Ngậm nước muối có tác dụng gì? Hướng dẫn cho bé ngậm đúng cách

Tuy sử dụng muối hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết ngậm nước muối có tác dụng gì. Cùng tìm hiểu tác dụng của việc ngậm nước muối cũng như hướng dẫn thực hiện đúng cách thông qua bài viết sau đây. Cùng xem ngay!

1/ Ngậm nước muối có tác dụng gì cho bé?

Trước khi biết ngậm nước muối có tác dụng gì, ta có thể tìm hiểu thành phần chính của nước muối để biết tại sao dung dịch này lại được nhiều gia đình ưa chuộng để chăm sóc sức khỏe đến vậy.

Thành phần chính của muối là Natri Clorua có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả bởi muối có thể hấp thụ nước giúp cho môi trường trong khoang miệng trở nên kiềm hóa, tránh axit tạo tiền đề cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, ngậm nước muối còn rất đơn giản,dễ thực hiện với nguyên liệu dễ dàng tìm mua, giá thành rẻ, an toàn với trẻ nhỏ.

Với trẻ sơ sinh, cha mẹ vẫn thường hay rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho bé. Và khi trẻ 2-3 tuổi khi đã bắt đầu có nhận thức và thực hiện theo hướng dẫn của bố mẹ.

Chính vì vậy mà sử dụng nước muối để vệ sinh miệng được xem như một thói quen thường xuyên của mỗi gia đình với những tác dụng đặc biệt có thể kể đến sau đây:

– Ngăn ngừa mùi hôi trong khoang miệng

Nhiều người thường ngậm nước muối sau khi ăn xong bởi dung dịch này có khả năng loại bỏ mùi hôi, mùi khó chịu của thức ăn hiệu quả. Điều này cũng có tác dụng đối với trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra mùi hôi là do vi khuẩn tấn công khoang miệng gây ra viêm nướu, chảy máu chân răng. Loại bỏ các mảng bám còn sót lại do thức ăn có thể khiến mùi hôi khó chịu không còn nữa.

– Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Không thể không nhắc tới tác dụng tuyệt vời của nước muối trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Sử dụng dung dịch này với chất Florua trong muối có thể hạn chế được nguy cơ sâu răng do mảng bám thức ăn còn sót lại và củng cố sức khỏe của nướu răng, tránh tình trạng tụt lợi, viêm nướu, bào mòn men răng khiến răng trở nên yếu hơn, nguy hiểm khi dẫn tới gẫy răng, rụng răng ngay từ khi trẻ còn bé.

– Giúp dịu lại sự đau rát từ cổ họng

Đây là yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến vấn đề ngậm nước muối có tác dụng gì. Nước muối có thể hạn chế vi khuẩn xâm nhập, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự nhiễm trùng bằng cách cung cấp tế bào bạch cầu đển vùng cổ họng đang đau rát, tổn thương. Trẻ khi viêm họng, viêm amidan thường quấy khóc, khó chịu, lúc này mẹ có thể cho bé ngậm nước muối và súc họng để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

ngậm nước muối có tác dụng gì

Bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi dùng nước muối súc họng và ngậm trong miệng

– Giúp những vết nhiệt miệng trở nên dịu nhẹ

Nhiệt miệng, lở loét thường gây khó chịu trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Sử dụng nước muối để ngậm có tác dụng làm dịu nhẹ, loại bỏ vi khuẩn tấn công khiến tình trạng lở loét trở nên nặng nề hơn. Đây là lí do tại sao nước muối được lựa chọn để sử dụng sau khi thực hiện các phẫu thuật tại khu vực miệng.

– Ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp

Đặc biệt phải kể đến tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên bởi tai – mũi – họng thường có liên quan mật thiết đến nhau nên việc sử dụng nước muối có tác dụng không hề nhỏ trong việc đảm bảo sức khỏe của các bộ phận này thực hiện đúng chức năng.

Tham khảo: Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé thường xuyên không?

2/ Trẻ ngậm nước muối nhiều có tốt không?

Mặc dù đã biết được ngậm nước muối có tác dụng gì tuy nhiên vấn đề trẻ ngậm dung dịch nước muối nhiều có tốt không? Câu trả lời là nước muối có rất nhiều những tác dụng tuy nhiên nếu lạm dụng cũng có thể gây ra những tác hại nhất định đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Trẻ có sức đề kháng còn yếu cùng hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên khi ngậm nước muối quá nhiều có thể gây tổn thương đến niêm mạc họng của trẻ, tạo điều kiện để vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập hơn. Điều này sẽ khiến hệ hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng khi trẻ có nguy cơ viêm họng cao hơn so với những người khác.

Ngoài ra, nhiều người cũng sẽ có nhầm tưởng rằng pha nước muối ngậm càng nhiều sẽ càng tốt cho sức khỏe răng miệng nhưng tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm bởi điều này sẽ vô tình tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi gây ra sự mất cân bằng trong môi trường miệng khiến khả năng mắc bệnh cao hơn. Trẻ ngậm nước muối nhiều còn khiến men răng bị ảnh hưởng, răng trở nên yếu hơn, dễ hình thành cao răng, sâu răng ở trẻ em diễn ra phổ biến hơn.

Nhiều cha mẹ vẫn còn lo ngại việc cho trẻ nuốt kem đánh răng, bé không chịu hợp tác. Tuy nhiên, theo khuyến cáo mới, các Nha sĩ và BS Nhi khoa đã khuyến khích trẻ cần đánh răng với kem đánh răng có chứa Fluor ngay từ khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Nếu thời gian đầu, bé còn khó khăn trong hợp tác, cha mẹ nên bổ sung Fluor nhỏ giọt dùng đường uống cho bé.

Mẹ nên cho con ngậm nước muối khoảng 2-3 lần/ tuần để phát huy tốt nhất tác dụng, tránh những tác hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con đồng thời rèn luyện thói quen đánh răng tốt cho bé. 

tần suất súc miệng nước muối

Chỉ nên súc miệng bằng nước muối cho con với tần suất thích hợp, không nên quá lạm dụng

3/ Hướng dẫn ngậm nước muối đúng cách

Để ngậm nước muối có tác dụng gì một cách tốt nhất, bạn có thể tham khảo hướng dẫn ngậm nước muối đúng cách như sau:

Chuẩn bị: nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha theo tỉ lệ 0,9% (9g muối tương ứng với 100 ml nước ấm).

Cách súc miệng bằng nước muối sinh lý:

– Bước 1: Đưa nước muối vào bên trong khoang miệng với lượng vừa đủ. Tránh lượng quá nhiều gây ra tình trạng khó chịu.

– Bước 2: Chỉ nên ngậm nước muối ít nhất trong 30 giây kết hợp súc miệng, súc họng nhẹ nhàng. Bạn cần đảm bảo rằng thời gian ngậm là đủ để dung dịch tiếp xúc tới mọi ngóc ngách trong khoang miệng. 

– Bước 3: Tiếp theo, nhổ dung dịch nước muối vừa ngậm ra bên ngoài và tiếp tục súc miệng lần 2. Đối với lần này, bạn nên để thời gian súc miệng lâu hơn (khoảng 1 phút). 

– Bước 4: Súc miệng lại bằng nước sạch sau khi ngậm nước muối để đảm bảo không còn muối sót lại trong khoang miệng.

hướng dẫn ngậm nước muối đúng cách

Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên tận tình hướng dẫn để con có thể súc miệng bằng nước muối đúng cách nhất

Chú ý: 

– Lựa chọn các sản phẩm nước muối sinh lý chính hãng, đầy đủ, rõ ràng hạn sản xuất và hạn sử dụng.

– Đối với súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần thì chỉ nên ngậm nước muối từ 2-3 lần/ tuần, không quá lạm dụng gây ảnh hưởng không tốt đến khoang miệng.

– Ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường.

– Đối với súc miệng nước muối cho bé, mẹ nên hướng dẫn đầy đủ, chi tiết và quan sát con thực hiện để việc sử dụng nước muối đạt được kết quả tốt nhất.

Hi vọng bài viết về ngậm nước muối có tác dụng gì đã giúp cho các bạn có thêm những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp trong thời gian sớm nhất!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline