Trong khi cha mẹ bận rộn với công việc ngày Tết thì bé con nhà bạn cũng “bận” không kém phần: bận thưởng thức các món ăn mới lạ, bận đi chơi xuân dồn dập, bận gặp gỡ những người bạn mới,… Vì thế mà Tết cũng là thời điểm trẻ dễ ốm. Dưới đây là 3 chứng bệnh mà trẻ thường gặp trong ngày Tết cũng như những biện pháp phòng tránh và khắc phục hiệu quả cho cha mẹ.
Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
1. Ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa,… – bệnh trẻ thường gặp nhất ngày tết
Ngày Tết là lúc mà chế độ ăn của trẻ bị thay đổi nhiều nhất. Trẻ thường không ăn đúng bữa, lượng nước cung cấp không đầy đủ. Thay vào đó là những loại thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ như: bánh kẹo, mứt tết, nước ngọt có ga, bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng,… Các thực phẩm này nhiều calo khiến trẻ khó tiêu hóa, dễ đầy bụng và không muốn ăn thêm các thực phẩm khác trong khi chúng lại chứa ít chất dinh dưỡng. Vì thế mà rối loạn đường tiêu hóa như: đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy,… là một trong những bệnh mà trẻ dễ gặp phải mỗi dịp Tết.
Ngoài ra, thực phẩm ngày Tết thường được bảo quản rất lâu và chế biến lại nhiều lần, chưa kể đến những thức ăn lạ miệng, thức ăn khó kiểm soát vệ sinh,… khiến không chỉ trẻ em mà ở cả người lớn chúng ta cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm. Trẻ có biểu hiện nôn ói hay tiêu chảy, đau bụng từng cơn, mệt lả… khoảng 1h sau khi ăn. Khi bé bị ngộ độc nhẹ, bạn nên sơ cứu bằng cách cho trẻ nằm nghỉ, uống trà gừng nóng, oresol để bổ sung nước và điện giải, men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nếu sau vài giờ triệu chứng không thuyên giảm hoặc đi kèm nôn ói, quấy khóc nhiều, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để điều trị.
Tham khảo: Simbiosistem Gocce – Men vi sinh đặc hiệu cho các rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em
2. Viêm đường hô hấp trên
Ngày Tết cha mẹ phải tất bật với nhiều công việc nấu nướng, chúc Tết hỏi thăm mọi người nên không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho trẻ như thường ngày. Bé lại vốn bản tính hiếu động, ham chơi và chưa biết cách bảo vệ bản thân. Nếu như ở miền Bắc thời tiết lạnh, mưa phùn, trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên như: viêm mũi họng, cảm cúm, sổ mũi, viêm phổi,… thì ở miền Nam thời tiết nắng nóng, trẻ rất dễ bị cảm nắng, mất nước trong dịp Tết. Ngoài ra, trẻ cũng rất thích uống nước ngọt có ga, uống nhiều đá nên càng dễ viêm họng hơn.
Nếu trẻ bị cảm cúm, bạn nên cho bé nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, bổ sung cho bé các thực phẩm dễ tiêu giàu vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây,…), hạn chế đường, dầu mỡ,… Nếu trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè,… bạn nên rửa mũi cho bé 2-3 lần/ngày với nước muối ưu trương cho đến khi các triệu chứng hết hẳn. Khi bé sốt quá cao hay cảm cúm nhiều ngày không khỏi, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để được điều trị và ngăn ngừa những biến chứng viêm phổi, viêm phế quản có thể xảy ra.
Tham khảo: Tại sao nên dùng thiết bị xịt mũi họng Buona Spray Sol rửa mũi cho trẻ sơ sinh?
3. Bệnh phổi lạ từ Trung Quốc
Một loạt các ca bệnh viêm phổi nặng ở Vũ Hán, Trung Quốc đã xuất hiện vào tháng 12 làm dấy lên lo ngại một dịch bệnh bùng phát như đại dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng – Severe acute respiratory syndrome) năm 2003. Tại thời điểm đó, virus SARS đã làm chết hàng trăm người ở Châu Á và lan rộng ra 32 Quốc gia trên toàn cầu. 9/10 người nhiễm bệnh SARS có thể hồi phục nhưng nếu không được điều trị sẽ tử vong. Trẻ em < 5 tuổi, người già > 65 tuổi có hệ miễn dịch kém rất dễ mắc bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Theo thông tin mới nhất, các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được nguyên nhân đến từ một virus họ corona (chung họ hàng với MERS-CoV và SARS-CoV) và có cấu trúc di truyền giống đến 70% loại coronavirus gây ra bệnh SARS. Và hiện tại đã ghi nhận 2 trường hợp virus “vượt biên giới” tại Nhật Bản và Thái Lan.
Tham khảo: Triệu chứng trẻ sơ sinh bị suy hô hấp là gì?
Dù mới chỉ dừng lại là bệnh, chưa phải dịch nhưng với địa lý tiếp giáp, chúng ta cũng nên tự trang bị cho mình những kiến thức để phòng tránh nhóm virus lây lan qua đường hô hấp, cũng như các bệnh trẻ thường gặp trong ngày Tết khác:
+ Tạo thói quen rửa tay cho trẻ (với kỹ thuật đúng) bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
Che miệng khi ho
+ Hạn chế cho trẻ (cũng như những người trong gia đình) tiếp xúc với người có triệu chứng giống cảm lạnh, cảm cúm.
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi đặc biệt là các thức ăn từ thịt và trứng.
+ Không tiếp xúc với động vật hoang giã, gia cầm mà không có dụng cụ phòng hộ.
+ Không ôm, hôn trẻ
+ Với những trẻ có sức đề kháng kém, nên chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ trước mỗi thời điểm giao mùa, khí hậu lạnh, dịp lễ tết,…
Tham khảo: Difesa – Siro tăng đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch toàn diện cho trẻ đến từ Châu Âu
Đây chính là những biện pháp hiệu quả giúp phòng nhiễm các bệnh trẻ thường gặp trong ngày Tết. Mẹ hãy lưu lại và tạo thói quen tốt cho mình ngay từ bây giờ để cả gia đình mình có những ngày Tết thật mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều kỷ niệm nhé! Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thêm về sản phẩm Buona hay sức khỏe của bé, bạn hãy liên hệ với Buona qua facebook/zalo hoặc gọi trực tiếp đến Tổng đài 0974.402.860 để được tư vấn miễn phí nhanh nhất!