Những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần lưu ý

Những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh là chỗ nào? Ba mẹ cần biết những vùng cơ thể này của bé để giữ ấm giúp con tránh bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, các nguyên tắc giữ ấm cũng là thông tin quan trọng ba mẹ cần biết để giúp con tránh được các bệnh về hô hấp khác. Cùng tham khảo bài viết này để biết trẻ sơ sinh cần giữ ấm những bộ phận nào.

1/ Những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ cần biết bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh vì trẻ nhỏ không thể tự chỉnh trang phục của bé để phù hợp với nhiệt độ của thời tiết. Vậy trẻ sơ sinh nên giữ ấm những bộ phận nào?

Đầu và cổ

Đây là hai trong những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh quan trọng bậc nhất ba mẹ nên chú ý. Bởi lẽ, đầu và cổ dễ tiếp xúc với không khí lạnh nhất. Đầu là nơi tản nhiệt nhiều, nếu không được giữ ấm thì bé sẽ dễ bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, nếu đầu bé bị lạnh lâu ngày còn khiến con bị đau đầu mãn tính và dễ gặp nhiều căn bệnh khác.

những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh

Trong khi đó, cổ có ít mỡ nên càng dễ bị nhiễm lạnh. Đây cũng là một trong các bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh nhưng nhiều mẹ thường quên mất. Thông thường, bộ phận này được các chuyên gia sức khỏe sờ vào để phán đoán nhiệt độ của trẻ. Do vậy, cổ càng không nên bị lạnh.

Bạn có thể cho trẻ đội mũ và choàng khăn để giữ ấm. Tuy nhiên, nên chọn mũ có độ rộng vừa đầu và bằng chất liệu có thể thấm hút tốt. Đối với khăn, bạn nên chọn chất liệu phù hợp, tránh kích thích khiến da trẻ bị dị ứng. 

Giữ ấm lưng

Lưng cũng cần được giữ ấm vừa phải. Bởi lẽ, nếu mồ hôi ở lưng mà không được lau sẽ thấm ngược vào cơ thể khiến trẻ nhiễm lạnh. Việc giữ ấm lưng có thể giúp trẻ phòng ngừa một số bệnh mùa lạnh, nhất là chứng cảm mạo.

giữ ấm lưng

Ba mẹ nên mặc cho con quần áo thích hợp khi ngủ, đủ ấm nhưng không nên quá dày vì nếu đổ mồ hôi mà bạn không lau kịp thời thì hơi lạnh dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Bụng

Trong những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh, không thể kể thiếu vùng bụng. Bụng là nơi tập hợp của nhiều bộ phận bên trong cơ thể như đường ruột, gan, thận, dạ dày. Bởi vậy, việc duy trì độ ấm cho bụng là rất cần thiết để các cơ quan trên hoạt động khỏe mạnh và bình thường. Nếu bạn không giữ ấm bụng cho bé, con có thể bị đau bụng, tiêu hóa kém, tiêu chảy hay cảm mạo.

Nếu là mùa đông lạnh, mẹ có thể mặc thêm yếm cho trẻ để đảm bảo bụng được giữ ấm. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn quần áo cho trẻ có chất liệu mềm mại và thấm hút tốt.

Bàn tay, bàn chân

Lòng bàn chân và bàn tay là một trong những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh ba mẹ không được bỏ qua. Bàn chân chứa nhiều huyệt và mạch và một bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của trẻ. Không những thế, vì chân ở xa tim và có lớp mỡ mỏng nên tự giữ ấm là rất kém. Bởi vậy, nếu không được giữ ấm bộ phận này trẻ có thể bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp như cúm, ho…Lòng bàn tay trẻ cũng được giữ ấm nhưng cần đảm bảo không bị đổ mồ hôi.

những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh

Bạn nên chọn bao tay, tất chân cho bé có chất liệu bông đơn thuần, không nên quá dày để vừa tạo cảm giác ấm áp nhưng vẫn thông thoáng và không bị mồ hôi.

2/ Có thể giữ ấm cho trẻ sơ sinh bằng những cách nào

Trẻ sơ sinh dễ bị cảm lạnh khi mùa lạnh về, bắt đầu thời điểm giao mùa. Quan tâm đến những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng để giúp con tránh nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp. Vậy làm thế nào để giữ ấm đúng cách cho trẻ, dưới đây là những gợi ý cho mẹ:

Giữ ấm cho bé khi tắm

Vào mùa đông, ba mẹ cần chú ý không nên cho bé tắm quá sớm hoặc quá muộn trong ngày. Thời gian lý tưởng nhất để tắm cho con là 10h-10h30 hoặc sau 13h-16h. Ngoài ra, cũng chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần một tuần và không kéo dài quá 5 phút mỗi lần tắm. 

khi bé tắm

Trong phòng tắm, mẹ cũng nên đóng kín cửa nhà tắm và cửa sổ để tránh bị gió lùa. Nếu có máy sưởi, hãy bật lên cho không khí ấm áp trước rồi mới cởi quần áo cho bé để tắm. Khi tắm cho bé, cần chú ý rửa mặt đầu tiên rồi tắm toàn thân, sau đó mới gội đầu. Chú ý chuẩn bị trước quần áo và nước tắm khoảng 33-36 độ C. 

Sau khi tắm cho bé xong, đặt bé vào quấn kín khăn từ đầu xuống chân và lau người để mặc quần áo cho bé. 

Giữ ấm cho bé khi ngủ

Khi bé ngủ, bạn nên mặc quần áo thoáng cho con với: áo cotton bên trong, áo len mỏng hoặc body bên ngoài, mũ đội. Ngoài những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh, cần chú ý đến nhiệt độ phòng thích hợp là 28 độ C để tránh gió lùa nhưng không để căn phòng quá bí bách.

Không cho bé mặc quá 4 lớp quần áo giữ ấm

Nhiều bà mẹ cho rằng mặc càng nhiều lớp áo sẽ càng bảo vệ bé khỏi cái lánh nhưng thực tế nguyên tắc giữ ấm đúng cách là không nên mặc quá 4 lớp áo cho con vì mặc nhiều sẽ khiến bé khó cử động.

mặc quá 4 lớp quần áo

Mẹ nên mặc cho con như sau: lớp áo cotton thấm hút mồ hôi và giữ nhiệt độ ổn định bên trong cùng, kế tiếp là chiếc áo nỉ hoặc len, hoặc dạ dài tay. Sau cùng là chiếc áo khoác chắn được gió. Có thể đội mũ thêm cho con để giữ ấm đầu nhưng không để tóc bé bị ướt. Khi thấy nhiệt độ tăng lên, có thể cởi bỏ bớt quần áo cho con.

Quy tắc 4 ấm 1 lạnh

4 ấm ở đây gồm tay ấm, bụng ấm, lưng ấm và bàn chân ấm. Hãy giữ ấm cho lưng vừa đủ vì bé sơ sinh thường nằm hoặc được bế nhiều nên dễ bị đổ mồ hôi nếu quá ấm. Còn quy tắc 1 lạnh là đầu bé. Mặc dù đầu là một trong những bộ phận mà bé cần được giữ ấm, thế nhưng nếu không ra ngoài, mẹ không nhất thiết phải đội mũ cho bé mà chỉ cần giữ đầu con thoáng mát là được. 

3/ Lưu ý khi giữ ấm cơ thể cho trẻ sơ sinh

Không chỉ cần ghi nhớ những bộ phần cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần chú ý những điều dưới đây để giữ ấm cho con hiệu quả.

những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh

  • Mặc cho bé quần áo theo lớp, với quy tắc không mắc quá 4 lớp áo để con không bị bí bách và khó cử động.
  • Đắp thêm chăn cho bé khi ngủ
  • Không mặc quá nhiều quần áo cho trẻ vì sẽ khiến trẻ bị nóng, ra mồ hôi, nhiễm lạnh ngược và dễ bị viêm phổi
  • Không quấn hay ủ trẻ quá mức vì có thể cản trở hô hấp
  • Tránh sử dụng chăn điện, đệm điện và máy sưởi vì những thứ này có thể khiến trẻ sơ sinh bị bỏng, nghẹt thở
  • Nhớ đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ để con duy trì sự khỏe mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm nâng cao hệ miễn dịch như gừng, hải sản, sữa chua, súp lơ xanh, tỏi, trái cây giàu vitamin c nếu trẻ đã ăn dặm được…

Trên đây là thông tin về những bộ phận cần giữ ẩm cho trẻ sơ sinh và nguyên tắc giữ ấm đúng cách ba mẹ nên biết. Hy vọng nó sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, nhất là mùa đông và thời điểm giao mùa.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline