Tài liệu tham khảo – Dung dịch muối ưu trương Nebial 3%

1. “Xịt xông mũi ưu trương trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp tính ở trẻ em”

Tác giả: Linjie Zhang và cộng sự – Khoa Dược – Đại học Rio Grande, Rio Grande, Brazil.

Nội dung nghiên cứu: 28 nghiên cứu với 4195 trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp. 2222 trẻ điều trị bằng xịt xông muối ưu trương

Kết quả:
+ Giảm đáng kể thời gian nằm viện so với nước muối sinh lý.
+ Giảm nguy cơ nhập viện 14% so với nước muối sinh lý.
+ 703 trẻ điều trị bằng nước muối ưu trương KHÔNG có báo cáo bất kì tác dụng phụ nào.

Tài liệu: Nebulised hypertonic saline solution for acute bronchiolitis in infants (Tham khảo tài liệu gốc TẠI ĐÂY)

2. “Nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của phương pháp điều trị không dùng thuốc trên chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.

Tác giả: G. Chirico và cộng sự – Khoa Sơ Sinh và Chăm Sóc Sơ Sinh Tích Cực – Bệnh Viện Trẻ Em, Spedali Civili, Brescia, Italy.

Nội dung nghiên cứu: Xem xét hiệu quả và an toàn của phương pháp điều trị không dùng thuốc trong điều trị nghẹt mũi và di chứng sau nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tập trung vào các phương pháp sử dụng nước muối ưu trương, nước muối sinh lý, thiết bị y tế (bao gồm cả máy hút mũi).

Kết quả:
+ Điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ em: Cải thiện thời gian loại bỏ dịch nhầy và cặn bẩn.
+ Viêm mũi dị ứng: Giảm đáng kể sử dụng thuốc kháng Histamin ( nhóm nghiên cứu 40 bênh nhân từ 6-15 tuổi)
+ Viêm xoang: Nhóm sử dụng muối ưu trương giảm đáng kể: điểm ho, tiết dịch mũi, x quang (nhóm nghiên cứu 30 bênh nhân từ 3-16 tuổi)
+ Tính an toàn và Khả năng dung nạp: Khả năng tuân thủ của bệnh nhân cao. Không có sự kiện bất lợi được báo cáo.

Tài liệu: Nasal Congestion in infants and children: a Literature review on efficacy and safety of non-pharmacological treatments. (Tham khảo tài liệu gốc TẠI ĐÂY)

3. “Dung dịch muối ưu trương có tác dụng tốt hơn nước muối thông thường trong điều trị viêm dị ứng theo mùa ở trẻ em”

Tác giả: P. Marchisio và cộng sự – Khoa sinh lý bệnh học và cấy ghép, Đại học Milan, Italy

Nội dung nghiên cứu: 220 trẻ có triệu chứng viêm mũi dị ứng, được chia làm 3 nhóm: 80 trẻ rửa mũi bằng muối ưu trương, 80 trẻ rửa mũi bằng muối sinh lý và 60 trẻ không điều trị. Tuổi từ 5-9. Điều trị trong 4 tuần.

Kết quả: Triệu chứng tại mũi: sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, tắc nghẽn, phì đại cuốn mũi giữa, sung V.A, tràn dịch tai giữa.
+ Nhóm muối sinh lý: Chỉ cải thiện triệu chứng hắt hơi ( -25%, P=0,002), chảy nước mũi ( -31,2%, P=0,0002)
+ Nhóm muối ưu trương: Giảm đáng kể tất cả các triệu chứng tại mũi: hắt hơi ( -32,5%), ngứa mũi ( -50%), phì đại cuốn mũi ( -31,2%), phì đại V.A ( -30%), OME ( -5%)
Không có báo cáo tác dụng phụ ở các nhóm điều trị.
Sự hài lòng của cha mẹ đối với liệu pháp là tốt

Tài liệu: Hypertonic saline is more effective than normal saline in seasonal allergic rhinitis in children (Tham khảo tài liệu gốc TẠI ĐÂY)

4. “Báo cáo thử nghiệm so sánh giữa hệ thống Spray-sol với các loại thiết bị xịt, phun sương khác”

Tác giả: Roberto Donde – Viện Quốc Gia Italy về khoa học năng lượng và tế bào

Nội dung nghiên cứu: Tiến hành thử nghiệm và đo đạc kích thước hạt dung dịch của một số thiết bị phun sương trên thị trường, so sánh với đầu xịt Spray-sol.

Kết quả: Spray-sol tạo ra đường kính hạt dung dịch trung bình thấp hơn so với các thiết bị phun sương khác.
+ Spray-sol: 16 µm
+ Máy phun sương (Rhino wash): 16,5 µm
+ Bình xịt khí nén ( physiomer):34,7 µm
+ Bình xịt tạo áp lực: 59,3µm

5. “Hiệu quả của giải pháp muối ưu trương ở trẻ em bị viêm mũi dị ứng”

Tác giả: A.Satdhabudha và cộng sự – Khoa Nhi, Đại Học Thammasat, Prathumthani, Thái Lan.

Nội dung nghiên cứu: 87 trẻ viêm mũi dị ứng, có tổng điểm triệu chứng mũi họng ( TNSS) ≥ 4. 40 bệnh nhân được rửa mũi bằng muối sinh lý ( NS) và 40 bệnh nhân rửa mũi bằng muối ưu trương ( HS). Ngày 2 lần, trong 4 tuần.

Kết quả:
+ Tổng điểm triệu chứng tại mũi (TNSS):Cả 2 nhóm đều cải thiện triệu chứng tại mũi rất tốt sau khi rửa mũi, ở tuần thứ 2 và tuần thứ 4. Trong đó nhóm HS cải thiện rõ rệt hơn ( 6,55 ± 3,3 so với 4.39 ± 2,3) P=0.01.
+ Thời gian thanh thải saccharin tại mũi ( SCT): Cả 2 nhóm đều có cải thiện tuy nhiên nhóm sử dụng HS có ý nghĩa thống kê ( P<0.05)
+ Thang điểm Likert 7 ( đánh giá sự hài lòng khi sử dụng liệu pháp): Khả năng hài lòng từ tốt đến trung bình, khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm.
+ Chất lượng cuộc sống ( QoL): Nhóm HS có điểm số QoL cải thiện tốt hơn nhóm NS vào tuần thứ 2 và tuần thứ 4 ( 42,2 ± 6,3 so với 48,9 ± 14,4) P = 0,01. Đặc biệt theo tiêu chí cải thiện chất lượng giấc ngủ.
+ Giảm sử dụng thuốc kháng Histamin: Ở nhóm bệnh nhân sử dụng HS ở tuần thứ 2 ( 11 bệnh nhân ( 44%) so với 17 bệnh nhân ( 73,9%), P= 0,02.

Tài liệu: Efficacy of buffered hypertonic saline nasal irrigation in children with symptomatic allergic rhinitis: A randomized double-blind study (Tham khảo tài liệu gốc: TẠI ĐÂY)

Tham khảo thêm sản phẩm tại: 
+ Dung dịch muối ưu trương Nebial 3%
+ Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng Nebial 3% Kit
+ Bình xịt phun sương rửa mũi cho trẻ Nebial 3% Spray

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline