Uống thuốc kháng sinh có ăn đậu xanh được không? Thực phẩm nên tránh

Uống thuốc kháng sinh có ăn đậu xanh được không? Liệu đậu xanh có làm “giã”, mất tác dụng của thuốc kháng sinh?… Buona sẽ cùng bạn tìm câu trả lời đúng trong bài viết.

1/ Uống thuốc kháng sinh có ăn đậu xanh được không?

Uống thuốc kháng sinh có ăn đậu xanh được không

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi lạnh, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng đau, ích khí lực, điều hoà ngũ tạng, rừ được các bệnh nhiệt…

Bên cạnh những lợi ích thanh nhiệt, tốt cho sức khoẻ, đậu xanh còn được dùng trong bài thuốc giải độc khi uống nhầm thuốc (thuỷ ngân, thạch tín…), uống quá liều thuốc (ô đầu, phụ tử…). Vì tác dụng giã thuốc nên theo Đông y, tuyệt đối không dùng đậu xanh cùng hay gần các bài thuốc Đông y để không làm mất tác dụng của thuốc.

Tuy nhiên, uống thuốc kháng sinh có ăn đậu xanh được không thì theoTây y không có những kiêng kỵ này, nên bạn hoàn toàn có thể tiếp tục ăn cháo đỗ xanh khi đang uống thuốc kháng sinh.

Bên cạnh đó, theo Đông y thì những người thuộc trường hợp sau không nên ăn đỗ xanh:

  • Người có thể chất hàn, lạnh: với biểu hiện là chân tay lạnh, thiếu lực, lưng và chân dễ đau nhức, đi ngoài phân lỏng. Lúc này, ăn đỗ xanh làm tăng nguy cơ đau bụng đi ngoài, tỳ dạ dày yếu, lạnh, dễ dẫn tới các bệnh về đường tiêu hoá
  • Đang đói bụng
  • Người hư yếu, đường tiêu hoá kém: do đỗ xanh có nhiều protein, cần nhiều enzym hơn để tiêu hoá. Chức năng đường tiêu hoá kém khi ăn đỗ xanh có thể bị đau bụng đi ngoài
  • Không nên ăn đỗ xanh hàng ngày, chỉ nên khoảng 2 – 3 lần/tuần với người lớn hoặc trẻ > 6 tuổi, mỗi lần một cốc. Trẻ từ 2 – 3 tuổi có thẻ ăn thêm đỗ xanh nhưng chỉ nên dùng với lượng nhỏ. Ăn quá nhiều đỗ xanh có thể gây bệnh đường tiêu hoá, ở nữ giới còn làm tăng nguy cơ các bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, trướng bụng…

2/ Thực phẩm nên tránh khi uống thuốc kháng sinh

Uống thuốc kháng sinh có ăn đậu xanh được không

Bạn không cần lo lắng về việc uống thuốc kháng sinh có ăn đậu xanh được không. Tuy nhiên, sẽ có những điều, những thực phẩm, thuốc hay sản phẩm bảo vệ sức khoẻ khác mà bạn cần chú ý tránh dùng chung với kháng sinh là:

  • Men vi sinh hoặc các sản phẩm có lợi khuẩn: vì kháng sinh bên cạnh việc tiêu diệt các vi khuẩn có hại, nó có thể vô tình ảnh hưởng đến các lợi khuẩn, từ đó làm giảm đáng kể hiệu quả của sản phẩm bạn đang bổ sung. Để hạn chế điều này, bạn nên dùng các sản phẩm cách kháng sinh ít nhất 2 giờ
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa, vì canxi trong sữa khi kết hợp cùng một số loại kháng sinh có thể tạo ra muối canxi không tan, làm giảm tác dụng khi bổ sung sữa đồng thời làm tăng nguy cơ táo bón
  • Rượu: mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy ảnh hưởng khi kết hợp, nhưng rượu và kháng sinh có những tác dụng phụ tương tự nhau, sử dụng đồng thời có thể làm tăng nguy cơ buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ…
  • Thực phẩm giàu axit (cà chua, chanh, socola, bưởi…) vì có thể cản trở quá trình hấp thu của kháng sinh – kém bền vững trong môi trường axit. Nên sử dụng chúng cách kháng sinh 3h

3/ Lưu ý cần biết khi uống thuốc kháng sinh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để sử dụng kháng sinh một cách an toàn thì bạn cần chú ý:

  • Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ
  • Không sử dụng kháng sinh thừa từ lần ốm trước, không chia sẻ hay dùng chung thuốc kháng sinh của mình với người khác
  • Phòng chống nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng và giữ cho cơ thể khoẻ mạnh
  • Để kháng sinh phát huy tác dụng tối đa, giảm bớt tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần uống kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ: đúng thời điểm, đúng liều, đúng thời gian điều trị

Bên cạnh đó, một số thông tin có thể giúp bạn sử dụng kháng sinh hiệu quả hơn:

  • Những kháng sinh nên uống xa bữa ăn (nên uống trước 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn): Nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin…), nhóm cephalosporin (cefuroxime, cefixim…), nhóm macrolid (clarythromycin, azithromycin, erythromycin…)
  • Những kháng sinh nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn: nhóm quinolon (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin…), nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol…), nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin…)

Để hạn chế việc sử dụng kháng sinh, làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh thì với các tình trạng bệnh nhẹ, mới, bạn có thể ưu tiên dùng những kháng sinh tự nhiên như: tỏi, mật ong, nghệ, gừng, dấm, tinh dầu hạt bưởi…

uống thuốc kháng sinh có ăn đậu xanh được không

Ngài ra, khi sử dụng kháng sinh dài ngày ở trẻ nhỏ, một tác dụng phục mà ba mẹ dễ thấy là trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy. Để hạn chế điều này và giúp đường tiêu hoá của con khoẻ mạnh, dự phòng tốt các bệnh đường tiêu hoá trẻ dễ gặp phải thì mẹ có thể tham khảo bổ sung Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem cho bé.

Simbiosistem là men vi sinh có thành phần từ 2 chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LR06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu… ở trẻ. Cùng công nghệ bao phim lipid độc quyền, Simbiosistem cho hiệu quả gấp 5 lần thông thường, tác dụng nhanh và ổn định nên rất phù hợp với các trường hợp cần giảm triệu chứng sớm như tiêu chảy.

Như vậy, uống thuốc kháng sinh có ăn đậu xanh được không thì bạn hãy thoải mái khi ăn, uống chúng nhé. Nhưng quan trọng hơn, bạn hãy chú ý sử dụng kháng sinh đúng cách để hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ và nguy cơ kháng kháng sinh, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline