Trẻ táo bón kéo dài mãi không khỏi, hướng dẫn điều trị đúng cùng PEGinpol

Trong quá trình tư vấn và hỗ trợ cùng các mẹ có con bị táo. Buona nhận thấy có nhiều trường hợp như:

  • Trẻ táo bón kéo dài mãi không khỏi
  • Ngưng uống thuốc thì bé bắt đầu táo trở lại
  • Trẻ uống thuốc thì đi ngoài được nhưng sau đó đau bụng, tiêu chảy…
  • Mẹ lo lắng về tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng khi dùng kéo dài

Vậy mẹ cần điều trị táo bón cho trẻ như thế nào để an toàn, hiệu quả và hết táo bền vững? Trong bài viết này, Buona sẽ chia sẻ cùng mẹ cách trị táo đúng cùng PEGinpol – sản phẩm với thành phần PEG 3350/ macorgol 3350 đã được Hiệp hội Nhi khoa Tiêu hóa – Gan – Dinh dưỡng Châu Âu (ESPGHAN), Bắc Mỹ (NASPGHAN) và Viện quốc gia về sức khỏe & lâm sàng xuất sắc của Anh (NICE) khuyến cáo là chỉ định đầu tay trong điều trị táo bón chức năng cho trẻ nhỏ.

Trẻ táo bón kéo dài mãi không khỏi

1. Sử dụng PEGinpol đúng liều lượng và thời gian

Trước hết, sử dụng thuốc nhuận tràng làm mềm phân đúng liều lượng và thời gian là điều đầu tiên và quan trọng mà mẹ cần chú ý tới.

Ở những trẻ táo bón kéo dài mãi không khỏi, mẹ dễ thấy một tình trạng là mặc dù trẻ đã đi ngoài được rồi, ngay cả khi đã đi phân mềm nhưng ngưng thuốc thì con đi ngoài phân cứng trở lại. Tuy nhiên, tình trạng này không phải do táo bón tái phát mà nguyên nhân đến từ việc con chưa khỏi táo trước đó.

Sự thật là, không phải khi con đi ngoài phân mềm được rồi là đã hết táo. Khi điều trị táo bón cho trẻ, ba mẹ cần duy trì làm mềm phân đủ lâu cho tới khi trẻ hình thành được thói quen đi ngoài tốt và không còn nỗi sợ đi vệ sinh vô thức, lúc này trẻ mới khỏi táo hoàn toàn. Các con sẽ cần thời gian để khôi phục hoạt động của ruột và thay đổi lối sống mẹ nhé!

Theo hướng dẫn từ các Hiệp hội ESPGHAN, NASPGHAN, NICE… điều trị táo bón cho trẻ gồm 2 giai đoạn:

Phác đồ điều trị táo bón cho trẻ

  • Giai đoạn tống phân (để loại bỏ phân ứ đọng trong đại tràng):
    • Polyethylen glycol 3350 (PEG 3350/ macrogol 3350) được sử dụng đầu tay để tống phân trong 3 – 6 ngày. Có thể dùng Lactulose nếu không có PEG
    • Không nên dùng các thuốc đường trực tràng để tống phân trừ khi tất cả các thuốc đường uống thất bại
    • Thụt tháo (thường ở bệnh viện) 1 lần/ngày trong 3 – 6 ngày khi tất cả các thuốc đường uống thất bại
  • Giai đoạn duy trì (ngay sau giai đoạn tống phân, với mục đích giúp trẻ duy trì đi phân mềm, hình thành được thói quen đi ngoài tốt và không còn sợ đi ngoài)
    • PEG 3350/ macrogol 3350 được sử dụng đầu tay
    • Liều duy trì theo triệu chứng và đáp ứng, thường bắt đầu bằng 1/2 liều tống phân. Mục tiêu duy trì đi phân mềm 1 – 2 lần/ngày. Cần duy trì ít nhất 2 tháng
    • Không ngưng đột ngột mà cần giảm liều từ từ trong vài tháng. Chỉ ngưng khi trẻ đã hết tất cả các triệu chứng của táo bón ít nhất 1 tháng

Hiện nay, PEGinpol với hoạt chất là macrogol 3350 được chỉ định đầu tay trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ nhỏ nhờ hiệu quả và tính an toàn cao. Mẹ sử dụng cho bé với liều lượng như sau:

  • Giai đoạn tống phân (3 – 6 ngày):
    • Trẻ 6 tháng – 2 tuổi (tới 12kg): 0,8g/kg/ngày – tương đương 1 – 2 gói hoặc 2 – 4 thìa/ngày
    • Trẻ 2 – 11 tuổi (từ 12 – 20kg): 1g/kg/ngày – tương đương 2 – 4 gói hoặc 4 – 8 thìa/ngày
    • Trẻ trên 11 tuổi (hoặc trên 20kg): 20 – 30g/ngày – tương đương 4 – 6 gói hoặc 8 – 12 thìa/ngày
  • Giai đoạn duy trì (ít nhất 2 tháng):
    • Bắt đầu với liều = 1/2 liều tống phân. Sau đó theo dõi và điều chỉnh liều theo tính chất phân của con, nếu phân cứng thì tăng liều lên, phân lỏng thì giảm liều (Lưu ý: với mỗi lần điều chỉnh liều nên điều chỉnh với lượng nhỏ và theo dõi trong 2 – 3 ngày để bé đi phân ổn định, đánh giá tính chất phân với liều tương ứng được chính xác hơn)

Trẻ táo bón tái đi tái lại uống gì

PEGinpol chứa hoạt chất PEG 3350 là một chất trơ về mặt sinh học, mỗi phân tử có khả năng liên kết chặt chẽ với nước hòa tan lúc ban đầu để khi tới đại tràng sẽ làm mềm và tăng thể tích khối phân, kích thích nhu động ruột tống đẩy phân ra ngoài một cách tự nhiên theo cơ chế sinh lý của cơ thể. Ngoài ra, Buona PEGinpol không bị hấp thu, không chuyển hóa và được loại bỏ hoàn toàn ra ngoài theo phân nên an toàn và không giảm tác dụng khi trị táo lâu dài cho trẻ. Nếu mẹ lo lắng uống thuốc nhuận tràng lâu có sao không? có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con? thì đây sẽ là giải pháp tốt nhất.

2. Kết hợp song song với tập đi ngoài hàng ngày và chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Trẻ táo bón kéo dài mãi không khỏi

Công thức để trị táo cho trẻ cần sự kết hợp của cả 3 yếu tố:

  • Sử dụng thuốc nhuận tràng làm mềm phân đúng liều lượng và thời gian
  • Tập đi ngoài hàng ngày
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho táo bón

Do đó khi thấy trẻ táo bón kéo dài mãi không khỏi, rất có thể chúng ta đã bỏ qua hay làm chưa ổn một trong các yếu tố này.

Sử dụng thuốc nhuận tràng là điều quan trọng không thể thiếu khi điều trị táo bón cho trẻ. Nhưng mục đích và vai trò của nó là giúp trẻ duy trì được việc đi phân mềm, để từ đó không còn sợ đi ngoài và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ hình thành được thói quen đi ngoài tốt. Do đó chỉ chú ý đến việc dùng thuốc là chưa đủ, song song với điều này thì mẹ cũng cần chú ý đến 2 yếu tố còn lại:

  • Tập đi ngoài hàng ngày cho trẻ:
    • Đều đặn khoảng 30 phút vào khung giờ cố định trong ngày (nên sau ăn tối), kể cả bé đã đi vệ sinh hoặc không buồn đi vệ sinh. Vì đây là luyện tập nên trẻ có thể thải phân hoặc không thải phân cũng được. Điều quan trọng là cần thực hiện lặp lại mỗi ngày
    • Nên động viên để trẻ không còn sợ và ác cảm với việc ngồi đi vệ sinh
    • Ngồi đúng tư thế: kê chân bé bằng một chiếc ghế vừa tầm sao cho đầu gối cao hơn hông
    • Phát hiện và ngăn chặn hành vi nín giữ phân, bình tĩnh và nhẹ nhàng hướng dẫn con xử trí nếu lỡ ị đùn. Nên tâm sự với con để xem con đang gặp khó khăn, lo lắng gì
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh để ngăn trẻ táo bón tái đi tái lại:
    • Uống đủ nước (nhìn nước tiểu trong, vàng nhạt là bé đã uống đủ nước): Trẻ 6 tháng – 1 tuổi: ½ – 1 ly/ngày (1 ly = 250ml); Trẻ 1 – 8 tuổi: được tính theo số tuổi (VD: 1 tuổi = 1 ly/ngày, 2 tuổi = 2 ly/ngày…)
    • Tăng chất xơ: bánh mì, ngũ cốc, hoa quả (táo, đào, quýt, mâm xôi…), rau xanh (cải xanh, cải bắp, cà rốt, súp lơ, bí ngô, bí xanh…)…
    • Cho trẻ uống thêm men vi sinh, chất xơ nếu bé lười ăn rau, tiêu hóa kém
    • Với trẻ > 1 tuổi, cần xem lại lượng sữa và các sản phẩm từ sữa vì dùng quá nhiều có thể làm tăng tình trạng táo (lượng sữa nên < 500 – 600ml/ngày)
    • Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, ăn đồ dầu mỡ với lượng vừa phải

Khi 2 yếu tố còn lại được thực hiện tốt thì liều thuốc nhuận tràng sẽ được giảm dần một cách nhanh hơn và ngưng.

Mong rằng mẹ sẽ áp dụng được tốt những hướng dẫn trị táo cùng PEGinpol trên đây để tình trạng trẻ táo bón kéo dài mãi không khỏi được đẩy lùi một cách hiệu quả và an toàn. Để Buona có thể lắng nghe và hỗ trợ cụ thể hơn trong tình trạng của bé, mẹ có thể inbox qua Zalo/Facebook của Buona nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline