Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên nguyên nhân do đâu? Cần làm gì

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là sao? Rất nhiều ba mẹ thấy con đang ngủ bỗng dưng khóc thét lên không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn không nên quá hoảng sợ mà hãy để ý một số dấu hiệu để nhận biết chuyện gì đang xảy ra. Cùng tìm hiểu rõ hơn thông tin trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên trong bài viết dưới đây.

1/ Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có sao không

Thông thường, bé đang ngủ tự nhiên khóc là hiện tượng phổ biến, không phải là tình trạng cảnh báo nguy hiểm. Bởi lẽ khóc là một phương thức giao tiếp chính của các bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ mới sinh chưa đến 3 tháng tuổi sẽ luôn khóc thét trong khi ngủ. 

bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Về cơ bản, đa số các trường hợp bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên giống như một sự cảnh báo tình trạng đặc biệt nào đó. Các bé sau khi sinh chưa thể thích nghi ngay với môi trường sống vì nó hoàn toàn khác với môi trường trong bụng mẹ. Do đó, có thể xem việc bé đang ngủ tự dưng khóc là một hiện tượng sinh lý bình thường.

Tuy vậy, nếu hiện tượng này liên tục kéo dài thì rất có thể do một số nguyên nhân bệnh lý khiến giấc ngủ của con bị ảnh hưởng. Về lâu dài, trẻ sẽ bị thiếu ngủ và gặp những vấn đề về sức khỏe như:

  • Phản ứng chậm, nhận thức kém
  • Tăng cân chậm, hạn chế phát triển chiều cao
  • Tăng áp lực máu não
  • Huyết áp cao
  • Tim đập nhanh
  • Sức đề kháng suy giảm, sức khỏe không đảm bảo

2/ Nguyên nhân khiến tự nhiên khóc thét khi đang ngủ

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, từ độ tuổi, môi trường đến các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ tự nhiên khóc khi đang ngủ mẹ có thể tham khảo để xem bé nhà mình đang có vấn đề gì.

Giai đoạn ngủ sinh lý bình thường

Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ từ 16-20 giờ mỗi ngày, và có khoảng 9 tiếng vào ban đêm. Giấc ngủ vào ban đêm sẽ được chia thành nhiều giấc ngủ ngắn. Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ có 2 loại giấc ngủ là giấc ngủ nhanh và giấc ngủ sâu. 

giai đoạn ngủ sinh lý

Khi trẻ đột nhiên khóc thét lên trong lúc ngủ, nhiều khả năng do bé đang chuyển giai đoạn ngủ. Bởi vậy có thể coi việc con ngủ hay khóc thét là một sự phát triển sinh lý bình thường. 

Trẻ gặp ác mộng hoặc giấc ngủ kinh hoàng

Bé 2 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể do con đang rơi vào giấc ngủ kinh hoàng: ở giai đoạn 3 và 4 của NREM. Khi đó, bé sẽ vừa khóc, hơi kích động và lăn lộn xung quanh. Ngoài ra, còn có biểu hiện thở nhanh, mơ màng, ra mồ hôi nhiều và không có ý thức. Ở tình huống này, dù bé thức nhưng mẹ có thể sẽ khó dỗ được bé nín. Thông thường, giấc ngủ này sẽ kết thúc và bé sẽ ngủ ngon trở lại sau 30 phút từ khi nó bắt đầu.

Bên cạnh đó, con cũng có thể gặp ác mộng dẫn đến khóc thét lên khi đang ngủ. Không giống giấc ngủ kinh hoàng, ác mộng xảy ra trong giấc ngủ REM. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không rõ ràng nhưng hầu hết chuyên gia đều khuyên ba mẹ không nên để trẻ nô đùa quá mức vào ban ngày để tránh tình trạng hệ thần kinh vẫn còn hưng phấn vào ban đêm.

Do trẻ bị đói

Đói cũng là nguyên nhân khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên. Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ đều có dạ dày nhỏ không thể chứa được nhiều lượng sữa. Bởi vậy, con sẽ hay tỉnh giấc vào ban đêm vì đói và dậy đòi ăn. Biểu hiện của trẻ bị đói là tiếng khóc ngắn, có lúc khóc thét nhưng cũng có lúc lại trầm thấp, lên xuống thất thường.

bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Do muốn được bế

Biểu hiện bé 1 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể do con muốn được bế. Điều này sẽ hay gặp ở trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu nhất. Bởi lẽ, con vẫn còn quen với khi còn ở trong bụng mẹ nên đã quen với cảm giác được bao bọc và an toàn. Do đó, nếu chưa thích nghi với môi trường bên ngoài, bé sẽ chưa thể yên tâm khi ngủ và thường muốn được ôm và vỗ về.

Do bé ngủ không đúng giờ

Nhiều bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là do mẹ cho bé đi ngủ không đúng giờ. Nếu bé ngủ quá sớm, cơ thể con sẽ không sản xuất đủ Melatonin và khiến bé ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh dậy và khóc toáng lên. Trong khi đó, ngủ quá muộn sẽ khiến con mệt mỏi, dễ sợ hãi và khóc thét nửa đêm. 

bé ngủ không đúng giờ

Do gặp vấn đề về tiêu hóa

Trẻ có dấu hiệu co thắt bất thường nếu bị mất cân bằng vi sinh đường ruột. Em bé ngủ đột nhiên khóc thét lên do các cơn đau quặn vì vấn đề ở hệ tiêu hóa. Biểu hiện của trường hợp bé đang ngủ tự nhiên khóc thét này là gồng đỏ mặt, người uốn cong, hay tay nắm chặt và khóc dữ dội. Nếu trường hợp này xảy ra thì không còn là hiện tượng sinh lý bình thường nữa vì nếu kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến trí tuệ của bé. Con có thể bị giảm khả năng nhận thức hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Do trẻ bị thiếu canxi và vitamin D3K2

Còi xương, thiếu dinh dưỡng có thể khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu vitamin D3K2 và canxi. Khi đó, bé sẽ thường xuyên có các biểu hiện như ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, hay có các vệt xước nhỏ ở móng tay. 

thiếu canxi và vitamin D3K2

3/ Cách khắc phục cho bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng khóc thét ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trước tiên rồi lựa chọn giải pháp sao cho phù hợp. Thông thường, nhiều bé sẽ không cần ba mẹ ôm ấp và vỗ về mà vẫn có thể trở lại giấc ngủ bình thường, trong khi những bé khác khóc thét dữ dội là một báo hiệu đang gặp vấn đề bất thường nào đó. Ba mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để hạn chế tình trạng khóc thét nửa đêm ở trẻ.

Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ

Việc cho bé ngủ quá sớm hay quá muộn đều không tốt vì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Bởi vậy, ba mẹ nên thiết lập giờ giấc đi ngủ phù hợp cho bé để con có thể thích nghi và quen dần với lịch đó.

tạo thói quen

Cho bé ăn no trước khi ngủ

Đói là một nguyên nhân phổ biến khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý cho bé ăn no trước khi ngủ để hạn chế tình trạng này và giúp giấc ngủ của con không bị gián đoạn.

Đảm bảo không gian phòng ngủ lý tưởng

Một không gian yên tĩnh, thông thoáng, không có tiếng ồn sẽ góp phần giúp con ngủ ngon giấc hơn. Bởi lẽ, con sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không bị làm phiền bởi tiếng nhiễu. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý nhiệt độ phòng để không làm ảnh hưởng đến bé.

Bổ sung canxi và dinh dưỡng

Có thể tắm nắng cho con thường xuyên để bổ sung D3, và canxi giúp bé ngăn ngừa nguy cơ còi xương. Bên cạnh đó, cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là các món ăn giàu canxi để giúp con phát triển tốt. Nhờ đó, tình trạng khóc đêm của bé cũng thuyên giảm và con sẽ dễ dàng có giấc ngủ ngon hơn.

bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Một số mẹo xoa dịu bé khóc thét

Các mẹ có thể thử một số mẹo nhỏ giúp xoa dịu và dỗ trẻ nín khóc như sau:

  • Bế bé đi lại, đung đưa bằng nôi hoặc võng
  • An ủi vỗ về bé nếu con gặp ác mộng
  • Xoa lưng, trò chuyện với bé nếu con không ngừng khóc
  • Liên hệ bác sĩ nếu thấy bé khóc thét do mọc răng
  • Trong trường hợp bé khóc thét liên tục và kéo dài trong nhiều ngày, ba mẹ cần cho con đi khám để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và áp dụng cách điều trị sao cho phù hợp.

Về cơ bản, bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là một hiện tượng không đáng lo ngại. Đa phần các trường hợp xảy ra đều do nguyên nhân sinh lý mà không phải là bệnh lý. Ba mẹ nên chú ý chăm sóc bé thật tốt mỗi ngày để con tránh được nguy cơ bị biếng ăn, còi xương, sụt cân và ngủ kém. Hãy thường xuyên theo dõi bé để phát hiện những dấu hiệu bất thường và đưa con đi khám.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline