Bé hay đạp chân xuống giường khi ngủ có vẻ như một thói quen “lạ”. Nhưng ở trẻ em, hành vi này có sao không? có hết khi trẻ lớn không và ba mẹ nên làm gì?…
1/ Tình trạng bé hay đạp chân xuống giường khi ngủ
Trên thực tế, chuyển động cơ thể trong khi ngủ là khá bình thường ở trẻ sơ sinh, bao gồm cà hành vi bé hay đạp chân xuống giường khi ngủ.
Khi ngủ, vỏ não sẽ ức chế tất cả các hoạt động của não bộ liên quan đến vận động ý thức, còn các vận động vô thức (nhịp tim, nhịp thở, nhu động ruột…) vẫn làm việc bình thường. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, não bộ phát triển chưa hoàn thiện nên khi ngủ, một số vùng vận động ý thức không bị ức chế hoàn toàn nên bé vẫn có thể cử động chân tay hoặc biểu hiện cảm xúc (mỉm cười, rên rỉ, khóc…) thoáng qua.
Thế nhưng, nếu bạn nhận thấy các chuyển động này là quá mức thì đây có thể là dấu hiệu của vấn đề tiềm ẩn nào đó, điển hình như chứng rối loạn vận động chân tay định kỳ ở trẻ em (PLMD). Bạn nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ làm rõ và tư vấn có cần điều trị thêm hay không.
PLMD là chứng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến não, cột sống và các dây thần kinh kết nối. Nó gây ra các cử động không kiểm soát và lặp đi lặp lại trong khi ngủ, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian ngủ và gây sự mệt mỏi vào ban ngày. Các trẻ PLMD cũng thường mắc hội chứng chân không yên (RLS) là một nhu cầu không thể kiểm soát được để cử động chân khi thức.
Các triệu chứng điển hình của PLMD mà ba mẹ có thể tham khảo để phân biệt là:
- Trẻ chuyển động chân thất thường trong khi ngủ (đá, giật chân, co giật hoặc uốn cong bàn chân). Các chuyển động ngắn sau mỗi 20 – 40 giây, xảy ra theo cụm và có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, có thể đến rồi đi và có thể không xảy ra hàng đêm.
- Các vấn đề về sức khoẻ hành vi vào ban ngày: lo lắng, tức giận, trầm cảm, hiếu động thái quá, khó chịu, bốc đồng, kém tập trung
- Trẻ ngủ gật vào ban ngày
- Trẻ khó đi ngủ, ngủ không sâu giấc, hay lăn qua lăn lại trên giường
2/ Khi bé đạp chân xuống giường khi ngủ cần làm gì?
Nhìn chung, bé hay đạp chân xuống giường khi ngủ là sinh lý bình thường. Tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian và hết hẳn khi trẻ 5, 6 tuổi lúc hệ thần kinh đã hoàn thiện.
Nhưng chúng ta cũng cần chú ý đến một số yếu tố có thể làm gia tăng tình trạng này để loại bỏ chúng như:
- Cảm xúc mạnh khi bé thức: ức chế, quấy khóc…
- Bé vận động thể chất quá nhiều
- Bé bị bệnh: sốt, đau đớn, khó chịu, quấy khóc…
- Yếu tố vi lượng: thiếu vitamin D, canxi, magie, photpho…
- Những kích thích sinh lý: mắc tiểu, mắc đi ngoài, rối loạn nhu động ruột…
Ngoài ra, ba mẹ cũng đừng quên:
- Sắp xếp không gian ngủ của trẻ an toàn, tránh để đồ chơi, bình sữa, các vật dụng khác trên giường. Nếu bé hay lăn lộn thì cần che chắn cẩn thận
- Không nên đánh thức trẻ khi con đạp chân tay
- Bổ sung dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các nhóm chất cho bé
- Bổ sung vitamin D3 theo khuyến cáo (400 IU/ngày cho trẻ liên tục từ 0 – 18 tháng tuổi) để hấp thu canxi tối ưu. Có thể chọn sản phẩm Vitamin D3 + DHA để hỗ trợ hệ thần kinh của bé phát triển tốt hơn
- Thiết lập không gian ngủ tốt cho trẻ: yên tĩnh, ít ánh sáng, giường ngủ thoải mái, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử 2 giờ trước khi đi ngủ
3/ Làm sao để giúp bé ngủ ngon, an toàn?
Nếu bé thường xuyên khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc… thì mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin. Melatonin tinh khiết, dạng nhỏ giọt sẽ là sự lựa chọn hiệu quả và an toàn.
Melatonin là một hormon tự nhiên được tiết ra bởi tuyến tùng trong cơ thể, tăng tiết vào ban đêm và giảm tiết vào ban ngày, theo đó điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ. Nhưng vì một lý do nào đó, quá trình này bị rối loạn nên cơ thể bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Bổ sung melatonin sẽ hỗ trợ thiết lập lại nhịp sinh học, rèn nếp ngủ một cách tự nhiên.
Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin là an toàn và không ảnh hưởng đến quá trình tiết melatonin nội sinh trong cơ thể, không ảnh hưởng tới hệ thần kinh, không gây lệ thuộc.
Như vậy, nhìn chung bé hay đạp chân xuống giường khi ngủ thì ba mẹ không cần lo lắng quá nhé. Nhưng cũng đừng quên quan sát chú ý để phát hiện sớm những bất thường xảy ra. Chúc bé và gia đình có những giấc ngủ ngon tròn giấc!