Răng sữa của bé bị mủn do nguyên nhân nào? Các dấu hiệu phổ biến

Hiện tượng răng sữa của bé bị mủn xảy ra phổ biến ở đa số trẻ nhỏ gây ra những lo lắng nhất định cho các bậc phụ huynh mong muốn con mình có một hàm răng chắc khỏe. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Dấu hiệu và cách xử lý ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây!

1/ Nguyên nhân răng sữa của bé bị mủn

Răng sữa của bé bị mủn là hiện tượng men răng của bé bị hư hại dẫn đến hình thái răng bị sún, sâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn uống và đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ khi người lớn thường chủ quan cho rằng răng sữa sẽ rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên không để lại nhiều hậu quả nặng nề. 

Tuy nhiên, thực tế rằng khi răng trẻ bị mủn sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức, gây khó chịu dẫn đến việc sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sẽ không được đảm bảo. Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để có chế độ chăm sóc răng tốt nhất cho trẻ. Để làm được điều này, các mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân dẫn đến răng sữa của bé bị mủn như sau:

Do chế độ ăn uống

Trẻ nhỏ thường đặc biệt thích đồ ngọt như bánh kẹo, nước trái cây chứa nhiều đường, dễ bám dính vào răng làm phá hủy lớp men răng dẫn đến cấu trúc răng bị phá hủy khiến răng bị sún, mủn và sâu. Đối với trẻ nhỏ, lớp men răng sữa còn rất mỏng nên việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại và răng vĩnh viễn của trẻ sau này.

Do vệ sinh răng không đúng cách

Rất nhiều phụ huynh có suy nghĩ rằng răng sữa sẽ được thay thế nên không chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng của trẻ. Cụ thể là không cho trẻ đánh răng hàng ngày dẫn đến thức ăn còn đọng lại khiến vi khuẩn sinh sôi tấn công men răng. Tình trạng này lâu ngày sẽ làm cho răng yếu đi, dễ sâu, sún răng thậm chí gây ra những đau đớn, khó chịu cho trẻ trong cuộc sống.

Do sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh cũng được biết đến như một nguyên nhân dẫn đến răng sữa của bé bị mủn. Điều này xảy ra ở những trẻ hoặc mẹ bầu đang mang thai phải điều trị bệnh lý bằng thuốc kháng sinh.

Do cơ thể thiếu canxi và fluor

Canxi và fluor cấu tạo nên men răng nên khi cơ thể thiếu đi 2 thành phần này sẽ làm ảnh hưởng đến men răng khiến răng không khỏe, dễ sâu và sún, mủn răng, Ngoài ra, khi thiếu canxi, fluor thì trẻ sẽ đối diện với nguy cơ chậm mọc răng, răng yếu, dễ rụng.

răng sữa của bé bị mủn

Thiếu canxi và fluor làm men răng yếu sẽ dẫn đến răng bị mủn 

Do trẻ bú buổi đêm

Đối với những trẻ đang trong quá trình mọc răng sữa và vẫn bú mẹ sau khi bú vào ban đêm xong không được vệ sinh răng sạch sẽ sẽ dẫn đến tình trạng sản sinh ra acid, vi khuẩn phá hủy men răng, đặc biệt lúc này men răng của trẻ còn yếu nên dễ bị tổn thương gây mủn, sâu răng phổ biến.

2/ Dấu hiệu bé bị mủn răng sữa

Một số dấu hiệu răng sữa của bé bị mủn mà mẹ có thể chú ý để có những giải pháp điều trị kịp thời cho con như sau:

Dựa vào màu sắc răng

Màu sắc răng của trẻ không có độ trắng và bóng mà thay vào đó chuyển sang màu ngà, xỉn màu, sau dần chuyển sang màu đen.  Đây là dấu hiệu ban đầu của tình trạng răng bị mủn, sún.

Dựa vào hình dạng răng

Hình dạng răng bị biến dạng, răng bị mất đi một phần hoặc bị ăn mòn đến tận lợi để lộ ra màu đen. Ngoài ra, răng sẽ dễ gãy, rụng, vỡ hơn so với những chiếc răng bình thường khác.

Dựa vào cảm giác của trẻ

Đối với những chiếc răng bị mủn, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu trong lúc ăn hoặc sinh hoạt hàng ngày. Mẹ có thể quan sát biểu hiện của trẻ như chán ăn, bỏ bú hay quấy khóc để phát hiện những bất thường của con để có những giải pháp tốt nhất.

răng sữa của bé bị mủn

Dựa vào màu sắc, hình thái răng mà ta có thể nhận biết được răng của trẻ bị mủn 

3/ Cần làm gì khi răng sữa bé bị mủn

Khi thấy răng sữa của bé bị mủn, điều mà mẹ cần làm đó là nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và đưa ra giải pháp cụ thể nhất. Sở dĩ như vậy là bởi khi mẹ đã nhìn thấy rõ ràng hình thái răng của trẻ, điều này đồng nghĩa với việc răng của trẻ đang gặp những vấn đề nhất định, cần có sự can thiệp của bác sĩ để xử lý cũng như bảo vệ những chiếc răng xung quanh của trẻ không bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp trẻ bị đau nhức, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ nhỏ. Tuy nhiên điều này chỉ giúp trẻ giảm đau tức thời, không thể điều trị dứt điểm nên mẹ vẫn cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn để khắc phục tình trạng của con tốt nhất.

4/ Làm sao để răng của trẻ luôn khỏe mạnh

Để tránh tình trạng răng sữa của bé bị mủn, mẹ nên chú ý một số điều như sau:

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, mẹ cần chăm sóc, vệ sinh chúng thật cẩn thận bằng gạc nướu với nước ấm để đảm bảo không cho vi khuẩn, mảng bám hình thành phá hủy men răng của trẻ. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà cách chăm sóc sẽ khác nhau nên mẹ cần chú ý thực hiện đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, đảm bảo cho quá trình mọc răng vĩnh viễn diễn ra thuận lợi nhất.

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Hạn chế đồ ngọt, tinh bột là điều cần thiết nếu mẹ không muốn tình trạng răng sữa của bé bị mủn xảy ra. Những đồ ăn cần lưu ý có thể kể đến như: các loại bánh kẹo, nước trái cây có đường, … 

Bổ sung thêm canxi 

Một cách để giúp răng sữa của bé không bị mủn đó chính là bổ sung thêm canxi bởi khi củng cố thêm canxi, men răng của trẻ sẽ khỏe mạnh, không bị tấn công bởi các vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tối đa các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra. 

Mẹ có thể tham khảo cho trẻ sử dụng Canxi Cafir D3 được sản xuất tại Italy với thành phần từ nấm sữa Kefir, Canxi và vitamin D3 có tác dụng hỗ trợ hệ thống xương, răng phát triển toàn diện, ngăn ngừa tình trạng còi xương, suy sinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ tối đa. Sản phẩm có mùi vị thơm ngon, dễ uống nên được rất nhiều các gia đình ưa chuộng và lựa chọn để sử dụng cho trẻ nhà mình với mong muốn trẻ sẽ phát triển toàn diện nhất về thể chất và tinh thần.

Thăm khám nha khoa

Trẻ cần được đi thăm khám nha khoa khoảng 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả những bệnh lý có thể xảy ra nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất, tránh trường hợp bệnh lý chuyển biến nặng gây khó khăn trong việc điều trị, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ.

Mong rằng bài viết răng sữa của bé bị mủn đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé yêu của gia đình mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline