Nỗi sợ đi ị đau nên nín nhịn, không đi vệ sinh được là điều rất hay gặp phải ở trẻ táo bón. Dưới đây là các cách giúp trẻ rặn ị dễ dàng hơn mà mẹ nên tham khảo và áp dụng cho bé.
1/ Cách giúp trẻ rặn ị hiệu quả khi táo bón
Trước hết, mẹ hãy cho trẻ ngồi đúng tư thế, đây là cách giúp trẻ rặn ị hiệu quả mà mẹ cần chú ý tới đầu tiên. Hãy giữ cho đầu gối của bé cao hơn hông, nên gần vào ngực tương tự như tư thế ngồi xổm. Đây là vị trí tự nhiên giúp tống phân ra ngoài nhanh hơn và ít căng thẳng hơn. Nếu trẻ đang ngồi trong nhà vệ sinh, mẹ hãy đặt thêm một chiếc ghế dưới chân bé để giúp con có tư thế này.
Bên cạnh đó, mẹ nên áp dụng thêm các cách như:
- Massage bụng cho trẻ dễ rặn ị hơn
- Cho trẻ ngồi trong nước ấm hoặc đặt một miếng bông ẩm ấm lên hậu môn, hơi nước ấm sẽ giúp hậu môn của bé được thư giãn và dễ tống phân ra ngoài
- Khen ngợi trẻ khi con chịu ngồi bô, ngay cả khi đây chỉ là lúc tập đi vệ sinh hàng ngày và trẻ không ra phân. Tránh trừng phạt hoặc gây áp lực vì sẽ làm trẻ sợ đi vệ sinh nhiều hơn
- Cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống cân bằng, uống đủ nước và ăn thường xuyên hơn rau xanh (đặc biệt là các loại rau có tác dụng nhuận tràng rõ rệt hơn như: rau đay, rau mồng tơi, các loại rau cải, khoai lang, đậu Hà Lan, bông cải xanh, rau bina…), nước ép (mận, táo, lê). Tuy nhiên, không nên ép buộc trẻ ăn các loại thức ăn này và không áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ thay cho các phương pháp điều trị khác
2/ Nguyên nhân khiến trẻ rặn ị không được
Ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời, mẹ có thể sẽ lo lắng khi thấy bé có giai đoạn mãi không đi vệ sinh, lúc đi thì rặn ị nhiều khiến mặt trẻ có thể chuyển sang màu đỏ. Nhưng hầu hết các trường hợp này là do trẻ chưa biết cách phối hợp các cử động cơ khi đi vệ sinh và là điều bình thường trong tiến trình phát triển tự nhiên của con. Để giúp thư giãn các cơ khung chậu, giải phóng nhu động ruột thì mẹ có thể giúp trẻ bằng cách nhẹ nhàng uốn cong hông và chân về phía bụng.
Trái lại, ở trẻ lớn hơn không rặn ị được sẽ do nhiều nguyên nhân khác mà mẹ cần can thiệp:
- Phân khô cứng làm trẻ đau
- Phân quá to
- Trẻ sợ đi ngoài do ký ức đi vệ sinh đau (do phân khô cứng, quá to…) trong những lần trước đó
- Hậu môn bị nứt, rách
- Trẻ chưa sẵn sàng hoặc chưa thích nên tránh đi ị
- Một số trẻ đã quen với việc đi vệ sinh khi đứng (trong tã) nên còn khó làm quen với việc đi vệ sinh khi ngồi
- Ngồi trên bồn cầu người lớn khiến trẻ rơi vào tư thế khó xử, đi vệ sinh khó khăn
- Môi trường xung quanh không quen thuộc hay không có cảm giác an toàn (VD: đi học, đi đến môi trường mới…) làm trẻ không cảm thấy thoải mái và phớt lờ nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh
3/ Khi trẻ không rặn ị được cần phải làm gì?
Mặc dù đã áp dụng các cách giúp trẻ rặn ị nhưng trẻ vẫn khó đi vệ sinh, hoặc khi trẻ táo bón hơn 2 tuần thì mẹ cần sử dụng thêm thuốc nhuận tràng. Thuốc sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón bằng cách phá vỡ chu kỳ đau, nín giữ phân và tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển thói quen đi vệ sinh tốt.
Hiện nay, bột nhuận tràng PEGinpol chứa macrogol 3350 được Hiệp Hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu, Châu Mỹ và Viện chăm sóc sức khỏe NICE – UK khuyến nghị là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em nhờ hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng.
PEGinpol được chỉ định hàng đầu cho trẻ bị táo bón vì hiệu quả và độ an toàn cao so với các nhóm trị táo bón còn lại: lactulose, nhuận tràng kích thích, thụt tháo, dầu khoáng… Đáng chú ý, sản phẩm đã được chứng minh an toàn và không giảm tác dụng khi sử dụng nhiều lần và lâu dài.
Trên đây là các cách giúp trẻ rặn ị dễ dàng hơn khi bị táo bón hiệu quả. Nhưng khi trẻ vẫn không rặn ị được, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc nhuận tràng làm mềm phân. Trị táo bón cho trẻ không khó nhưng sẽ cần nhiều sự đồng hành từ ba mẹ. Nếu có băn khoăn, lo lắng nào trên hành trình này, mẹ có thể gửi câu hỏi tới tới Zalo/Facebook để Dược sĩ Buona có thể hỗ trợ nhé.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.uptodate.com/contents/constipation-in-infants-and-children-beyond-the-basics/print
- https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/constipation/