Cách xịt mũi cho trẻ sơ sinh cần thực hiện cẩn thận và đúng cách vì ở bé, phản xạ bảo vệ đường thở còn chưa thực sự hoàn thiện, niêm mạc mũi còn rất mỏng và nhạy cảm. Nếu không, điều này sẽ kém mang lại hiệu quả và làm khiến bé sợ, ho sặc và có thể dẫn tới biến chứng viêm tai giữa.
1/ Cách xịt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Xịt mũi có thể giúp trẻ loại bỏ nhanh cảm giác mũi nghẹt, ngứa, sổ mũi khó chịu. Mẹ có thể thực hiện cách xịt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả như sau:
- Bước 1: Tháo nắp bảo vệ khỏi bình xịt và lắp đầu xịt nếu cần
- Bước 2: Đặt bé nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên (với trẻ nhỏ) hoặc ngồi hơi nghiêng về phía trước, đầu nghiêng sang một bên (với trẻ lớn hoặc tùy theo mức độ hợp tác) và nhẹ nhàng đưa đầu xịt vào lỗ mũi, nên để đầu vòi xịt hướng về phía cánh mũi. Đảm bảo trẻ đang mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng
- Bước 3: Nhấn đầu xịt trong vài giây (với bình xịt theo công nghệ B.O.V cho phép phun liên tục) hoặc nhấn từng nhát (với bình xịt định liều) để giải phóng dung dịch, khuếch tán sâu vào bên trong
- Bước 4: Nghiêng đầu trẻ sang phía bên kia và thực hiện tương tự như bước 3 với bên mũi còn lại
- Bước 5: Nếu trẻ có nhiều dịch mũi, thực hiện hút mũi cho bé với ống bóp cao su hình tròn/ dụng cụ hút mũi chữ U. Có thể nhẹ nhàng day nhẹ hai bên cánh mũi để dịch nhầy dễ được bung ra, dễ hút hơn
- Bước 6: Dùng khăn mềm/tăm bông lau nước mũi chảy ra
- Bước 7: Vệ sinh vòi xịt nếu cần theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Lưu ý: Mẹ cần lựa chọn bình xịt mũi phù hợp với độ tuổi của con để có áp lực xịt phù hợp, tránh trường hợp áp lực mạnh dễ kích thích lên niêm mạc, trẻ bị sặc và dịch có thể bị chảy sang tai gây viêm tai giữa. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết liều lượng, số lần sử dụng trong ngày và thời gian sử dụng liên tục tối đa và tuân thủ.
2/ Trẻ sơ sinh nên xịt mũi loại nào tốt?
Cách xịt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào thành phần dung dịch muối bên trong, như:
- Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%): thích hợp trong vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ sơ sinh và khi bé nghẹt mũi nhẹ, vì rất dịu nhẹ và thân thiện với niêm mạc mũi
- Nước muối ưu trương (NaCl > 0,9%): thích hợp khi trẻ sổ mũi, nghẹt mũi, mũi xanh, mũi đặc, mũi sưng viêm… vì nước muối ưu trương có tính háo nước, giảm viêm, kháng khuẩn… Nồng độ muối càng cao thì những đặc tính này càng mạnh. Nghiên cứu cho thấy nước muối ưu trương 3% cho hiệu quả gấp 2-3 lần muối sinh lý trong việc làm sạch mũi nhanh và giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi
Bên cạnh đó, trên thị trường hiện có 2 loại bình xịt phổ biến là:
- Bình xịt định liều theo công nghệ truyền thống, giải phóng liều xác định trong mỗi lần ấn
- Bình xịt theo công nghệ B.O.V, cho phép giải phóng dung dịch liên tục, có thể sử dụng trong mọi tư thế. Bên cạnh đó, đầu xịt van 1 chiều nên ngăn không cho không khí mang theo vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập ngược vào trong bình khi xịt, nên có thể sử dụng tới hết lọ và trong hạn sử dụng mà không cần quan tâm đến hạn mở nắp
Để xịt mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo bình xịt muối ưu trương Nebial/ Nebianax 3% Spray cho con. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Italy 100% và hiện đã được phân phối chính hãng tại Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
- Sử dụng được cho trẻ sơ sinh ngay từ 3 tháng tuổi nhờ áp lực xịt nhẹ nhàng, ổn định
- Làm sạch mũi và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ở mũi của trẻ hiệu quả nhờ thành phần muối ưu trương 3%
- Dịu nhẹ, dưỡng ẩm mũi, không gây cay hay xót rát nhờ có thêm Natri Hyaluronate dưỡng ẩm
- Bình xịt B.O.V hiện đại, dễ sử dụng và tối ưu chi phí
3/ Những lưu ý khi xịt mũi cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh rất dễ ốm bệnh và cơ thể nhạy cảm, do đó khi xịt mũi cho con mẹ cũng cần lưu ý:
- Lựa chọn bình xịt rửa mũi an toàn, phù hợp với độ tuổi của bé
- Không tự ý pha nước muối khi rửa mũi cho bé vì dễ sai lệch nồng độ muối và khó đảm bảo tiêu chí về độ nhiễm khuẩn, có thể làm giảm hiệu quả rửa mũi và đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khỏe của bé
- Chỉ nên rửa mũi cho bé 1 – 3 lần/ngày khi con đang gặp các vấn đề về đường hô hấp, hay 2 – 3 lần/tuần để vệ sinh mũi khi bé khỏe mạnh. Tránh lạm dụng vì việc rửa mũi nhiều lần khi không cần thiết vì sẽ làm mất đi lớp chất nhầy dưỡng ẩm và bảo vệ tự nhiên, khiến mũi bé dễ bị khô và nhiễm trùng hơn
- Nên rửa mũi cho bé trước khi ăn và trước khi đi ngủ, tuyệt đối không rửa mũi khi bé vừa mới ăn no xong hay khi đang ngủ
- Đảm bảo vệ sinh khi rửa mũi cho bé: rửa tay sạch sẽ trước khi thao tác cho con, vệ sinh đầu xịt và bảo quản bình xịt theo hướng dẫn
- Nếu trẻ phản ứng mạnh, sợ hãi khi rửa mũi thì mẹ hãy thử lại sau một khoảng thời gian. Trong thời gian này, mẹ hãy nhỏ mũi cho bé thay vì xịt rửa mũi
Bên cạnh đó, khi trẻ nghẹt mũi, sổ mũi… thì mẹ cũng chú ý không tự ý sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh, kháng viêm… khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Ở trẻ nhỏ, khứu giác giúp con nhận biết được mùi vị trong sữa mẹ và thức ăn, thêm hứng thú với bữa ăn. Chính vì thế, từ một lý do nào đó khiến trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi… cũng có thể làm con biếng ăn tạm thời. Cảm giác khó thở khi mũi bị nghẹt cũng làm trẻ thêm khó khăn lúc bú và ngủ.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ biết cách xịt mũi cho trẻ sơ sinh sao cho hiệu quả và an toàn. Cũng đừng quên rằng rửa mũi chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giúp con giảm thiểu các cảm giác nghẹt khó chịu, hãy cho bé đi khám và được hướng dẫn điều trị theo đúng nguyên nhân từ bác sĩ mẹ nhé!