Những dấu hiệu trẻ bị thừa đạm là gì? Ba mẹ phải xử lý thế nào

Những dấu hiệu trẻ bị thừa đạm là gì? Nhiều ba mẹ nghĩ đơn thuần rằng cung cấp cho bé càng nhiều đạm sẽ giúp con càng phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng, việc hấp thu nhiều chất đạm có thể khiến con gặp những bệnh lý gây hại cho cơ thể. Nhận biết dấu hiệu trẻ thừa đạm là quan trọng đối với các ba mẹ để có những tính toán xử lý kịp thời. Tham khảo bài viết dưới đây để biết dấu hiệu thừa đạm ở trẻ và một vài thông tin hữu ích khác.

1/ Dấu hiệu trẻ bị thừa đạm là gì

Đạm còn gọi là protein là một thành phần quan trọng đối với cơ thể. Đạm có thể giúp sản xuất hormone, vận chuyển dinh dưỡng và hình thành cơ bắp. Dẫu là một thành phần tốt, song ba mẹ không nên bổ sung quá nhiều đạm cho bé, và đặc biệt cần bổ sung một cách cân đối giữa đạm thực vật và động vật.

dấu hiệu trẻ bị thừa đạm

Trẻ bị thừa đạm có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, hoặc tổn thương nội tạng vì gan hay thận phải làm việc quá nhiều. Dưới đây là các dấu hiệu trẻ bị thừa đạm ba mẹ nên biết:

  • Trẻ đi tiểu liên tục: Khi trẻ thừa đạm, chỉ có thể phân giải protein ở giới hạn nhất định. Lúc đó, lượng đạm dư thừa sẽ tích tụ lại và tạo ra môi trường có tính acid trong thận khiến trẻ đi tiểu thường xuyên hơn. Ban đầu, con gặp tác dụng phụ là mất nước nhẹ nhưng về sau có thể bị sỏi thận
  • Cáu gắt, lo lắng: Đây là dấu hiệu trẻ bị thừa đạm do trẻ ăn ít tinh bột bởi lẽ tinh bột có thể kích thích giải phóng serotonin – loại hormone có thể giúp tinh thần lạc quan và thoải mái
  • Khó tiêu, khó chịu đường ruột: Bé ăn nhiều đạm, thiếu chất xơ sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Bởi lẽ chất xơ giữ vai trò giúp mọi thứ đi qua ruột dễ dàng hơn
  • Tăng cân, nguy cơ béo phì: Thừa calo, tăng cân là dấu hiệu trẻ bị thừa chất. Khi đó, con không thể đốt cháy calo, do đó cơ thể sẽ lưu trữ chất đạm thừa ở dạng chất béo và khiến trẻ tăng cân
  • Mệt mỏi, uể oải: Dù ngủ đủ giấc, song trẻ bị thừa đạm vẫn có thể có cảm giác uể oải và mệt mỏi. Đó là do hấp thu nhiều đạm khiến gan và thận phải làm việc hết công suất. Bên cạnh đó, bé còn có thể bị khó tập trung và kém nhạy bén 
  • Hơi thở có mùi: Đây cũng là một dấu hiệu thừa đạm khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Ăn quá nhiều đạm sẽ khiến hơi thở của trẻ nặng mùi

2/ Khi trẻ bị thừa đạm có sao không

Hầu hết các ba mẹ đều muốn bổ sung thức ăn cho con thật nhiều nhưng lại không chú ý đến hàm lượng dinh dưỡng của các món ăn đó. Bởi vậy, dấu hiệu trẻ bị thừa đạm tăng lên đáng kể. Trẻ bị thừa đạm có thể gặp những vấn đề như dưới đây.

dấu hiệu trẻ bị thừa đạm

  • Béo phì: Khi thừa đạm, cơ thể sẽ dư thừa calo nên dễ tăng cân và dẫn đến bị béo phì
  • Cảm thấy khát nước: Đạm dư thừa được thận lọc qua bằng nước. Bởi vậy, cơ thể có thể cảm thấy khát nước vì phản ứng này sẽ tạo hiệu ứng mất nước
  • Hệ miễn dịch bị ảnh hưởng: Có nhiều loại bột protein có thể làm tổn hại đến hệ miễn dịch, từ đó khiến hệ miễn dịch bị suy giảm
  • Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Nhiều đạm dư thừa sẽ khiến hệ thống enzyme tiêu hóa bị chèn ép và gây nên các hiện tượng như khó tiêu, buồn nôn, táo bón
  • Đau đầu: Do ảnh hưởng từ hoạt động đốt cháy chất béo của cơ thể
  • Nguy cơ tổn thương nội tạng, cơ chế xử lý chất thải bị ảnh hưởng khi việc dư thừa đạm làm tăng nồng độ nitơ
  • Mắc một số bệnh lý như ung thư, bệnh đái tháo đường tuýp 2, loãng xương

3/ Cần làm gì khi trẻ bị thừa đạm

Khi phát hiện những dấu hiệu trẻ bị thừa đạm, ba mẹ cần có cách chăm sóc và điều trị phù hợp cho trẻ càng sớm càng tốt. Dưới đây và một vài gợi ý.

Cách chăm sóc trẻ thừa đạm

  • Tăng cường thực phẩm rau củ, quả cho bé
  • Cung cấp các loại đạm tốt trong cá, tôm, các loại đậu
  • Lên thực đơn chi tiết nhằm kiểm soát hàm lượng dinh dưỡng của bé một cách hiệu quả nhất

cách chăm sóc trẻ

  • Giảm lượng đạm của trẻ nhưng không làm mất đi cảm giác ngon miệng
  • Cho trẻ tập thể dục thường xuyên, tốt nhất là bạn nên tập cùng bé để con có động lực
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Chi tiết các loại thực phẩm nên cho trẻ thừa đạm ăn:

  • Rau: Mồng tơi, rau má, đậu bắp, giá đỗ, khổ qua, rau khoai lang
  • Trái cây: Thanh long, đu đủ, dưa leo, chuối, cam, quýt
  • Củ quả: Khoai lang, bí đỏ, củ cải trắng
  • Các loại hạt: Đậu đỏ, đậu xanh, gạo lứt
  • Hạn chế cho bé ăn nhiều đạm, béo
  • Có thể bổ sung thêm men vi sinh có lợi

Cách phòng ngừa tình trạng thừa đạm

  • Hạn chế cung cấp cho trẻ chất đạm qua sữa công thức
  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
  • Đảm bảo chế độ ăn của bé lành mạnh với sự cân bằng của các nhóm dinh dưỡng

dấu hiệu trẻ bị thừa đạm cần chú ý

  • Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
  • Cho trẻ khám sức khỏe định kỳ

Nhìn chung, các ba mẹ nên nắm rõ dấu hiệu trẻ bị thừa đạm để có những cách điều chỉnh chế độ ăn và xử lý sao cho phù hợp. Qua những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc các bé nhà mình sao cho tốt hơn để tránh nguy cơ bị thừa chất đạm.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline