Trẻ còn nhỏ hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị yếu tố bên ngoài tấn công gây bệnh. Sốt, sổ mũi, ho .. là các triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ khi bị yếu tố gây bệnh. Dưới đây là các cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả nhất.
Bạn có thể làm gì để bảo vệ con mình khỏi vô số vi trùng và vi rút mà trẻ tiếp xúc hàng ngày? Theo giới chuyên gia, trẻ em sẽ tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách “chiến đấu” với hàng loạt vi trùng ấy – và đó là lý do vì sao nhiều bác sĩ nhi khoa cho rằng 6-8 lần cảm lạnh, cảm cúm mỗi năm của trẻ là chuyện rất bình thường.
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch (Immune System) là một mạng lưới rất phức tạp bao gồm các tế bào đặc biệt, protein, các mô và cơ quan được phối hợp chặt chẽ với nhau để bảo vệ con người trước vi khuẩn, virus, độc tố… đe dọa đến sức khỏe. Chúng nằm ở khắp nơi trong cơ thể từ amidan cổ họng đến màng nhầy (mũi, cổ họng, ống tiêu hóa…), tủy xương, da, hạch bạch huyết, tuyến ức, lá lách.
Nếu không có hệ thống miễn dịch, cơ thể chúng ta sẽ bị tổn thương, thậm chí là tử vong chỉ qua những tổn thương rất nhỏ như một vết xước hay cơn cảm lạnh theo mùa vì phơi nhiễm với hàng tỷ vi khuẩn, virus và chất độc trong môi trường.
Tầm quan trọng của sức đề kháng đối với trẻ nhỏ
Có một sức đề kháng tốt, cách nói khác của một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp trẻ giảm thiểu các đợt bệnh, hoặc bị bệnh nhưng nhanh khỏi hơn và tạo tiền đề tốt cho sức khỏe sau này. Hệ miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các chất mà nó coi là có hại hoặc mang yếu tố ngoại lai, những chất này được gọi chung là kháng nguyên. Đó có thể là vi khuẩn, virus, hoá chất, độc tố, tế bào bị hư hại do ung thư hoặc cháy nắng…
Khi nhận ra một kháng nguyên, hệ miễn dịch sẽ tấn công nó. Đây được gọi là một phản ứng miễn dịch. Một phần của phản ứng này sẽ tạo ra kháng thể tương ứng để tiêu diệt kháng nguyên. Sau đó, hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ kháng nguyên này để nếu nhìn thấy nó một lần nữa thì sẽ nhanh chóng gửi đúng kháng thể, và trẻ sẽ không bị bệnh đó nữa hoặc mau khỏi hơn.
Nghiên cứu cho thấy, trung bình một sức đề kháng khỏe mạnh sẽ giúp trẻ đẩy lùi thành công khoảng 300 cơn cảm lạnh và vô số các bệnh lây nhiễm khác trong suốt cuộc đời. Trước khi các nhà khoa học phát hiện ra mầm bệnh và phát triển thành công vacxin, thuốc chữa bệnh thì sức đề kháng đã như một bác sĩ cá nhân hiểu rõ sức khỏe của trẻ nhất và chiến đấu với mầm bệnh.
Khi miễn dịch suy giảm, trẻ sẽ bị bệnh thường xuyên hơn, lâu khỏi, triệu chứng nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Và vì trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm, chưa có khả năng tự thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe như rửa tay thường xuyên, trái lại còn chạm vào các đồ vật xung quanh, hay đưa tay lên mặt, miệng… nên một sức đề kháng tốt lại càng quan trọng.
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ 1 tuổi trở lên
Có nhiều cách để bảo vệ và gia tăng sức đề kháng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Để có được hiệu quả tốt nhất, người mẹ nên áp dụng chúng đồng thời và đều đặn hàng ngày. Chi tiết những cách tăng sức đề kháng cho trẻ đơn giản và hiệu quả bằng một số những thói quen lành mạnh sau đây.
1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ
Một chế độ ăn đa đạng các nguồn thực phẩm, đầy đủ dinh dưỡng là cách tăng sức đề kháng tự nhiên giúp trẻ duy trì năng lượng cần thiết cho các hoạt động trong ngày, có một hệ miễn dịch khoẻ mạnh và hứng thú hơn với bữa ăn. Khi đã cảm thấy đủ năng lượng, trẻ cũng ít bị cám dỗ bởi những thức ăn nhanh ít dinh dưỡng như bánh kẹo, nước ngọt…
Các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch của bé mà mẹ có thể tham khảo như: trứng, cá hồi, thịt gà, khoai lang, cải xoăn, yến mạch, rau mầm, chuối, cam, quýt, nho, việt quất, táo…
2. Tăng cường các dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch
Trong các thành phần dinh dưỡng thì một số chất cho hiệu quả rõ rệt hơn trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ như: vitamin D, các hợp chất phytonutrients (vitamin C, carotenoids…)…
Vitamin D là một thành phần quan trọng trong việc xây dựng, phát triển hệ xương và tăng cường miễn dịch. Thế nhưng vì vitamin D có rất ít trong sữa mẹ, thực phẩm, việc tắm nắng để cơ thể tự tổng hợp vitamin D cũng không còn được khuyến cáo, do đó trẻ cần được bổ sung Vitamin D qua các loại thực phẩm bổ sung liên tục từ 0 – 18 tháng tuổi để có đủ lượng vitamin D cần thiết.
Bên cạnh đó, theo William Sears, MD, tác giả của cuốn sách Dinh dưỡng gia đình cho biết cà rốt, đậu xanh, cam, dâu tây là những thực phẩm chứa các hợp chất phytonutrients, giúp tăng cường miễn dịch sức đề kháng cho bé.
Phytonutrients có thể làm tăng sản xuất tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng và interferon, một loại kháng thể bao phủ bề mặt tế bào, ngăn chặn virus. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu chất phytonutrients cũng có thể bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim ở tuổi trưởng thành.
Hãy cố gắng cho con bạn ăn năm phần trái cây và rau mỗi ngày. Một khẩu phần là khoảng hai muỗng cho trẻ mới biết đi, 1 cốc cho trẻ lớn hơn để tăng sức đề kháng cho bé.
3. Tăng cường lợi khuẩn
Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa sức khoẻ đường ruột và hệ miễn dịch. Điển hình như, khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng thì tiêu hoá rối loạn, vấn đề miễn dịch tại đường ruột cũng như các rối loạn về thể chất, tinh thần cũng bắt đàu xuất hiện.
Do đó, để tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ, mẹ cần bổ sung thêm các lợi khuẩn cho bé từ các thực phẩm hay thực phẩm bổ sung như: sữa chua, sữa chua uống, men vi sinh… hàng ngày và nhất là trong các đợt trẻ uống kháng sinh.
4. Cho bé uống đủ nước
Nước có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch nói riêng và sức khoẻ nói chung của trẻ. Bằng việc uống đủ nước mỗi ngày, trẻ sẽ có khả năng duy trì sự tập trung và năng lượng ở mức tốt nhất. Nước giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu, mồ hôi…, hỗ trợ quá trình tiêu hoá, tăng cường trao đổi chất, chống táo bón…
Theo đó, trẻ 1 – 2 tuổi cần khoảng 600 – 1000ml nước/ngày, trẻ 3 – 6 tuổi cần 1000 – 1500ml nước/ngày.
5. Tăng thời gian ngủ của bé
Theo lời bà Kathi Kemper, MD, giám đốc Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu Nhi khoa Toàn diện tại Bệnh viện Nhi đồng, Boston, các nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể khiến bé dễ mắc bệnh hơn do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên – vũ khí hệ thống miễn dịch ngăn chặn vi khuẩn và tế bào ung thư. Như vậy, hãy đảm bảo bé ngủ đủ giờ để tăng sức đề kháng hiệu quả.
Đặc biệt. trẻ em đang độ tuổi đến lớp có nguy cơ bị thiếu ngủ vì tất cả các hoạt động và ham chơi có thể khiến các bé khó ngủ.
Trẻ cần ngủ bao nhiêu? Một đứa trẻ sơ sinh có thể cần tới 18 giờ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần 12 đến 13 giờ và trẻ mẫu giáo cần khoảng 10 giờ. “Nếu con bạn không thể hoặc sẽ không ngủ trưa trong ngày, hãy cố gắng đưa bé đi ngủ sớm hơn”, bác sĩ Kemper nói.
Nếu trẻ thường xuyên ngủ ít, khó ngủ, ngủ không sâu giấc… thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatoin để giúp con ngủ ngon hơn và hình thành nhịp sinh học ngày – đêm một cách tự nhiên. Melatonin là hormon tự nhiên trong cơ thể có vai trò chính trên giấc ngủ, và cũng có mặt trong một số thực phẩm như: hoa cúc, hoa lạc tiên, hạnh nhân, yến mạch, kiwi…
6. Cho bé vận động 30 phút mỗi ngày
Vận động qua các bài thể dục nhẹ nhàng là cách tăng sức đề kháng cho trẻ từ sức mạnh thể chất, phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé sẽ giúp con thêm khoẻ khoắn, năng động, có tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn. Không chỉ vậy, điều này còn giúp đường tiêu hoá của bé hoạt động tốt hơn, quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra thuận lợi, đi ngoài dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng táo bón nếu có.
7. Bảo vệ bé khỏi yếu tố gây bệnh
Chống lại các yếu tố gây bệnh để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đó là một cách tuyệt vời để giảm hệ thống miễn dịch của bé làm việc quá sức vì hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện.
Hãy hình thành thói quen cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Bạn nên đặc biệt chú ý đến vệ sinh của con trước và sau mỗi bữa ăn và sau khi chơi bên ngoài, xử lý thú cưng, hỉ mũi, sử dụng phòng tắm và trở về nhà từ nhà giữ trẻ.
Giúp con hình thành các thói quen vệ sinh sạch sẽ ngăn ngừa vi khuẩn
Khi bạn ra ngoài, nên mang theo đồ vệ sinh cho bé như khăn lau để vệ sinh cho bé ngay khi cần. Để giúp trẻ có thói quen rửa tay tại nhà, hãy để chúng tự lấy khăn tay và xà phòng có màu sắc rực rỡ với hình dạng ngộ nghĩnh để bé cảm thấy hứng thú với việc vệ sinh.
8. Bổ sung các sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ
Ngoài ra, các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cũng là lựa chọn tốt cho mẹ khi áp dụng cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Các sản phẩm thường là các thành phần tự nhiên với hàm lượng cao có tác dụng chống lại vi sinh vật gây bệnh trực tiếp và các yếu tố tấn công gây bệnh bên ngoài, củng cố phòng thủ cho hệ miễn dịch của cơ thể bé.
Cho con sử dụng các thực phẩm chức năng tăng cường miễn dịch
Các sản phẩm tốt trên thị trường đảm bảo được cả ba quá trình phòng thủ, tấn công và duy trì. Vì quá trình tấn công và tiêu diệt các yếu tố ngoại lai trong miễn dịch tạo ra các gốc tự do gây tổn thương tế bào nên việc dọn dẹp và ngăn chặn các gốc tự do là vô cùng quan trọng…
Difesa là một trong những sản phẩm hàng đầu giúp bé tăng cường sức đề kháng an toàn và lành mạnh. Loại siro này có thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh trực tiếp cùng khả năng hỗ trợ miễn dịch hoàn hảo, qua đó là một lựa chọn rất phù hợp dành cho trẻ em.
Siro tăng đề kháng Difesa có thành phần từ các thành phần thảo dược tự nhiên (keo ong, cúc tím, tầm xuân Châu Âu) và kẽm gluconate. Sự kết hợp các thành phần này đã được chứng minh hiệu quả trên thực tế qua nghiên cứu lâm sàng, giúp giảm: 55% số ca mắc bệnh, 59% số ngày điều trị, 50% nhiễm trùng đường hô hấp trên, 62% sốt, 50% sử dụng kháng sinh…
9. Không để trẻ tiếp xúc gần với khói thuốc
Trong gia đình, không nên có người hút thuốc lá. Theo nghiên cứu, khói thuốc lá có chứa hơn 7000 hóa chất độc hại và nhiều hóa chất gây kích ứng hoặc giết chết các tế bào trong cơ thể. Trẻ em dễ bị tác hại của khói thuốc hơn người lớn vì chúng hít thở với tốc độ nhanh hơn và hệ thống giải độc tự nhiên của trẻ cũng kém hơn.
Khói thuốc đặc biệt nguy hiểm khi chứa nhiều độc tố gây hại cho hệ hô hấp của bé
Khói thuốc còn ảnh hưởng đến trí thông minh và sự phát triển thần kinh của trẻ. Vì những lý do này, bạn hoàn toàn không nên để con mình hít phải khói thuốc lá.
Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Cha mẹ luôn thấy sốt ruột, lo lắng vì mỗi lần con ốm. Trẻ ở giai đoạn sơ sinh không chỉ cần được chăm sóc tận tình, mà còn cần tăng khả năng miễn dịch để đảm bảo phát triển tốt trong tương lai. Các mẹ có thể tham khảo những cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả sau.
1. Ưu tiên nuôi bé bằng sữa mẹ
Sữa mẹ có chứa tất cả các thành phần phù hợp như chất béo, protein, đường, men vi sinh và kháng thể, cần thiết để hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Tất cả các kháng thể do người mẹ phát triển để chống lại vi trùng đều được truyền sang con qua sữa mẹ.
Sữa mẹ còn chứa các kháng thể và chứa nhiều tế bào bạch cầu. Do đó có thể bảo vệ chống nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể tăng cường trí não cho trẻ và giúp bảo vệ, chống lại bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, bệnh Crohn, viêm đại tràng và một số dạng ung thư sau này trong cuộc sống.
2. Tiêm phòng đầy đủ
Một trong những cách hiệu quả và an toàn nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi những căn bệnh nguy hiểm là tiêm phòng cho trẻ. Tiêm phòng kích hoạt phản ứng miễn dịch theo cách tương tự như vi khuẩn hoặc vi rút. Nói một cách đơn giản, hệ thống miễn dịch của em bé của bạn sẽ xác định vi trùng khi nó tiếp xúc với em bé trong tương lai.
Sau đó, vắc xin sẽ cung cấp một phản ứng ngăn chặn bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào phát triển và chống lại căn bệnh này. Đây được xem là cách tăng sức đề kháng cho trẻ nền tảng giúp trẻ phòng được những bệnh lý trong thời kỳ đầu phát triển.
3. Cung cấp dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa cho khả năng miễn dịch mạnh mẽ ở trẻ sơ sinh. Bằng cách bao gồm trái cây và rau quả, em bé của bạn có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và có một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Vitamin C và chất chống oxy hóa cần thiết để chống lại bệnh tật và điều này có thể được cung cấp thông qua các chất tăng cường miễn dịch như dâu tây, bưởi và ổi.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con hợp lý và đủ dưỡng chất
4. Cho bé ngủ đủ giấc
Trẻ sơ sinh không ngủ đủ số giờ cần thiết thường trở nên cáu kỉnh và có xu hướng mắc bệnh. Theo các nghiên cứu, giấc ngủ là cần thiết để giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch, lấy lại năng lượng đã mất và tăng cường trí não.
Thông thường, trẻ khi mới sinh cần tới 16-18 giờ để ngủ.
5. Mẹ ăn gì để tăng sức đề kháng cho con nhỏ?
Không chỉ cần cung cấp thực phẩm dinh dưỡng để bổ sung cho con nhỏ, người mẹ cũng cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh để có nguồn sữa thơm ngon – chất lượng cho con bú.
Các bà mẹ nên đan xen các loại thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, thịt bò… kết hợp với rau củ và trái cây tươi… để nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng tốt. Đáng chú ý, rau củ quả có chứa hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin nhiều sẽ góp phần tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh.
Trong thời gian mang thai mẹ cần ăn uống đủ chất để con sinh ra khỏe mạnh
Vì sao cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ?
Những năm đầu đời là khoảng thời gian quan trọng để bé hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể, phát triển gần như hoàn chỉnh thần kinh trung ương cùng việc tăng khoảng 50% chiều cao vĩnh viễn. Trước khi bước sang 6 tuổi, trẻ nhỏ dễ bị mắc một số bệnh lý như suy dĩnh dưỡng, viêm đường hô hấp, các bệnh giun sán, ngoài da, tai mũi họng, mắt, còi xương…
Ở một mặt khác, nếu sức đề kháng của bé suy giảm, bé có thể gặp các bệnh nguy hiểm hơn như dễ mắc bệnh truyền nhiễm, cơ thể dễ mệt mỏi, bệnh viêm nhiễm thường gặp, bệnh do môi trường như cảm cúm, ho, sốt…
Nhìn chung, ngoài những cách tăng sức đề kháng cho trẻ đơn giản và hiệu quả trên, còn có rất nhiều cách khác sẽ giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch, mẹ cần lưu ý và thực hiện đúng để con mình được phát triển theo cách tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Immune_system
- https://medlineplus.gov/immunesystemanddisorders.html
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279364/
- https://www.sciencedaily.com/releases/2009/09/090914111540.htm
- https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/nutrition-and-immunity/