Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ do nguyên nhân nào? 3 cách xử lý

Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ là một triệu chứng bất thường khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy tình trạng này xuất phát từ nguyên do nào, có nguy hiểm hay không và cách xử trí ra sao? Tất cả sẽ được Buona giải đáp trong bài viết dưới đây.

1/ Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ do nguyên nhân nào?

Hiện tượng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ có thể xuất phát từ vô số các nguyên nhân khác nhau. Sở dĩ xảy ra hiện tượng chảy máu mũi là do trong niêm mạc mũi thường có rất nhiều mạch máu nhỏ. Do tình trạng chảy máu cam trước khi ngủ chưa được xử lý triệt để, nên máu sẽ tiếp tục chảy trong mũi ở giấc ngủ của bé mà không có sự kiểm soát.

Hơn nữa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có lớp niêm mạc mũi còn khá mỏng manh. Do đó, khi khu vực này bị kích thích có thể làm vỡ các mạch máu và dẫn tới chảy máu cam. Một số yếu tố gia tăng nguy cơ trẻ bị chảy máu cam khi ngủ phải kể tới như:

Chảy máu mũi vô căn

Thực tế, có rất nhiều trường hợp bé chảy máu mũi không rõ nguyên nhân từ đâu (tới 90%). Thông thường, nếu rơi vào tình trạng này phần lớn là lành tính và không đáng nguy hại. Bởi vậy trong khi ngủ, máu thường sẽ tự chảy và tự cầm.

trẻ bị chảy máu cam khi ngủ

Bé chảy máu mũi vô căn thường không đáng lo ngại

Tuy nhiên, trong trường hợp chảy máu mũi kéo dài hoặc lượng máu chảy quá nhiều thì cha mẹ vẫn cần phải cảnh giác và nhanh chóng đưa bé đi khám để được hỗ trợ và điều trị kịp thời. 

Niêm mạc mũi bị khô gây chảy máu

Đây là một nguyên nhân cũng rất phổ biến gây ra tình trạng bé bị chảy máu cam khi ngủ. Khi niêm mạc mũi bị khô sẽ dẫn tới tình trạng nứt nẻ và gây chảy máu.

Niêm mạc mũi bị khô gây chảy máu cam

Niêm mạc mũi bị khô rất dễ dẫn tới tình trạng chảy máu cam

Niêm mạc mũi của bé bị khô có thể xuất phát từ việc cơ thể bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Cụ thể ở đây là thiếu hụt vitamin C. Ngoài ra, một số yếu tố gia tăng tình trạng khô căng ở mũi của bé bao gồm thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp hay lạm dụng việc hút mũi. 

Niêm mạc mũi của trẻ còn mỏng và nhạy cảm, mẹ chỉ nên hút mũi khi thực sự cần thiết. Nếu không có máy hút mũi, mẹ cần sử dụng dụng cụ hút mũi với lực vừa phải. Để hạn chế việc phải hút mũi thường xuyên cho trẻ, bạn nên nhỏ hoặc rửa mũi cho bé với muối ưu trương Nebial 3%. Với hàm lượng muối cao cùng chất dưỡng ẩm Natri Hyaluronet, Nebial 3% giúp làm loãng dịch nhầy nhanh và hiệu quả, bé rửa mũi không bị xót rát và niêm mạc mũi được phục hồi.

Do bé ngoáy mũi làm mao mạch tổn thương

Trường hợp bé hay ngoáy mũi cũng là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ. Trong giấc ngủ, có không ít bé thực hiện hành động ngoáy mũi, thọc tay vào mũi trong vô thức. Nhất là khi cảm thấy mũi bị ngứa ngáy khó chịu. Đây là một thói quen xấu bởi nó làm các mao mạch bên trong mũi bị tổn thương. Tình trạng này càng dễ xảy ra hơn ở các trẻ nhỏ có móng tay dài, nhọn do không cắt tỉa thường xuyên.

ngoáy mũi khi ngủ làm niêm mạc tổn thương

ngoáy mũi khi ngủ làm niêm mạc tổn thương

Khi mao mạch bị tổn thương sẽ làm các mạch máu bị vỡ và dẫn tới tình trạng bé ngoáy mũi khiến niêm mạc bị tổn thương chảy máu. Thậm chí, nếu tay không sạch sẽ mà lại đưa vào mũi còn làm gia tăng nguy cơ gây nhiễm trùng rất nguy hiểm. 

Tham khảo ngay: Bé hay dụi mũi thường xuyên nguyên nhân do đâu?

Dị ứng gây ra hiện tượng chảy máu cam khi ngủ

Một số trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn hay lông của vật nuôi. Phản ứng dị ứng không trực tiếp gây ra tình trạng chảy máu cam. Thông thường, nguyên nhân này rất khó để xác định, nhưng cha mẹ cũng cần lưu tâm để phòng tránh cho bé sau này.

Nhưng khi bị dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ khiến cho mũi của bé ngứa mũi liên tục. Nhiều bé không chịu được sẽ đưa tay gãi, ngoáy mũi mạnh, vô tình từ đó khiến mũi chảy máu cam.

trẻ bị chảy máu cam khi ngủ

Bé bị dị ứng đưa tay lên gãi, thọc vào mũi cũng gây chảy máu cam

Ngoài ra, một số trường hợp cha mẹ sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi chứa thành phần kháng histamin hay chứa steroid để chữa dị ứng cho bé cũng có thể khiến cho mũi bị khô đi, tổn thương và dẫn tới chảy máu. 

Do trẻ xì mũi quá mạnh

Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang,…có biểu hiện là hắt hơi. Lúc này, dịch nhầy trong mũi tăng tiết làm bé nghẹt mũi, tắc mũi. Theo bản năng trẻ xì mũi mạnh để đẩy nước mũi và dịch ra sẽ khiến niêm mạc tổn thương và chảy máu.

do xì mũi quá mạnh

Mũi trẻ bị chảy máu khi xì mũi quá mạnh

Nhiều bé có thói quen xì mũi thật mạnh để đẩy hết dịch mũi ra bên ngoài. Tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ cũng do việc vô tình làm tổn thương niêm mạc mũi và gây ra.

Khi trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp trên, mẹ có thể tham khảo và cho con sử dụng sản phẩm nước muối ưu trương Nebial 3%. Dung dịch muối ưu trương là giải pháp hỗ trợ điều trị không kháng sinh ở các bệnh lý về đường hô hấp.

Xem ngay sản phẩm Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé

dung dịch nước muối nebial 3

Một số nguyên nhân gây chảy máu cam khác

Bên cạnh đó, một số yếu tố gia tăng nguy cơ khiến giấc ngủ của bé gián đoạn và xảy ra hiện tượng chảy máu mũi còn phải kể tới như: 

  • Mũi bị tổn thương do va đập vật lý. Có thể là bị ngã hay đập vào các vật cứng.
  • Trong mũi của bé có vật lạ vô tình bị rơi vào.
  • Bé bị lệch vách ngăn mũi hoặc bị polyp mũi.
  • Thay đổi hormone trong cơ thể của trẻ
  • Trẻ có sự thay đổi về yếu tố tâm lý
  • Trẻ bị mắc chứng  rối loạn quá trình đông máu hoặc bệnh cao huyết áp
  • Trẻ bị nóng trong người.

2/ Khi bé bị chảy máu cam khi ngủ có nguy hiểm không?

Thực tế, trẻ bị chảy máu cam khi ngủ có nguy hiểm hay không còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu cam là gì.

Với các trường hợp tự phát nhưng lượng máu ra ít và có thể tự cầm lại được, cha mẹ không cần phải quá lo lắng. 

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và còn khá yếu. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng chảy máu cam thường là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bé đang gặp vấn đề.

chảy máu cam có nguy hiểm không

Những tác hại đến sức khỏe của bé khi mũi chảy máu cam

Do đó, nếu thấy bé bị chảy máu cam khi ngủ về đêm, cha mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi xem ngoài chảy máu cam còn có triệu chứng bất thường nào không. Ví dụ như sốt cao hay đau đầu, chóng mặt, da dẻ nhợt nhạt,đi cầu hay tiểu ra máu…

Tốt nhất là nên chủ động đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Tránh trì hoãn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cùng sự phát triển của bé trong tương lai. 

Đặc biệt, với trường hợp bé bị chảy máu cam kèm sốt kéo dài trên 15 phút, không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải tìm đến bác sĩ. Bởi rất có thể bé đang mắc phải bệnh sốt xuất huyết hay sốt chikungunya đặc biệt nguy hiểm.

3/ Cách chữa chảy máu mũi khi ngủ ở trẻ em

Khi thấy trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ, điều đầu tiên là cha mẹ cần phải bình tĩnh và dỗ dành cho bé. Sau đó, lần lượt làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định bên mũi bé bị chảy máu

Thông thường, máu mũi sẽ chỉ chảy ra ở một bên. Tuy nhiên, khi thấy máu mũi bị chảy, bé thường có phản xạ dụi mũi để lau máu đi khiến chúng ta rất khó để xác nhận máu cam chảy ra từ bên nào. 

Do đó, khi thấy trẻ bị chảy máu cam khi ngủ, cha mẹ cần ngăn không cho bé dụi mũi. Sau đó, lấy khăn giấy sạch nhẹ nhàng lau máu chảy ra bên ngoài. Lưu ý để bé hơi nghiêng đầu về phía trước sẽ thấy rõ bên mũi nào chảy máu hơn. Cũng như tránh tình trạng máu cam chảy ngược xuống dưới họng khiến bé nuốt vào.

Bước 2: Đánh thức và cầm máu cho bé

Lúc này cha mẹ cần đánh thức trẻ để tránh trường hợp khiến trẻ bị sặc. Sau đó dùng ngón tay đè nhẹ lên cánh mũi của bé và để bé hơi ngửa đầu về phía trước một chút. Duy trì tư thế này 5 – 10 phút giúp máu ngừng chảy.

trẻ bị chảy máu cam khi ngủ

Hơi ngửa đầu khi cầm máu cho bé

Lưu ý:

  • Không bóp phần xương sống mũi.
  • Không ấn một bên cánh mũi.
  • Không nên thả tay ra quá sớm rồi lại lặp lại các thao tác quá nhiều lần có thể gây phản tác dụng.

Bước 3: Chăm sóc sau cầm máu khi ngủ cho trẻ

Sau khi thấy máu đã ngừng chảy, cha mẹ để bé nghỉ ngơi trong trạng thái tĩnh và coi chừng tình trạng này một thời gian ngắn khi trẻ tiếp tục ngủ lại và đảm bảo bé không bị chảy máu cam nữa. Trong trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy ra thì nên đặt bé nằm nghiêng sẽ giúp máu cam chảy hết ra ngoài. 

Cố gắng tránh không cho bé nuốt phải máu cam vì nó có thể gây ngộ độc, nôn mửa. Thậm chí là khiến bé đau bụng vô cùng khó chịu. 

Sau khi đảm bảo tình trạng chảy máu mũi của bé đã hết hoàn toàn, cha mẹ có thể cho bé đi ngủ lại. Lúc này, nên kê gối cao đầu cho bé và duy trì cho bé một tư thế ngủ thật thoải mái. 

Tốt nhất là nên để bé nằm nghiêng sang một bên. Ngoài ra theo các mẹo chữa chảy máu cam ở trẻ em, cha mẹ cũng có thể bôi vaseline để giúp giữ ẩm và phục hồi niêm mạc mũi nhanh hơn. 

Vừa rồi là những chia sẻ của Buona về tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ. Hy vọng với những thông tin này, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như các xử lý nếu bé bị chảy máu mũi hợp lý, an toàn.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline