Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài do những nguyên nhân nào?

Tình trạng trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài khiến nhiều phụ huynh lo lắng không biết con bị làm sao. Thông thường, nôn ói là biểu hiện phổ biến của vấn đề tiêu hóa, tuy nhiên cũng có thể do các bệnh lý nghiêm trọng khác. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu rõ hơn tình trạng trẻ bị nôn không sốt là do đâu và cách xử lý như thế nào.

1/ Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài do nguyên nhân gì

Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm, viêm ruột, và một số bệnh nguy hiểm khác. Ba mẹ không nên quá lo lắng vì nôn là cách mà cơ thể con đang đảo thải độc tốt ra ngoài.

Bé bị nôn không sốt do ngộ độc

Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài có thể do bị ngộ độc thức ăn. Khi gặp phải tình trạng này, bé thường có các dấu hiệu như nôn liên tục 5-30 phút/ 1 lần, và trong vòng 12 giờ đầu tiên sau khi mắc bệnh.

trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu cũng khá giống viêm dạ dày ruột. Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể bị sốt cao và tiêu chảy trong những ngày đầu tiên nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài, có thể loại bỏ nguyên nhân bị viêm dạ dày.

Tắc ruột

Tắc ruột cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị nôn không sốt. Thông thường, bệnh lý này sẽ xảy ra khi ruột bị xoắn lại khiến bé không đi ngoài được. Triêu chứng phổ biến của tắc ruột là đau bụng quằn quại, đau liên tục hoặc theo từng cơn. Trẻ nôn ra chất có màu xanh vàng và thường kèm theo một số dấu hiệu như da nhợt nhạt, vã mồ hôi…

Bệnh lý này khá hiếm gặp ở trẻ em, nhưng nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra những nguy hiểm khôn lường.

tắc ruột khiến bé bị nôn

Trào ngược dạ dày thực quản

Hiện tượng trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài cũng dễ có nguy cơ bị trào ngược dạ dày. Khi gặp phải bệnh lý này, bé hay bị nôn, muốn ói, đặc biệt trong khi bú sữa mẹ.

Lồng ruột

Bé bị nôn nhưng không sốt cũng có thể do con đang mắc bệnh lồng ruột. Khi đó, con thường nôn ói, và không muốn ăn uống, khó đi tiêu, phân có thể có máu và da xanh xao. Ba mẹ cần chú ý kỹ nếu trẻ bị nôn đi ngoài không sốt thì có thể loại bỏ nguyên nhân này.

trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài

Bé bị hẹp phì đại môn vị

Ở một số trường hợp, nếu trẻ bị nôn không sốt, nôn dữ dội trong ngày, ba mẹ cần cảnh giác khả năng con bị hẹp phì đại môn vị. Mặc dù hiếm gặp, nhưng tình trạng này cũng có thể là nguyên nhân khiến bé liên tục nôn mà không đi ngoài.

2/ Cách xử lý khi trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài

Trên thực tế, trẻ bị nôn không sốt là hiện tượng khá phổ biến. Các bệnh lý gây ra không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, ba mẹ tuyệt đối không nên chủ quan với hiện tượng trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài. Dưới đây là một vài cách xử lý cho tình trạng này để giúp con hồi phục sức khỏe được phần nào.

Bù nước cho bé

Nôn ói khiến trẻ mất nước, dẫn đến khô môi và khát nước. Tình trạng mất nước kéo dài sẽ gây nên nguy hiểm cho trẻ. Do đó, ba mẹ nên bù nước cho con bằng cách bổ sung nước uống thường xuyên. Ngoài ra, có thể tham khảo một số dung dịch bù nước phù hợp cho bé để đạt hiệu quả nhanh hơn.

cần cho con bù nước

Trong quá trình này, bạn cũng cần lưu ý và theo dõi các triệu chứng mất nước ở trẻ. Một số trẻ có biểu hiện mất nước nặng như môi khô, mắt trũng, da nhợt nhạt… nên được đưa đi khám ngay.

Dinh dưỡng cho trẻ bị nôn không sốt

Các bé bị nôn không sốt và không đi ngoài nên được ăn các loại thức ăn dễ tiêu. Ba mẹ nên chia nhỏ thức ăn và bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của con. Tùy theo nhu cầu ăn uống của trẻ, bạn cũng cần lưu ý không nên ép còn ăn nhiều chỉ vì muốn con hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn.

đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con

Kê đầu cao hơn cho bé

Để giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày, các mẹ nên kê đầu con cao hơn phần chân. Hãy dùng chiếc gối không quá cứng, và cũng không quá mềm để con cảm thấy dễ chịu nhất. Ngoài ra, mẹ nên mặc quần áo rộng rãi cho bé, vì quần áo quá chật sẽ khiến con bị tức bụng, dễ muốn ói.

Phòng ngừa nguy cơ bị nôn không sốt

Để tránh những rủi ro khiến trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài, ba mẹ nên chủ động chăm sóc con thật tốt với các mẹo sau đây:

cách phòng ngừa

  • Đảm bảo thức ăn cho trẻ đã được sơ chế sạch sẽ, nấu chín đun sôi
  • Chủ động mặc ấm cho trẻ, không để gió lạnh lùa vào khiến con dễ bị cảm lạnh
  • Vào mùa lạnh, tắm cho bé trong phòng kín gió, không tắm quá lâu rồi nhanh chóng ủ ấm cho con
  • Vệ sinh tai mũi họng, chân tay cho bé hàng ngày để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus

Bổ sung men vi sinh cho bé

Men vi sinh rất tốt cho bé, nhờ khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa ổn định và giúp con tránh được những bệnh lý về tiêu hóa và đường ruột. Simbiosistem bustine là một trong những men vi sinh hàng đầu không chỉ giúp bé hấp thu chất xơ tốt hơn mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu,… 

trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài

Sản phẩm vừa giúp cải thiện vi sinh đường ruột, vừa có khả năng hỗ trợ chống lại các trường hợp loạn khuẩn đường ruột. Bustine đã được tổ chức uy tín DSMZ chứng minh an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy, ba mẹ có thể yên tâm sử dụng men vi sinh để giúp bé hấp thu xơ tốt hơn, đồng thời cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.

3/ Khi nào trẻ bị nôn không sốt cần đi khám

Nếu thấy trẻ bị nôn nhiều không bị sốt và không bị tiêu chảy có các dấu hiệu sau đây, tốt nhất là bạn nên đưa con đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

  • Chất nôn màu xanh, hoặc máu
  • Nôn kéo dài hơn 1 ngày
  • Trẻ không thể ăn hoặc uống trong nhiều giờ đồng hồ
  • Dấu hiệu mất nước nặng như môi khô, không đi tiểu trong 6 tiếng, mắt trũng, không có nước mắt
  • Da nhợt nhạt, xanh xao
  • Đau bụng dữ dội
  • Sốt cao, quấy khóc

Về cơ bản, trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau vì mỗi bé đều có một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc không giống nhau. Nếu bé bị nôn nhưng vẫn tỉnh táo vui đùa, ba mẹ không cần lo lắng, có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu thấy bé có các dấu hiệu bất thường, tốt nhất là đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và chữa trị phù hợp.

Tham khảo thêm: Trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline