Khi nào dạ dày trẻ sơ sinh hết nằm ngang? Đây là thắc mắc của nhiều ba mẹ trong quá trình chăm sóc con và nuôi con khôn lớn. Dạ dày của bé ở giai đoạn nằm ngang sẽ dễ khiến bé bị ọc sữa hoặc nôn trớ, nếu mẹ cho con bú không đúng cách. Vậy nên việc tìm hiểu về thời điểm mà dạ dày của bé không còn nằm ngang sẽ giúp mẹ hình dung được con đang dần hoàn thiện hệ thống tiêu hóa của mình.
1/ Khi nào dạ dày của trẻ sơ sinh hết nằm ngang
Khi nào dạ dày bé hết nằm ngang? Ba mẹ biết rằng dạ dày nằm ngang là một trong những nguyên nhân khiến con bị nôn trớ và ọc sữa. Bởi vậy, khi tìm hiểu về những kiến thức nuôi con và hiểu được những vấn đề liên quan đến dạ dày của trẻ sẽ giúp mẹ chăm sóc con chống lại những cơn nôn trớ tốt hơn. Ba mẹ đang thắc mắc khi nào dạ dày trẻ sơ sinh hết nằm ngang có thể nhớ rằng đó là khi trẻ được 9 đến 12 tháng.
Lúc này, dạ dày của bé sẽ chuyển về tư thế nằm dọc nên tình trạng nôn trớ hay trào ngược dạ dày của con cũng sẽ giảm dần.
Khi bé ở những năm tháng đầu đời, các mẹ nên có những giải pháp khác nhau để giúp con tránh và hạn chế tối đa tình trạng nôn trớ và trào ngược dạ dày vì dạ dày nằm ngang. Khi bé lớn lên, hệ thống tiêu hóa của con ổn định vào hoạt động tốt hơn thì tình trạng trên cũng sẽ thuyên giảm.
Các mẹ cần chú ý nên hạn chế cho trẻ bú sữa công thức hoặc sữa bò khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện đầy đủ. Lúc này cho bé bú mẹ vẫn là thích hợp nhất.
2/ Tìm hiểu về dạ dày của trẻ sơ sinh
Dạ dày của trẻ sơ sinh vốn cao và nằm ngang, có các lớp cơ co thắt còn yếu. Bởi vậy trẻ rất dễ bị nôn trớ khi bú sữa vì hoạt động của dạ dày chưa ổn định. Mặc dù thành dạ dày của trẻ sơ sinh săn chắc nhưng lại không căng như ở người lớn, do đó bé chỉ có thể chứa được một lượng sữa rất ít sau khi chào đời.
Ba mẹ cũng sẽ gặp nhiều phiền toái trong quá trình chăm sóc bé ở những năm tháng đầu đời vì co thắt giữa dạ dày và thực quản ở bé còn rất yếu cùng với việc đóng mở giữa hai đầu dạ dày cũng không đều.
Trước khi sinh, trẻ sẽ không cảm thấy đói vì luôn được tiếp nhận chất dinh dưỡng thông qua nhau thai còn sau khi sinh em, bé được cho ăn nhiều bữa nhỏ có thể giúp dạ dày của con thích nghi và nhanh chóng mở rộng. Tìm hiểu về khi nào dạ dày trẻ sơ sinh hết nằm ngang, ba mẹ cũng có thể đọc thêm kiến thức về kích thước dạ dày để hiểu biết hơn về dạ dày của bé nhằm cung cấp lượng sữa đầy đủ hơn cho con.
- Bé 1 ngày tuổi: Dạ dày nhỏ, có kích thước bằng 1 hạt dẻ. Bởi vậy, lượng sữa mà con cần chỉ là 1 muỗng canh/ lần bú. Tuy nhiên bạn vẫn cần cho bé ăn thường xuyên để con không bị đói.
- Bé 2 ngày tuổi: Dạ dày của bé có kích thước bằng quả anh đào. Mỗi lần bú con sẽ cần khoảng 14 ml sữa để cảm thấy no, người mẹ nên cho con bú sau mỗi 90 phút.
- Bé 3 ngày tuổi: Dạ dày của bé bằng quả óc chó. Con cần 22-27 ml sữa mỗi lần bú.
- 5-6 ngày tuổi: Dạ dày của bé gần bằng một quả mơ. Ở thời điểm này con có thể tăng cân và cần khoảng 6 miếng tã lót mỗi ngày
- 10 ngày-2 tuần tuổi: Dạ dày của bé có thể gần bằng một quả trứng lớn.
Khi bé lớn dần lên, kích thước dạ dày của bé cũng phát triển cho đến khi gần bằng một quả bóng mềm có dung tích 1-4 lít.
3/ Dạ dày của trẻ em giống người lớn lúc mấy tuổi
Nhiều ba mẹ không chỉ thắc mắc vấn đề khi nào dạ dày trẻ sơ sinh hết nằm ngang mà còn tò mò thời điểm nào dạ dày của trẻ sẽ giống người lớn. Theo các chuyên gia, dạ dày của trẻ sẽ nằm đứng khi con được 12 tháng và từ 7 đến 11 tuổi, dạ dày của trẻ sẽ giống người lớn.
Nhìn chung, chức năng và hình thái dạ dày của trẻ có nhiều biến đổi trong quá trình phát triển. Lúc đầu hình tròn, sau đó nằm cao và ngang. Giống như người lớn, dạ dày của trẻ cũng bài tiết dịch vị nhưng hàm lượng axit và các men tiêu hóa có nồng độ thấp hơn. Sự bài tiết của các men này sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bé.
4/ Làm gì để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày cho bé
Biết được khi nào dạ dày trẻ sơ sinh hết nằm ngang nhưng từ nay đến thời điểm đó vẫn còn khá lâu, vậy mẹ có thể làm thế nào để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày hay nôn trớ ở trẻ?
Như đã đề cập ở trên, bé rất dễ bị trào ngược dạ dày vì có dạ dày nhỏ nằm ngang, co bóp kém cùng với chế độ ăn uống chủ yếu là chất lỏng. Hãy tham khảo một số số mẹo nhỏ dưới đây để hạn chế tình trạng nôn trớ và trào ngược dạ dày của bé trong lúc chờ đợi dạ dày của bé hết nằm ngang.
Chia nhỏ bữa ăn của trẻ
Trong lúc chờ đợi đến thời điểm đó, các mẹ hãy chú ý chia nhỏ bữa ăn của con để hạn chế tác hại của việc dạ dày nằm ngang gây ra. Bé dễ bị nôn trớ nếu dạ dày quá đầy. Bởi vậy bạn có thể tăng tần suất ăn cho bé thành nhiều lần trong ngày thay vì cho bé ăn quá no. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến khẩu phần ăn của mình để hạn chế một số chất không tốt cho dạ dày của trẻ.
Chú ý tư thế khi cho bé bú
tư thế cho con bú là một trong những điều bạn cần quan tâm nếu muốn hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ. Khi cho con bú, tốt nhất là các mẹ nên giữ bé thẳng không nghiêng vẹo. Kê đầu bé ở độ cao vừa phải so với chân và không để con nằm hoặc ngủ ngay sau khi bú xong.
Kiểm tra bình và núm vú
Nếu bé bú bình, hãy chú ý núm vú luôn đầy sữa để hạn chế tình trạng bé nuốt không khí vào bụng. Bạn có thể thử các loại núm vú khác nhau nhằm tránh những loại núm có lỗ quá to sẽ khiến sữa chảy quá nhanh và gây ra tình trạng sặc sữa.
Giúp bé ợ hơi sau khi ăn
Mẹ nên giúp bé ợ hơi sau khi ăn cho dù con bú mẹ hay bú bình. Ợ hơi là một cách để giúp bé giảm thiểu tình trạng nôn trớ và ọc sữa. Hãy giúp bé ợ hơi bằng cách bế bé đứng lên và vuốt nhẹ nhàng vào lưng cho đến khi bé ợ được thì dừng lại.
Khi nào dạ dày trẻ sơ sinh hết nằm ngang? Như vậy, bài viết trên đây đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này cùng một số thông tin liên quan đến dạ dày của bé. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu biết hơn về dạ dày của trẻ sơ sinh và biết một số cách để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ tốt hơn.