Vấn đề trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không thực sự không phải là một vấn đề nhỏ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nếu không tìm ra cách xử lý an toàn, hiệu quả. Vậy trẻ sôi bụng có sao không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tình trạng này là gì? Tất cả các câu trả lời sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.
1/ Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?
Để biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không thì ta cần hiểu rằng trẻ bị sôi bụng là do sự tắc nghẽn một lượng khí tại các nếp gấp trong hệ tiêu hóa khiến bụng của trẻ có chứa nhiều khí và tạo nên những tiếng “ùng ục” như sôi lên. Thông thường thì đây là cơ chế hoàn toàn bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe khi trẻ đói bụng tuy nhiên ở một số trường hợp thì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm của hệ tiêu hóa.
Những bệnh lý này khi không được nhận biết và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ khó tiêu hóa, kém hấp thu và chậm phát triển. Không những vậy, tình trạng này sẽ khiến đường ruột của trẻ gặp các bệnh lý nguy hiểm, đôi khi ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng bé sôi bụng có thể là do trẻ đang đói. Mẹ nên cho trẻ sơ sinh ăn sữa ngay để giúp trẻ không bị cồn ruột gây ra sôi bụng. Đây là cơ chế sinh lý bình thường, có thể nhanh chóng kết thúc nên mẹ không cần quá lo lắng. Nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng kèm theo những biểu hiện như nôn trớ, quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, kém phát triển thì mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua bởi có thể trẻ đã mắc một số bệnh lý nguy hiểm như đã kể đến ở trên.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng trong một số trường hợp sẽ cảnh báo các bệnh lý về đường tiêu hóa nguy hiểm
2/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Thực tế thì trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không và có nghiêm trọng đối với sức khỏe hay không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ. Cụ thể một số lý do dẫn đến sôi bụng của trẻ như sau:
Do trẻ đang đói
Đây là cơ chế bình thường của cơ thể khi dạ dày co bóp và tiêu hóa. Mẹ có thể nghe thấy tiếng sôi của bụng trẻ kèm theo những tiếng sôi “ùng ục”. Tình trạng này sẽ nhanh chóng kết thúc khi mẹ cho trẻ ăn nên mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Do chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ được xem như nguồn dinh dưỡng chính để nuôi dưỡng bé. Nên nếu chế độ dinh dưỡng trong chế độ ăn của mẹ không đảm bảo sẽ dẫn đến trẻ bị sôi bụng, đi ngoài do dị ứng với thành phần có trong sữa.
Những thực phẩm thường gây ra dị ứng phổ biến ở trẻ có thể kể đến như: hải sản, đồ ăn tươi sống, quá nhiều đạm, cay nóng, hoặc đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín…
Do trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Khi bị virus và vi khuẩn (salmonella, coli ..) tấn công hệ tiêu hóa khiến mất cân bằng vi sinh đường ruột gây ra tiêu chảy, đi ngoài, sôi bụng phổ biến ở trẻ.
Do trẻ không hấp thụ hết được dưỡng chất
Đặc biệt là đối với trẻ uống sữa công thức, lượng đường lactose quá lớn khiến hàm lượng enzym có trong cơ thể của trẻ không thể dung nạp được dẫn đến dư thừa, gây ra sôi bụng, đi ngoài, tiêu chảy …
Do trẻ bú sữa không đúng cách
Nhiều mẹ lo lắng khi cho con bú không đúng cách khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không. Với trường hợp này, khi trẻ bú sai cách khiến trẻ nuốt vào một lượng không khí lớn dẫn đến tình trạng sôi bụng ở trẻ. Mẹ nên chú ý với núm vú khi cho trẻ sơ sinh, kích thước, tư thế bú để đảm bảo tư thế bú đúng cách cho bé.
3/ Dấu hiệu sôi bụng thường thấy ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu sôi bụng thường thấy ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ xác định được tình trạng cũng như đưa ra những biện pháp chăm sóc cho phù hợp. Một số biểu hiện đó là:
- Có những tiếng òng ọc, ùng ục phát ra từ bụng trẻ
- Khi đặt tay trên bụng trẻ, mẹ có thể cảm nhận được bụng trẻ đang sôi lên.
- Trẻ hay bị nôn trớ, đặc biệt là sau khi ăn xong.
- Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, hay ọc sữa.
- Trẻ hay quấy khóc, bỏ bú
- Trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy, đi ngoài.
Mẹ có thể đặt tay lên bụng của trẻ để cảm nhận được bụng của trẻ sơ sinh có sôi hay không
4/ Cách xử lý sôi bụng cho bé hiệu quả
Để giúp trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không không còn là nỗi lo lắng to lớn của mỗi gia đình có trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có thể xử lý theo những cách sau đây:
Cách 1: Cho trẻ bú sữa
Bởi vì trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể do trẻ đang đói nên mẹ có thể cho trẻ bú sữa để tình trạng này nhanh chóng chấm dứt.
Cách 2: Massage vùng bụng
Thực hiện cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi là một giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng trẻ sôi bụng. Mẹ làm ấm 2 lòng bàn tay bằng cách xoa vào nhau. Tiếp sau đó nhẹ nhàng đặt tay lên bụng trẻ và massage theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 đến 3 phút. Cứ như vậy vài lần cho đến khi mẹ không còn nghe thấy tiếng sôi bụng của trẻ nữa.
Cách 3: Vỗ nhẹ lưng trẻ
Bé sôi bụng kèm theo tiếng khóc thì mẹ nên đặt bé lên vai, sau đó vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ để khí ở trong bụng trẻ đi ra ngoài giúp trẻ chấm dứt tình trạng sôi bụng.
Vỗ lưng cho trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn trong những lúc bị sôi bụng
Cách 4: Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Khi thấy bất cứ dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng hoặc đi ngoài không rõ nguyên nhân, mẹ nên xem lại chế độ ăn của mình bởi nếu mẹ nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa của trẻ.
Mẹ không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các loại hạt, hải sản, đồ ăn cay nóng, cà phê, đồ uống có gas đều gây cho bé chướng bụng, sôi bụng phổ biến. Mẹ nên bổ sung thêm chất xơ, rau củ quả, trái cây vào bữa ăn hàng ngày.
Cách 5: Đưa trẻ đến bệnh viện
Để tình trạng sôi bụng của bé không tiến triển nặng và để lại những hậu quả đáng tiếc, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán khi tình trạng này của trẻ kéo dài không chấm dứt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ toàn diện của trẻ nhỏ ngay từ những năm tháng đầu đời.
Tham khảo thêm: 2 Mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh theo dân gian hiệu quả nhất
5/ Phòng ngừa sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng thì trong một số trường hợp sẽ để lại những hậu quả vô cùng khó lường. Chính vì vậy, việc phòng ngừa cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Mẹ nên nắm được những cách thức ngăn ngừa như sau:
Thiết lập một lịch cho trẻ bú khoa học
Điều này để tránh việc trẻ sẽ bị đói bụng gây ra sôi bụng đồng thời cũng tạo cho trẻ một thói quen ăn uống khoa học, giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Chú ý tư thế bú cho trẻ đúng cách
Để đầu của trẻ cao hơn so với phần bụng để hạn chế tối đa tình trạng trẻ nuốt quá nhiều bọt khí dẫn đến sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn, hạn chế tối đa tình trạng trào ngược dạ dày khiến trẻ nôn trớ sữa vừa ăn ra ngoài.
Tìm hiểu thật kỹ các loại sữa công thức
Mẹ sẽ không cần băn khoăn trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không nữa một khi đã lựa chọn được một loại sữa phù hợp. Đó là loại sữa giúp trẻ tiêu hóa tốt nhất, tránh khiến trẻ dị ứng các thành phần của sữa, đặc biệt nên chọn những loại sữa có thành phần đường lactose thấp là tốt nhất đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
Chế độ ăn uống của mẹ
Mẹ nên ăn những thực phẩm ít mỡ, không nên ăn hải sản, đồ ăn sống, tái, các loại hạt… nhằm giúp chất lượng sữa của mẹ được đảm bảo, tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng Simbiosistem Bustine là men vi sinh dạng gói đặc hiệu táo bón và loạn khuẩn đường ruột có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột của trẻ như: đau bụng, tiêu chảy, kém hấp thụ. Sản phẩm được sản xuất 100% từ Italy với công thức độc quyền bao gồm 2 chủng lợi khuẩn sống là Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus plantarum đã được chứng minh lâm sàng là an toàn và có thể giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, đặc biệt là sử dụng được với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Simbiosistem Bustine có dạng đơn liều tiện dụng và có thể ngăn ngừa tình trạng sôi bụng ở trẻ nhỏ hiệu quả.
Mong rằng bài viết về trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ vấn đề nào, hãy nhanh chóng gọi ngay đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất.
Tham khảo thêm bài viết: Bé sơ sinh bị són và sôi bụng do nguyên nhân nào? 4 cách xử lý