Cách bắt giun kim bằng nước ấm cho bé thế nào? Có hiệu quả không

Nhiều người truyền tai nhau cách bắt giun kim bằng nước ấm cho bé. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào? Nó có thực sự hiệu quả không và mẹ cần lưu ý gì khi thực hiện?

1/ Cách bắt giun kim bằng nước ấm cho bé

cách bắt giun kim bằng nước ấm

Thực hiện cách bắt giun kim bằng nước ấm cho bé như sau:

  • Chuẩn bị: 1 chậu nước ấm, muối, đèn pin, khăn bông mềm, bông ngoáy tai
  • Thực hiện: pha một chút muối trong chậu nước ấm để tạo thành dung dịch nước muối loãng rồi ngâm hậu môn bé trong 5 – 7 phút. Dùng khăn mềm lau hậu môn cho bé rồi đặt con nằm sấp, vạch mông bé ra và dùng đèn pin soi, khi thấy giun kim chui ra thì dùng bông ngoáy tai để lấy

2/ Bắt giun kim bằng nước ấm cho bé có hiệu quả không?

Để hiểu rõ cách bắt giun kim bằng nước ấm cho bé có hiệu quả không, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về vòng đời của giun kim.

cách bắt giun kim bằng nước ấm

Nhiễm trùng giun kim bắt đầu kể từ khi trẻ ăn phải trứng giun (trực tiếp qua bàn tay nhiễm bẩn hoặc gián tiếp qua thực phẩm, giường chiếu, quần áo hay các vật dụng nhiễm bẩn). Sau đó, trứng giun di chuyển đến ruột, nở và trường thành tại đây. Giun trưởng thành có màu trắng vàng, thon dài khoảng 1cm. Khoảng 4 tuần sau thì con cái trưởng thành sẽ di chuyển xuống ruột và tới hậu môn để đẻ trứng trên vùng da xung quanh, thường vào ban đêm. Sau đó con cái trưởng thành sẽ chết.

Trứng giun kim gây ngứa dữ dội nên trẻ có xu hướng gãi hậu môn. Những trứng giun sót lại ở móng tay có thể được chuyển đến miệng, hay rụng nơi giường chiếu, quần áo rồi gián tiếp chuyển tới miệng. Trúng giun có thể tồn tại trong 2-3 tuần trên đồ vật. Do có kích thước nhỏ nên đôi khi nó có thể bay trong không khí và bị nuốt phải khi thở. Vì vậy trẻ dễ bị tái nhiễm, một vòng đời mới của giun kim lại bắt đầu.

Như vậy, khi bắt giun kim cho bé thì thực chất là chúng ta đang bắt những con giun cái trưởng thành xuống hậu môn đẻ trứng rồi tự kết thúc vòng đời tại đây. Vì vậy việc bắt giun ít mang lại ý nghĩa và có thể làm bé quấy khóc khó chịu.

3/ Những lưu ý khi bắt giun kim cho trẻ

Khi bắt giun kim cho trẻ, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi thực hiện, thao tác nhẹ nhàng, dùng nước muối có nhiệt độ và nồng độ muối vừa phải để tránh làm bỏng, xót rát da bé.

Nhìn chung, việc bắt giun cho bé bằng nước ấm sẽ giúp loại bỏ các trứng giun ở hậu môn, bé bớt ngứa qua việc dùng nước để làm sạch, nhưng việc bắt giun ít mang lại tác dụng. Do đó, mẹ có thể tham khảo áp dụng cách chăm sóc bé khi bị giun kim đúng cách như sau:

  • Tất cả các thành viên trong gia đình cần rửa tay và móng tay thật kỹ bằng xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi ăn hay chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã bỉm cho bé
  • Không gãi hậu môn, không cắn móng tay
  • Nên cắt ngắn móng tay
  • Tắm rửa, vệ sinh hàng ngày vào buổi sáng sạch sẽ giúp loại bỏ một lượng lớn trứng giun, ngăn ngừa tái nhiễm. Ưu tiên tắm bằng vòi hoa sen để tránh nguy cơ nhiễm bẩn nước tắm
  • Giặt tất cả khăn trải giường, chăn, đồ ngủ và quần áo ngủ của trẻ trong nước nóng để diệt trứng giun kim
  • Làm sạch bệ ngồi và bô vệ sinh thường xuyên bằng chất khử trùng
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc trị giun, nếu có thì tất cả các thành viên trong gia đình nên được điều trị với thuốc cùng lúc dù có triệu chứng nhiễm giun hay không
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu: giun kim được tìm thấy, vùng da quanh hậu môn của trẻ đỏ và mềm, ngứa hậu môn hơn 1 tuần
  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần từ khi lên 1 tuổi

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ biết cách bắt giun kim bằng nước ấm cho bé và hiểu đúng về phương pháp này. Nhìn chung, việc vệ sinh cho bé sạch sẽ hàng ngày, tránh gãi và dùng thuốc khi cần thiết sẽ là điều quan trọng hơn cả để điều trị và ngăn ngừa giun kim tái nhiễm.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/pinworms/
  • https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/pinworms
  • https://www.cdc.gov/parasites/pinworm/gen_info/faqs.html

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline