Khạc đờm ra máu nhưng không ho là tình trạng không ít người gặp phải. Hiện tượng này xảy ra thường đi kèm với các triệu chứng như sổ mũi, ho, đau rát họng hay sốt. Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng khạc đờm ra máu, cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
1/ Khạc đờm ra máu nhưng không ho là bệnh gì?
Ho khạc đờm ra máu có thể do nhiều loại bệnh. Trong đó, đáng chú ý nhất là bệnh đường hô hấp, viêm phổi, lao phổi hoặc thậm chí là ung thư vòm họng.
Bệnh đường hô hấp trên
Khạc đờm ra máu nhưng không ho là bệnh gì? Đó có thể là do bệnh lý đường hô hấp trên như viêm amidan hay viêm họng. Thông thường, khi gặp phải các bệnh này, ho sẽ gây một áp lực nhất định đến hầu họng và làm vỡ mao mạch ở vùng này. Kết quả là người bệnh có thể khạc đờm ra máu tươi.
Tắc mạch phổi
Tìm hiểu về tình trạng khạc đờm ra máu, tắc mạch phổi cũng là loại bệnh lý được liệt kê vào nguyên nhân của hiện tượng này. Cụ thể, trong hệ thống mạch máu di chuyển đến mạch phổi sẽ xuất hiện cục máu đông và dẫn đến tắc mạch phổi. Ngoài ra, cục máu sẽ kích thích cơn ho dữ dội và kèm theo ra máu tươi. Bệnh lý này được xem là nguy hiểm, cần phát hiện và điều trị sớm để tránh bị xuất huyết ồ ạt.
Giãn phế quản
Giãn phế quản cũng là một nguyên nhân dẫn đến khạc đờm ra máu nhưng không ho. Căn bệnh này xảy ra khi người bệnh gặp vấn đề về hô hấp nhưng không điều trị triệt để. Khi đó, máu ở hầu họng đông lại và gây nên tình trạng giãn, phù nề, xung huyết ở khí phế quản.
Kết quả làm vỡ mạch máu ở phế quản và dễ xuất hiện trường hợp lẫn máu đen và đỏ tươi.
Viêm phổi
Viêm phổi cũng có thể là một câu trả lời cho câu hỏi khạc đờm ra máu tươi là bệnh gì. Viêm phổi xảy ra do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào phổi và làm tổn thương các phế nang. Nếu phế nang tổn thương, sẽ bị phù nề và xung huyết. Trường hợp này sẽ dẫn đến các cơn ho nặng, và có đờm cùng máu đỏ.
Bệnh lao phổi
Nhiều người mắc bệnh lao phổi cũng sẽ bị khạc đờm ra máu nhưng không ho. Căn bệnh này thường gây nên tình trạng mệt mỏi và khiến người bệnh sa sút cân nặng. Ngoài ra, bệnh này thường gây sốt nhẹ vào buổi chiều, và khạc ra máu vào buổi sáng sớm.\
Viêm phế quản
Tại sao khạc đờm ra máu? Viêm phế quản có thể là một nguyên nhân của tình trạng này. Bệnh viêm phế quản xảy ra khi đường dẫn khí bên trong phổi bị viêm và làm tắc nghẽn đường thở. Nhiều người bị ho có đờm, trong khi số khác có thêm triệu chứng đau họng, thở khò khè và đờm có lẫn máu…
Một số bệnh ung thư
- Ung thư vòm họng cũng khiến người bệnh bị khạc đờm ra máu không ho. Bệnh lý này xuất hiện do hút thuốc lá và thường xuyên uống rượu bia. Ngoài gây nên đau họng, lâu lâu khạc đờm ra máu, ung thư vòm họng cũng gây nên mệt mỏi và sút cân.
- Ung thư đường hô hấp dưới: Trong đó, nhiều người bị ung thư phế quản hoặc ung thư phổi rất nghiêm trọng. Hiện tượng khạc đờm ra máu không ho hay đau tức ngực là dấu hiệu đầu tiên của loại bệnh này.
2/ Tình trạng khạc đờm ra máu có nguy hiểm không
Dựa vào các loại bệnh gây nên hiện tượng khạc đờm ra máu nhưng không ho, có thể thấy tình trạng này được xem là nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào từng loại bệnh. Bởi vậy, không được chủ quan mà cần quan sát kỹ lưỡng các dấu hiệu và tình trạng cơ thể để nhận biết khạc đờm ra máu có sao không.
Ngoài ra, bạn có thể dựa vào những đặc điểm của máu và đờm như sau để xác định bệnh lý và mức độ nghiêm trọng của loại bệnh mình đang gặp.
- Đờm có mủ nhầy, màu vàng và có máu: Bệnh viêm phổi, viêm khí quản
- Đờm trong, dạng nước, có máu tươi: Giãn khí quản
- Đờm trong, sủi bọt, máu tươi: Viêm khí quản, viêm phổi giai đoạn đầu
- Đờm có màu đen: Tắc nghẽn phổi
- Đờm có mủ, và sợi máu: Ung thư vòm họng, lao phổi, hoặc ung thư khí quản, viêm họng…
Để xác định rõ nhất tình trạng bệnh, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu thấy những triệu chứng như sau, cần khẩn cấp gặp bác sĩ để không nguy hiểm đến tính mạng.
- Đau đầu từ nửa này sang nửa khác
- Suy giảm thính giác, ù tai
- Liên tục ngạt mũi kèm theo máu và mủ
- Nổi hạch từ nhỏ sang rắn và to dần
3/ Cách xử lý khi bị khạc đờm ra máu nhưng không ho
Biết được khạc đờm ra máu là bị bệnh gì, bạn sẽ chủ động hơn trong việc điều trị để sớm khỏi bệnh. Ngoài ra, có thể bỏ túi một số mẹo chăm sóc tại nhà dưới đây để hỗ trợ điều trị, đồng thời giúp cơ thể cảm thấy tốt hơn.
Uống nhiều nước
Người bị khạc đờm ra máu ít nên bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên vì nước có thể làm loãng đờm, giảm kích thích đường hô hấp. Hãy uống đủ 1,5-2 lít nước để hạn chế tình trạng khạc đờm ra máu nhưng không ho. Ngoài ra, cần chú ý uống nước ấm thay vì nước lạnh để không làm tổn thương thêm niêm mạc vùng hầu họng.
Dùng nước muối vệ sinh miệng họng
Hiện tượng khạc đờm ra máu dù ho hay không ho thì vẫn là dấu hiệu cho thấy niêm mạc miệng họng bị tổn thương. Bởi vậy, hãy vệ sinh miệng họng bằng nước muối loãng để tránh những vi khuẩn và virus xâm nhập. Bằng cách này, đường hô hấp sẽ được sát khuẩn và sớm cải thiện hơn.
Dùng siro, kẹo ngậm
Để giảm đờm, giảm ho, bạn có thể dùng các bài thuốc từ bạc hà, húng chanh hay mật ong. Bên cạnh đó, có thể dùng viên ngậm thảo dược an toàn với công dụng tiêu đờm hiệu quả.
Nâng cao sức đề kháng
Để hỗ trợ cải thiện tình trạng khạc đờm ra máu nhưng không ho, đừng quên xây dựng lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng. Đó chính là việc chú trọng đến chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày. Bạn nên hạn chế đồ ăn dầu mỡ và cay nóng, hãy chọn đồ ăn dinh dưỡng, với các thành phần vitamin và khoáng chất tốt, đặc biệt tốt cho đường hô hấp. Ngoài ra, hãy tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng thể lực và nâng cao sức đề kháng.
Không hút thuốc lá
Thuốc là là khắc tinh của các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư phế quản, ung thư phổi. Bởi vậy, việc bỏ hút thuốc lá là cần thiết để giúp bạn tránh được nguy cơ khạc đờm ra máu không ho. Ngoài ra, không hút thuốc lá cũng giúp bạn tránh bị tổn thương niêm mạc hô hấp và phòng ngừa các bệnh về hô hấp.
Có thể thấy, khạc đờm ra máu nhưng không ho là một loại bệnh không hề đơn giản, tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường. Bởi vậy, bất kỳ ai gặp triệu chứng khạc đờm ra máu đỏ tươi đều không được chủ quan. Bên cạnh việc chăm sóc tại nhà, cũng cần chủ động thăm khám và điều trị để không gây nguy hiểm cho tính mạng.