Tài liệu tham khảo – Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem

1. “Tương lai của các chế phẩm lợi khuẩn dạng bao phim”

Tác giả: Mario D. Piano MD – Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Maggiore della Carita, Novara, Italy.

Nội dung nghiên cứu: 21 đối tượng được lựa chọn để nhận hỗn hợp chủng lợi khuẩn L. plantarum và B. Breve ở dạng không bao phim, và 23 đối tượng nhận cùng chủng được bao phim với tỷ lệ 5:1 ( 10 tỷ lợi khuẩn không bao phim : 2 tỷ lợi khuẩn bao phim)

Kết quả: Hơn 90% lợi khuẩn bao phim sống sót khi đi qua dạ dày trong khi có có chưa đến 20% lợi khuẩn không bao phim sống sót.

Tài liệu: Is microencapsulation the future of probiotic preparations? The increased efficacy of gastro-protected probiotics. (Xem bản đầy đủ TẠI ĐÂY)

2. “Việc sử dụng lợi khuẩn trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em: một báo cáo tổng quan bởi các chuyên gia Mỹ La Tinh”

Tác giả: Sylvia Cruchet và cộng sự (Viện dinh dưỡng & Công nghệ thực phẩm, ĐH Chile; Khoa tiêu hóa nhi, ĐH La Frontera, Chile;…)

Nội dung nghiên cứu: Tổng hợp các hướng dẫn lâm sàng, phân tích meta, thử nghiệm ngẫu nhiên ( RCTs), nghiên cứu thuần tập để đánh giá hiệu quả của các chủng lợi khuẩn đối với các bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ.

Kết quả: Các nhóm chuyên gia Mỹ Latinh đã đồng thuận, khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học sau đây cho các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em:
+ Phòng ngừa tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp (AID): Bifidobacterium lactis , Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) và L. reuteri
+ Điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp: LGG và S. boulardii, L. reuteri
+ Phòng ngừa tiêu chảy bệnh viện: B. lactis Bb12 , B. bifidum , LGG và Streptococcus thermophiles
+ Phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh: LGG và S. boulardii
+ Phòng ngừa và điều trị đau bụng ở trẻ sơ sinh: L. reuteri DSM 17938
+ Cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích: LGG
+ Viêm ruột hoại tử: LGG, L.reuteri, hỗn hợp Bifidobacterium và Streptococcus
L. Rhamnosus GG và L. Reuteri và S. Bouladii là chế phẩm sinh học được nghiên cứu tốt nhất và đã chứng minh là có hiệu quả nhất trong điều trị vào giai đoạn đầu khi trẻ bị bệnh đường tiêu hóa.

Tài liệu: The Use of Probiotics in Pediatric Gastroenterology: A Review of the Literature and Recommendations by Latin-American Experts (Xem bản đầy đủ TẠI ĐÂY)

3. “Lợi khuẩn giúp phòng chống rối loạn tiêu chảy ở trẻ em dùng kháng sinh”

Tác giả: Szajewska H và cộng sự (EPSGHAN – Hiệp hội Nhi khoa Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu) – . Nhóm chuyên gia ESPGHAN.

Nội dung nghiên cứu: Đánh giá tác động khi sử dụng men vi sinh trong phòng ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh (ADD) ở trẻ em.

Kết quả: Khuyến cáo sử dụng L.rhamnosus GG và S.Boulardii vì có chất lượng bằng chứng tốt.

Tài liệu: Probiotics for the Prevention of Antibiotic – Associated Diarrhea in Children (tạp chí J Pediatr Gastroenterol Nutr, Tháng 3, 2016) (Xem bản đầy đủ TẠI ĐÂY)

Tham khảo thêm sản phẩm tại: https://buonavn.com/san-pham/loi-khuan-bao-phim-simbiosistem/

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline