Sữa công thức có phải sữa bò không? 2 loại khác nhau như thế nào

Sữa công thức có phải sữa bò không? Nếu có thì mẹ có thể thay thế 2 loại này cho nhau? Nếu không thì sữa công thức được làm từ gì?… Buona sẽ giải đáp cùng mẹ những thông tin thú vị xung quanh chủ đề sữa công thức, sữa bò này.

1/ Sữa công thức có phải sữa bò không?

sữa công thức có phải sữa bò khôngTrên thực tế, sữa công thức được làm từ sữa bò nhưng đã được xử lý để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và đường tiêu hoá của trẻ sơ sinh. Sữa công thức không giống như sữa bò, nó được nghiên cứu và sản suất để giống nhất so với sữa mẹ. Hiện nay có 2 loại sữa công thức chính là sữa giai đoạn 1 và sữa giai đoạn 2 phù hợp với từng đối tượng trẻ nhỏ khác nhau.

2/ Sữa công thức với sữa bò khác nhau như thế nào?

Sữa công thức có phải sữa bò không thì sữa công thức sẽ được bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất và chất béo cần thiết cho trẻ mà sữa bò bình thường không thể có.

Đặc biệt, điều quan trọng hơn cả là sữa công thức có hàm lượng protein vừa phải để trẻ có thể dễ dàng tiêu hoá và hấp thu. Trong khi đó, sữa bò có mức protein quá cao, có thể gây căng thẳng cho thận còn non nớt ở trẻ sơ sinh, kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, mất máu trong phân, có thể gây sốt, tiêu chảy.

Vì những lý do này, em bé của bạn không nên nhận bất kỳ loại sữa bò nào cho tới khi được 12 tháng tuổi, trừ khi không có loại sữa khác và chỉ dùng trong thời gian ngắn.

3/ Cách chọn sữa công thức cho trẻ

sữa công thức có phải sữa bò không

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức đến từ các thương hiệu khác nhau cho trẻ. Do đó, mẹ hãy kiểm tra thật cẩn thận để đảm bảo rằng bạn đang mua loại sữa phù hợp cho con mình.

Về tính chất vật lý, sữa công thức có 2 dạng khác nhau: dạng bột khô hoặc dạng nước pha sẵn. Nhìn chung 2 loại tương tự về thành phần dinh dưỡng, dạng nước pha sẵn sẽ tiện lợi hơn nhưng có xu hướng đắt hơn và cần sử dụng nhanh sau khi mở nắp.

Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là mẹ cần chọn loại sữa công thức phù hợp với độ tuổi và tình trạng của bé, như:

  • 6 tháng đầu đời (hoặc suốt năm đầu tiên): dùng sữa công thức đầu tiên có hàm lượng đạm whey cao được cho là dễ tiêu hoá hơn so với các loại sữa công thức khác
  • 6 tháng tiếp theo: sử dụng sữa công thức tiếp theo (6-12 tháng). Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc chuyển sang sữa công thức tiếp theo sau 6 tháng không mang lại lợi ích hơn cho trẻ. Do đó, trẻ có thể tiếp tục sử dụng sữa công thức đầu tiên cho tới khi được 1 tuổi
  • Khi trẻ 1 tuổi: có thể bắt đầu uống sữa bò nguyên kem, sữa cừu hoặc sữa dê (miễn là đã được tiệt trùng). Sữa dê ít gây dị ứng ở trẻ hơn sữa bò, nhưng cũng không dùng được với trẻ dị ứng đạm sữa bò
  • Sữa chống trào ngược: có công thức được làm đặc nhằm mục đích chống trào ngược ở trẻ (khi trẻ hay ọc sữa trong hoặc sau khi bú). Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng khi có lời khuyên từ chuyên gia y tế
  • Sữa thuỷ phân một phần: phù hợp cho trẻ sơ sinh nhưng chỉ sử dụng khi có lời khuyên từ chuyên gia y tế. Sữa chứa đạm sữa bò đã được thuỷ phân một phần, giúp dễ tiêu hoá và hạn chế các vấn đề tiêu hoá như đau bụng, táo bón. Sữa không phù hợp với trẻ dị ứng đạm sữa bò
  • Sữa free lactose: phù hợp cho trẻ sơ sinh nhưng chỉ sử dụng khi có lời khuyên từ chuyên gia y tế. Công thức phù hợp với những trẻ bất dung nạp đường sữa – không thể hấp thụ đường tự nhiên trong sữa và các sản phẩm từ sữa – hay có các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng sau khi uống sữa
  • Sữa công thức đậu nành: phù hợp cho trẻ từ 6 tháng nhưng chỉ sử dụng khi có lời khuyên từ chuyên gia y tế. Sữa được làm từ đậu nành, không phải sữa bò nên được sử dụng cho trẻ bị dị ứng sữa bò (theo chỉ định từ bác sĩ)
  • Sữa bò nguyên kem phù hợp làm thức uống chính cho trẻ từ 1 tuổi. Sữa bò tách kem phù hợp cho trẻ trên 2 tuổi đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng

4/ Lưu ý khi cho trẻ dùng sữa công thức

Sữa công thức có phải sữa bò không

Khi cho trẻ dùng sữa công thức, mẹ cần lưu ý:

  • Cho bé uống sữa công thức phù hợp với độ tuổi
  • Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi uống: sữa đặc, sữa bò, sữa dê, sữa cừu, các loại đồ uống khác được gọi là “sữa” (đồ uống đậu nành, gạo, yến mạch hoặc hạnh nhân) trừ khi được chuyên gia y tế khuyến nghị
  • Pha sữa công thức đúng hướng dẫn (nhiệt độ, tỷ lệ nước…)
  • Nên hạn chế thay đổi sữa quá thường xuyên vì hương vị sữa thay đổi đôi chút có thể làm đảo lộn thói quen ăn uống của bé. Khi thay đổi, cần đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn sữa mới vì các loại sữa khác nhau thường có kích thước muỗng và được pha chế theo những cách khác nhau
  • Khi trẻ được 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé tập uống bằng cốc. Bạn có thể đặt mục tiêu ngừng sử dụng bình sữa khi bé được 12 tháng

Bên cạnh đó, để giúp bé tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, mẹ có thể tham khảo bổ sung men xơ Simbiosistem Bustine cho bé.

Men xơ Simbiosistem Bustine

Simbiosistem Bustine có hai chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 (ATCC: SD5212) và Lactobacillus plantarum Lp-115 (ATCC: SD5209) đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột: tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu…. Công thức độc quyền phối hợp cùng Orafti® – hỗn hợp chất xơ Inulin làm giàu oligofructose – giúp trẻ đi phân mềm, ổn định hệ tiêu hóa.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ về sữa công thức có phải sữa bò không, đặc biệt là biết cách lựa chọn sữa phù hợp với bé. Nhìn chung, hầu hết trẻ sơ sinh đủ tháng khoẻ mạnh nên dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức làm từ sữa bò cho tới 12 tháng tuổi. Nếu mẹ muốn dùng cho bé loại nào khác, trước tiên hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/bottle-feeding/types-of-formula/
  • https://raisingchildren.net.au/newborns/breastfeeding-bottle-feeding/bottle-feeding/infant-formula
  • https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/formula-feeding/Pages/Why-Formula-Instead-of-Cows-Milk.aspx

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline