Chăm sóc một đứa trẻ bị sốt và tiêu chảy không hề đơn giản. Mẹ cần nắm rõ nguyên nhân để có cách chữa trị cũng như chăm con đúng nhất giúp con cảm thấy dễ chịu, hồi phục trở lại. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ những kiến thức cơ bản để làm được điều đó.
Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy kèm sốt
Khi trẻ có những biểu hiện đi ngoài nhiều lần, trên 4-5 lần/ngày, phân lỏng, quấy khóc và kèm theo sốt thì mẹ có thể nghĩ ngay đến một số nguyên nhân điển hình sau:
+ Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng: Các mẹ thường nói trẻ bị “tướt mọc răng”, hoặc sốt nhẹ hoặc cả hai. Đó là khi lợi bắt đầu nứt ra, tạo cơ hội cho các vi khuẩn thừa lúc tấn công vào cơ thể và gây viêm. Khi đó cơ thể bé sẽ chống trả lại bằng cơ chế sốt. Bé bị sốt tiêu chảy nhẹ chỉ diễn ra trong khoảng 1-2 ngày. Khi trẻ mọc răng hàm thì biểu hiện thường rõ rệt và có chiều hướng sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn nhiều hơn.
+ Trẻ bị viêm hô hấp: Đây là nguyên nhân rất thường gặp khi bé bị sốt. Dịch tiết từ đờm của bé chứa rất nhiều vi khuẩn, virut, với những bé chưa biết khạc đờm thì đờm thường được bé nuốt vào gây nên tiêu chảy nhẹ.
+ Trẻ bị tiêu chảy cấp tính: Tiêu chảy do nhiễm trực khuẩn, virut Rota…khi đó trẻ thường sốt cao kèm tiêu chảy nhiều lần trong ngày, rất dễ mất nước, điện giải, suy nhược cơ thể.
+ Trẻ uống kháng sinh: Tiêu chảy xảy ra trong khi bé dùng kháng sinh điều trị bệnh và có thể kéo dài cả tháng sau khi bé dừng uống thuốc.
Cách chữa trị tiêu chảy cho trẻ
Để trị đúng bệnh cần nắm rõ nguyên nhân gây ra. Vì thế, mẹ cần bình tĩnh loại trừ một số nguyên nhân sinh lý như tiêu chảy, sốt do mọc răng. Nếu không phải do chiếc răng mới mọc thì nguyên nhân bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa có thể đã gây nên biểu hiện sốt kèm tiêu chảy cho bé. Lúc này mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh.
Khi bé được kê đơn kháng sinh thì triệu chứng tiêu chảy là tác dụng phụ của thuốc, nhưng bé vẫn tiếp tục sốt cao khi đang dùng kháng sinh thì mẹ cần báo ngay cho bác sĩ vì khả năng bé không đáp ứng với thuốc trị bệnh rất cao.
Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì về cơ bản để chăm sóc một đứa bé đang bị tiêu chảy và sốt cũng theo nguyên tắc:
+ Bổ sung kẽm và men vi sinh chứa chủng vi khuẩn có lợi hỗ trợ tình trạng tiêu chảy cho bé, bảo vệ niêm mạc ruột giúp bé nhanh hồi phục.
+ Bổ sung dung dịch Oresol theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ để bổ sung điện giải và nước
+ Uống thuốc hạ sốt Paracetamol khi bé sốt cao trên 38.5 độ đúng hàm lượng theo cân nặng, tối thiếu 4h/lần.
+ Tích cực cho trẻ bú mẹ để tăng sức đề kháng
+ Cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, hạn chế ăn đồ tanh như cá, tôm, cua…cho đến khi tình trạng tiêu chảy có dấu hiệu giảm bớt.
Chủng men vi sinh chứa lợi khuẩn có chứng nhận an toàn tuyệt đối cho cả trẻ sơ sinh đặc chế riêng hỗ trợ tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung chế phẩm men vi sinh bao phim đạt chuẩn chất lượng chứa các chủng lợi khuẩn này cho con hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Tham khảo: Simbiosistem Gocce – Men vi sinh đặc hiệu cho các rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em
Trẻ bị sốt và tiêu chảy khá nguy hiểm bởi dễ gây mất nước, nhanh làm bé kiệt sức, quấy khóc. Do đó, cha mẹ chăm sóc và theo dõi bé cẩn trọng hơn. Hy vọng với những lời khuyên bổ ích trên đây bé sẽ nhanh hồi phục sức khỏe.
Tham khảo thêm: Bé bị tiêu chảy uống nước dừa được không? Lưu ý khi uống thế nào