Betapol® 45 – Chất béo giúp trẻ tăng hấp thu Canxi, Chất béo, đi phân mềm

Uống sữa công thức bị táo bón là vấn đề mà nhiều trẻ gặp phải, khiến ba mẹ phải đau đầu khi cân nhắc có nên đổi sữa cho con? đổi qua loại nào bây giờ?… Trong khi nhiều loại sữa đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng như: vitamin, khoáng chất… hay calo tương đương với sữa mẹ, nhưng thành phần chất béo lại có thể khác biệt đáng kể.

Tuy chỉ chiếm 3 – 4% sữa mẹ nhưng chất béo cung cấp tới 50 – 60% nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh, đồng thời là nhân tố thiết yếu trong quá trình hấp thu dưỡng chất. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung chất béo Betapol® 45 giúp tăng khả năng hấp thu Canxi và chất béo, trẻ đi phân mềm hơn.

Trong bài viết, Buona xin chia sẻ cùng mẹ kỹ hơn về đặc điểm, lợi ích và các bằng chứng khoa học của thành phần đặc biệt này.

1. Betapol® 45 là gì?

Betapol™ là hỗn hợp chất béo đầu tiên và hiện tại vẫn là quan trọng nhất, được phát triển đặc biệt để bắt chước cấu trúc của chất béo tự nhiên có trong sữa mẹ.

Sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và Betapol™ đã được chứng minh có thể làm được điều tương tự. Các nghiên cứu khoa học cho thấy nó tạo điều kiện thuận lợi giúp hấp thụ canxi tối ưu và tăng mật độ xương ở trẻ sơ sinh, đồng thời cải thiện khả năng hấp thụ năng lượng và làm mềm phân. So với sữa công thức truyền thống, sữa công thức cho trẻ sơ sinh có chứa Betapol™ mang lại những lợi ích: Cải thiện khả năng hấp thụ chất béo, Cải thiện sự hấp thụ canxi, Giảm táo bón.

Betapol® 45 là một hỗn hợp chất béo trung tính có nguồn gốc từ dầu thực vật, trong đó khoảng 45% acid palmitic được este hóa ở vị trí giữa (sn-2) của phân tử glycerol. Kết quả là hỗn hợp chất béo trung tính này phù hợp hơn với sự phân bố cấu trúc của acid palmitic trong sữa mẹ và dẫn đến cải thiện khả năng hấp thụ chất béo (năng lượng) cũng như cải thiện sự hấp thụ các khoáng chất như canxi và magie, trẻ đi phân mềm hơn. (1)

2. Betapol® 45 – cơ chế hoạt động

Để hiểu cách thức chất béo Betapol® 45 hoạt động, trước hết chúng ta cần biết về cấu trúc của chất béo nói chung.

betapol

Chất béo được hình thành từ việc gắn kết (este hóa) của 3 axit béo vào các vị trí sn-1, sn-2 và sn-3 trên một phân tử glycerol (sn là viết tắt của “stereospecific numberin” – vị trí gắn kết hóa học).

Trong sữa mẹ, có nhiều loại axit béo khác nhau nhưng acid palmitic là acid béo bão hòa chính. Và khoảng 70% acid palmitic được gắn kết ở giữa – vị trí sn-2. Trong khi ở sữa công thức, tỷ lệ này chỉ khoảng 20%. Vị trí gắn kết cụ thể của acid palmitic này rất khó có được, kể cả khi chúng ta sử dụng các loại dầu thực vật. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc hấp thu, tiêu hóa và chuyển hóa chất béo, canxi… trong sữa ở trẻ sơ sinh.

Betapol® 45 tăng canxi hấp thu

Khi triglycerid được tiêu hóa, các axit béo ở vị trí sn-1 và sn-3 sẽ được giải phóng dưới dạng tự do bởi các enzyme tiêu hóa, để lại axit béo ở vị trí sn-2 dưới dạng monoglyceride được hấp thu tại ruột non.

Axit béo palmitic cũng được hấp thu thuận lợi hơn khi ở vị trí sn-2 thay vì dạng tự do. Mặt khác, acid palmitic tự do có xu hướng liên kết với các khoáng chất như canxi và tạo thành “xà phòng canxi” – một dạng hợp chất canxi không tan, bài tiết ra ngoài theo phân và khiến phân cứng. Chính vì lý do này mà sữa mẹ hay Betapol® 45 – với tỷ lệ acid palmitic ở vị trí sn-2 cao – giúp trẻ hấp thụ canxi, axit béo tốt hơn, đi phân mềm hơn.

3. Bằng chứng khoa học

Nghiên cứu được thực hiện bởi VP Carnielli và cộng sự (Khoa Nhi, Bệnh viện Nhi Sophia, Rotterdam, Hà Lan) trên 3 nhóm, gồm 9 trẻ đủ tháng khỏe mạnh từ 5 tuần tuổi, được chỉ định ngẫu nhiên nhận một trong ba công thức:

  • Công thức beta (giống với sữa mẹ nhất): 24% acid palmitic, 66% được gắn kết với vị trí sn-2.
  • Công thức trung gian: 24% acid palmitic, 66% được gắn kết với vị trí sn-2.
  • Công thức thông thường: 20% axit palmitic; 13% được este hóa ở vị trí sn-2.

Kết quả cho thấy, khả năng hấp thụ chất béo cao nhất ở trẻ bú sữa công thức beta (97,6 +/- 0,9%), ở nhóm trung gian là 93,0 +/- 1,8% và thấp nhất ở nhóm công thức thông thường (90,4 +/- 4,6 %). Sự mất canxi qua phân ở nhóm beta cũng thấp hơn đáng kể so với hai nhóm còn lại (43,3 +/- 18,1 so với 59,9 +/- 15,1 ở nhóm trung  gian và 68,4 +/- 22,3 mg/kg/ngày ở nhóm thông thường). (2)

Nghiên cứu khác được thực hiện tại khoa Nhi, Bệnh viện Nhi Regina Margherita, Đại học Turin, Turin, Ý cũng cho kết quả khả quan tương tự. 168 trẻ đủ tháng gặp các vấn đề về tiêu hóa, nôn trớ, táo bón được lựa chọn tham gia thử nghiệm để đánh giá hiệu quả của sữa công thức mới có chứa hàm lượng cao acid palmitic gắn ở sn-2, oligosaccharide và đạm thủy phân một phần. Nhóm trẻ dùng sữa công thức mới có tần suất đi ngoài tăng 0,6 từ ngày 1 – 7 và tăng 0,53 từ ngày 7 – 14. Số lần nôn trớ giảm 1,31 lần sau 14 ngày. (3)

Hay nghiên cứu trên trẻ sinh non tại Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng Trẻ em MRC, Viện Sức khỏe Trẻ em, Luân Đôn cũng cho thấy công thức giàu axit palmitic ở vị trí sn-2 cũng cải thiện khả năng hấp thu canxi và chất béo, giảm sự hình thành xà phòng canxi không tan trong phân, cung cấp cao năng lượng, giúp tiêu phân mềm ở trẻ sinh non so với các công thức thông thường. (4)

Để bổ sung thành phần axit béo đặc biệt này cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo dùng sản phẩm Buonavit D3Forte cho con:

D3Forte bổ sung Betapol® 45

+ Bổ sung vitamin D hàm lượng cao cho bé ( giọt tương đương 800UI).
+ Công thức độc đáo sử dụng hỗn hợp chất béo trung tính giàu beta palmitate Betapol® 45 – được cấp bằng sáng chế tại Châu Âu. Betapol được chứng minh giúp tăng khả năng hấp thu canxi và các acid béo trong cơ thể. Đồng thời giảm sự hình thành các ”bọt canxi” giúp trẻ tránh bị lắng đọng canxi, đi phân mềm và không bị nóng.
+ Bổ sung thêm DHA, Vitamin E và Acid Nervonic hỗ trợ phát triển hệ thần kinh và trí não.
+ Vị siro không cay dễ uống.

Buonavit D3Forte là hàng nội địa Italy 100% và hiện được phân phối chính hãng tại Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

Tài liệu tham khảo:

(1) https://www.ulprospector.com/en/eu/Food/Detail/4376/200520/BETAPOL-45

(2) Carnielli VP, Luijendijk IH, Van Goudoever JB, Sulkers EJ, Boerlage AA, Degenhart HJ, Sauer PJ (1996) Structural position and amount of palmitic acid in infant formulas: effects on fat, fatty acid, and mineral balance J Pediatr Gastroenterol Nutr 23(5) 553-60

(3) Savino F, Maccario S, Castagno E, Cresi F, Cavallo F, Dalmasso P, Fanaro S, Oggero R, Silvestro L (2005) Advances in the management of digestive problems during the first months of life Acta Paediatr Suppl 94(449)120-124

(4) Lucas A, Quinlan P, Abrams S, Ryan S, Meah S, Lucas PJ (1997) Randomised controlled trial of a synthetic triglyceride milk formula for preterm infants Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed 1997 77(3)F178-84

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline