5 Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà đơn giản và hiệu quả nhanh

Không chỉ ở người lớn mà trẻ em, thanh thiếu niên cũng có thể gặp phải tình trạng đau đầu một cách thường xuyên. Dưới đây là những cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà đã cho thấy nhiều kết quả tích cực mà mẹ nên tham khảo áp dụng.

1/ Các cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà

Có nhiều cách chữa đau đầu cho bé ngay tại nhà. Từ đơn giản nhất là dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn… cho tới các giải pháp có phần phức tạp hơn là sử dụng thuốc. Và mẹ hoàn toàn có thể kết hợp nhiều giải pháp để cho cải thiện nhanh, hiệu quả hơn.

5 Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà đơn giản và hiệu quả nhanh - Ảnh 1

Cho bé nghỉ ngơi

Trước hết, mẹ hãy giúp bé được nghỉ ngơi hay ngủ trong không gian thoải mái, yên tĩnh, ít ánh sáng trong nhà. Đây là cách hiệu quả và cần thiết nhất để giảm đau đầu hay đau nửa đầu cho trẻ.

Làm ấm cơ thể

Một trong những cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà đơn giản là làm ấm cơ thể. Mẹ có thể chườm trán, mắt, cổ hoặc sau gáy cho trẻ với khăn mát hay khăn ấm. Hoặc cho trẻ tắm vòi hoa sen với nước ấm. Lưu ý không chườm đá trực tiếp lên da vì sẽ dễ làm bỏng lạnh.

Áp dụng các bài hít thở sâu

Trong thời gian này, nếu cơ thể trẻ không quá mệt mỏi thì mẹ nên cùng bé tập các bài hít thở sâu, thư giãn cơ… Nghỉ ngơi không nên chỉ là nằm yên một chỗ. Việc thêm vào các động tác nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể của trẻ thực sự được thư giãn và khoẻ khoắn, tinh thần sảng khoái.

Bổ sung nước cho bé

Về dinh dưỡng, mẹ hãy cho bé ăn khi con đói và thêm nước lọc, sữa hay nước trái cây để đảm bảo trẻ luôn đủ nước. Bởi cơn đau đầu có thể hình thành do cơ thể của bé đang bị mất nước. Triệu chứng trẻ đau đầu do mất nước có thể bao gồm: chóng mặt, đi tiểu ít, cảm thấy khát nước, cơ thể ít mồ hôi, hạ huyết áp và tăng nhịp tim. Bên cạnh đó tình trạng mất nước gây mất tập trung, khiến các biểu hiện trở nên nặng thêm.

Sử dụng thuốc giảm đau

Mẹ cũng có thể cho bé dùng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen (tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ < 18 tuổi). Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn để biết liều lượng, khoảng cách tối thiểu giữa các liều phù hợp với bé. Và để tránh lạm dụng thuốc, đau đầu do lạm dụng thuốc hay làm lu mờ dấu hiệu của một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn thì mẹ không nên dùng thuốc giảm đau cho trẻ quá 2 ngày/tuần.

Chúng ta có thể áp dụng các cách trên đây để giúp trẻ loại bỏ tình trạng đau đầu khó chịu. Nhưng khi nghi ngờ rằng cơn đau đầu của trẻ xuất phát từ tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc có dấu hiệu sức khoẻ bất thường khác kèm theo, mẹ hãy đưa bé đến khám bác sĩ.

2/ Những lưu ý khi chữa đau đầu tại nhà cho trẻ

5 Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà đơn giản và hiệu quả nhanh - Ảnh 2

Đau đầu ở trẻ thường thoáng qua nhưng cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một tình trạng sức khoẻ khác. Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà an toàn và mẹ có thể áp dụng tại nhà cho bé. Nhưng để khắc phục một cách hiệu quả hơn và ngăn ngừa cơn đau tái phát, mẹ nên tìm hiểu làm rõ nguyên nhân.

Nếu nghi ngờ trẻ đau nửa đầu, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được đánh giá kỹ lưỡng. Trẻ thường đau nhói một bửa bên đầu và có thể kèm theo buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh… Các triệu chứng tái phát liên tục.

Đau đầu do căng thẳng phổ biến và nhẹ hơn. Với các yếu tố kích hoạt cơn đau phổ biến như: căng thẳng về cảm xúc, quá mệt mỏi và uống không đủ nước.

5 Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà đơn giản và hiệu quả nhanh - Ảnh 3

Các đợt nhiễm virus, vi khuẩn như trong cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng xoang trán… cũng có thể làm trẻ đau đầu do nhiễm trùng. Cơn đau thường sẽ hết khi trẻ khỏi bệnh.

Bên cạnh đó, đau đầu cũng dễ xảy ra ở những trẻ đang gặp vấn đề về răng miệng như sâu răng, nghiến răng, lệch khớp thái dương hàm… Nếu trẻ bị đau hàm, đau thái dương hoặc có tiếng click khi mở hàm thì mẹ cần đưa con đến nha sĩ sớm.

Một trẻ có thể nhạy cảm với thực phẩm và phụ gia thực phẩm như nitrat (thường có trong thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, phomat để lâu), thực phẩm có bột ngọt (MSG), một số mùi nhất định (nước hoa, sản phẩm có mùi thơm, mùi sơn, xăng, thuốc tẩy, khói thuốc lá, thực phẩm…), đồ uống có caffeine và nước tăng lực. Mẹ có thể tránh để bé tiếp xúc với những yếu tố này trong một thời gian để xem cơn đâu đầu có biến mất hay không.

Trong một số ít trường hợp, các cơn đau đầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo khối u, rối loạn co giật hay xuất huyết não và cần được cấp cứu, kiểm tra chi tiết.

Nhìn chung, thói quen sống lành mạnh hơn có thể giúp con bạn giảm đau đầu. Nhưng có một số cơn đau mà chúng ta không thể tự mình xử lý được, như khi các cơn đau dữ dội hoặc thường xuyên và bạn sẽ cần tới sự trợ giúp của bác sĩ.

3/ Khi nào trẻ đau đầu cần đi khám bác sĩ?

5 Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà đơn giản và hiệu quả nhanh - Ảnh 4

Trẻ đau đầu kèm theo một trong các dấu hiệu này thì mẹ cần đưa bé tới khám bác sĩ: khó thức dậy hoặc bất tỉnh, cứng cổ, hành động hay nói chuyện bối rối, yếu tay hoặc chân một bên cơ thể, có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt, lượng nước tiểu giảm, lờ đờ mệt mỏi…).

Cho bé đi khám trong vòng 24h nếu con: sốt, đau xoang ở trán, sưng quanh mắt, đau đầu do ho – hắt hơi – chạy hoặc đi ngoài, nhạy cảm hoặc tê liệt với ánh sáng hay âm thanh.

Đặc biệt, mẹ cần lưu ý tới các triệu chứng nghiêm trọng hơn dưới đây và cho bé đi khám khẩn cấp:

  • Nôn ói thường xuyên
  • Mờ mắt hoặc nhìn đôi
  • Hành động rất ốm yếu, khó thức dậy
  • Đau đầu đột ngột và dữ dội xảy ra lần đầu
  • Cổ cứng hoặc kêu đau cổ, đặc biệt khi kèm theo sốt

Hãy theo dõi kỹ các dấu hiệu ở con. Khi thấy một trong các dấu hiệu kể trên, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

4/ Cách phòng ngừa chứng đau đầu cho trẻ

Cơn đau đầu ở trẻ có thể tái phát. Nên để phòng ngừa và giúp trẻ duy trì một sức khoẻ tốt thì mẹ cần chú ý cho bé ngủ đủ giấc, duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm cố định trong ngày. Đồng thời:

  • Duy trì chế độ ăn đa dạng và lạnh mạnh, đủ chất, không để trẻ bỏ bữa
  • Cho trẻ uống đủ nước
  • Tập thể dục thường xuyên, vui chơi tích cực
  • Dành thời gian trò chuyện cởi mở cùng trẻ để sớm phát hiện và giúp con giải toả căng thẳng, cảm xúc khó chịu

Mong rằng những cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà trên đây sẽ giúp mẹ cùng con loại bỏ nhanh những cơn đau khó chịu này. Hãy áp dụng đồng thời theo dõi các dấu hiệu để tìm kiếm sự trợ giúp y tế khi cần mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.verywellhealth.com/home-remedies-for-child-headaches-5193050
  • https://www.nationwidechildrens.org/conditions/headaches-in-children

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline