vì vậy, tình trạng này không xuất hiện đơn lẻ mà thường kéo theo biểu hiện ho, đau họng, đôi khi là nghẹt mũi, chảy nước mũi. Điều đó khiến cho cơ thể bé bị run, mệt mỏi, khó ngủ và chất lượng giấc ngủ cũng không được tốt. 

2/ Trẻ bị sốt về chiều và đêm là bệnh gì?

Trẻ hay sốt về chiều tối và đêm được coi là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Thường là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. 

Dưới đây là một số nguyên nhân, bệnh lý gây ra tình trạng trẻ bị sốt về chiều và đêm thường gặp nhất:

  • Sốt siêu vi (Sốt virus): sốt cao đặc biệt vào các buổi chiều và đêm muộn, kéo dài liên tục vài ngày. Kèm theo đó là các triệu chứng tại đường hô hấp như sổ mũi, chảy dịch nước mũi, ho, đau vùng hầu họng. Ngoài ra, bé còn có thể cảm thấy đau đầu, đau khắp cơ thể, nổi hạch sưng viêm, da nổi phát ban, viêm kết mạc, nôn ói, rối loạn tiêu hóa,…
  • Cảm cúm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sốt về chiều và đêm. Các triệu chứng của cảm cúm và sốt siêu vi thường khá tương tự nhưng cảm cúm thường ít nguy hiểm và nhanh khỏi hơn. 
  • Sốt xuất huyết: Trẻ có dấu hiệu sốt cao liên tục trên 3 ngày. Các triệu chứng khác kèm theo bao gồm nổi nốt xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, máu răng. Thân nhiệt đang sốt cao bỗng đột ngột hạ xuống, tay chân bé lạnh ngắt, phân có máu đen, bé vật vã, bứt rứt, lừ đừ…
  • Sốt rét: Khác với triệu chứng sốt về đêm ở người lớn, khi bị sốt rét, cơn sốt ở trẻ em thường kéo dài liên tục, có thể có hoặc không kèm theo rét run. Một số bé chỉ có biểu hiện mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu. 
  • Sốt phát ban: Biểu hiện đầu tiên thường là quấy khóc và ăn kém. Sau đó, sốt cao về chiều. Kèm theo đó là ho, chảy nước mũi, mắt đỏ. Khi hạ sốt sẽ dần xuất hiện các vết ban đỏ trên cả người. 
  • Viêm tai giữa: Bên cạnh triệu chứng sốt, biểu hiện rõ nhất của bệnh là bé thường xuyên kéo mạnh hai tai. Nếu quan sát có thể thấy trong tai chảy dịch màu vàng, xanh có thể kèm mùi hôi. Trẻ nghe kém, hay đau tai, ù tai.
trẻ sốt về chiều và đêm

Với những bé hay sốt về chiều thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

  • Viêm phổi: Khi bị viêm phổi, trẻ em có thể bị sốt cao về chiều và đêm hoặc vào ban ngày. Kèm theo đó là triệu chứng thở khò khè, thở rút lõm ngực, chán ăn, nôn ói, lừ đừ. Thậm chí là tím tái môi cùng móng tay. 
  • Sởi: Dấu hiệu phổ biến là sốt cao liên tục kèm theo nhiều cơn ho cùng dịch nhầy nước mũi chảy ra. Đến ngày từ 4 phát bệnh, mặt rồi tới tay chân của bé bắt đầu nổi ban. 
  • Bệnh lao: Trẻ sốt nhẹ về chiều và hay ra mồ hôi trộm. Hiếm khi sốt cao nhưng thường kèm biếng ăn, sụt cân nhanh chóng, hay ho, thậm chí là ho ra máu. 
  • Thương hàn: Bé sốt cao liên tục trên 4 – 5 ngày. Có xu hướng sốt nặng hơn vào ban đêm. Ngực xuất hiện các ban hồng nhạt. Kèm theo đó là tình trạng đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đau đầu, bú kém, sụt cân,…
  • Viêm màng não: Các triệu chứng ở trẻ bị sốt về chiều và đêm thường rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm hay sốt virus. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây co giật, rối loạn ý thức, giảm vận động tay chân, thậm chí là liệt mặt hoặc một phần cơ thể. 
  • Nhiễm trùng tiểu: Bên cạnh triệu chứng toàn thân là sốt cao, bé sẽ cảm thấy khó tiểu, tiểu lắt nhắt, cảm thấy đau, buốt khi đi tiểu. Nước tiểu có màu đục. 
  • Nhiễm trùng huyết: Biểu hiện ban đầu của bệnh à sốt nhẹ về chiều. Sau đó, bệnh biểu hiện rầm rộ hơn với các triệu chứng như thở nhanh, thở gấp, ngủ li bì, bú kém, bỏ ăn, tiêu chảy, nôn mửa, có thể xuất hiện phát ban da…

Ngoài ra, tình trạng các bé sốt cao vào chiều tối cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:

– Nhiệt độ thay đổi đột ngột khi chuyển từ hè sang đông hoặc ngược lại.

– Khi tiêm phòng vào buổi sáng, bé thường sốt nhẹ về đêm trong cùng ngày đó. 

– Trẻ đang mọc răng sữa.

– Bé đổ mồ hôi nhiều do chạy nhảy, chơi đùa dễ bị nhiễm lạnh dẫn tới mệt mỏi sốt nhẹ.

Những nguyên nhân này hầu hết là không quá lo ngại bởi cơn sốt thường không cao và sẽ sớm biến mất, nhất là khi áp dụng các biện pháp hạ sốt.

Tham khảo thêm bài viết: Trẻ em bị sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm

3/ Cách xử lý khi bé sốt về chiều hiệu quả

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, khi thấy bé ho sốt về chiều và đêm cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Bởi sức đề kháng của bé còn yếu. Việc chậm trễ thăm khám có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé.

Nếu thấy biểu hiện trẻ bị sốt về chiều và đêm diễn ra trong thời gian ngắn (dưới 3 ngày), sốt nhẹ và khi chưa có các triệu chứng đặc biệt, cha mẹ có thể tự chăm sóc và xử trí cơn sốt tại nhà cho bé theo 3 nguyên tắc: kiểm soát nhiệt độ, ngăn ngừa sự mất nước và theo dõi các triệu chứng. Cụ thể: 

  • Kiểm soát nhiệt độ: Dùng khăn ấm lau nhẹ nhàng toàn thân cho bé. Cha mẹ cũng có thể sử dụng thuốc hạ sốt nhưng cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ. 
  • Ngăn ngừa sự mất nước: Khuyến khích cho bé uống nhiều nước hơn. Với trẻ sơ sinh thì tăng cường cho bé bú sữa mẹ. Chế biến các món ăn dạng cháo, súp vừa giúp bổ sung nước, dễ nuốt lại cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể bé phục hồi nhanh hơn.
  • Theo dõi các triệu chứng: Thường xuyên đo thân nhiệt cho bé trung bình 2 tiếng/lần. Đồng thời, quan sát xem bé có xuất hiện các biểu hiện bất thường nào không. Nếu thấy bé sốt kéo dài cả ngày lẫn đêm hoặc cơn sốt cao trên 38, 39 độ C,  người tím tái, co giật, nôn ói, tiêu chảy,… cần nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức. 
Đưa bé đi khám khi cơn sốt không có dấu hiệu thuyên giảm

Đưa bé đi khám khi cơn sốt không có dấu hiệu thuyên giảm

Ngoài ra, khi trẻ bị sốt về chiều và đêm, cơ thể bé đang rất yếu do sức đề kháng phải gồng mình lên chống chọi các tác nhân gây bệnh. Do đó, cha mẹ cũng nên chú ý nhiều hơn đến một số vấn đề sau đây:

  • Bổ sung siro Difesa giúp hỗ trợ phòng ngừa, cải thiện và phục hồi hệ miễn dịch giúp bé mau chóng khỏi bệnh nhanh hơn.
  • Thay cho bé những bộ quần áo có chất liệu thấm hút tốt.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho bé với sữa mẹ (với trẻ sơ sinh) và trái cây, rau củ giàu vitamin cùng khoáng chất (với trẻ ăn dặm và lớn hơn) để cải thiện sức đề kháng cho bé.
  • Nếu tắm rửa cho bé cần sử dụng nước ấm, tắm trong không gian kín, không có gió để tránh khiến bé bị cảm lạnh và sốt cao hơn.
  • Không tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho bé bởi nó thường thiếu khoa học, dễ gây biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
trẻ bị sốt về chiều và đêm

Tăng cường sức đề kháng với siro Difesa

Tham khảo sản phẩm Difesa – Siro tăng đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch

Như vậy, có thể thấy được rằng trẻ bị sốt về chiều và đêm là một triệu chứng bất thường cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua. Hãy chủ động đưa bé đi khám để sức khỏe của bé luôn được chăm sóc và bảo vệ một cách toàn diện nhất nhé.

Tham khảo thêm:

Cách hạ sốt cho trẻ bằng chanh nhanh chóng thực hiện thế nào?

Trẻ em sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm? Khi nào thì uống hạ sốt

Trẻ sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày là bị bệnh gì?

Hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em: Nhận biết và cách điều trị

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline