Trẻ 5 ngày không đi ngoài có sao không?

Dù được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa ngoài thì trẻ sơ sinh cũng sẽ đi ngoài dao động từ 1-3 lần mỗi ngày. Vậy khi trẻ 4-5 ngày  hoặc thậm chí 1 tuần vẫn chứ đi ngoài thì ba mẹ phải xử lý thế nào. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Trẻ sơ sinh 4 – 5 ngày không đi ngoài có sao không?

Trẻ đi ngoài ra máu do táo bón

Đa số  trẻ sơ sinh đều được bú sữa mẹ hoàn toàn, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ phải cho bé dùng thêm sữa công thức. Vì nguồn sữa thức ăn được đưa vào khác nhau nên việc đi ngoài của hai nhóm trẻ cũng có sự khác biệt.

Cụ thể: với trẻ bú sữa mẹ thì số lần đi ngoài sẽ dao động trong khoảng 3-4 lần/ ngày, phân sền sệt và có mùi chua. Còn với trẻ ăn sữa công thức sẽ đi ngoài 1 lần/ ngày, phân thành khuôn và có mùi thối hơn. Các trường hợp trẻ lâu ngày không đi ngoài, thậm chí là 4-5 ngày đến 1 tuần mới đi ngoài, có thể là do trẻ đang gặp tình trạng táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa.

Nguyên nhân khiến trẻ 4-5 ngày không đi ngoài?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài trong vài ngày có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Chậm đi ngoài do táo bón, phân của bé bị vón cục, có thể do sữa mẹ hoặc sữa công thức không được mát hoặc thậm chí nóng, trẻ không được bổ sung đầy đủ chất xơ…

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày cha mẹ không nên chủ quan

  • Không đi ngoài do chậm tiêu, phân vẫn mềm… Cũng có thể do bú sữa mẹ ít để lại bã như sữa công thức, bé đi tiểu tiện cũng đã tiêu hao khá nhiều, nên phải nhiều ngày sau mới đủ tích tụ để bé đi ngoài. Hoặc là do bé bú chưa đủ sữa, bị đói… cũng khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều như thường lệ.
  • Thêm vài đó, tình trạng trẻ đi ngoài ít, phải rặn nhiều có thể do bị suy giáp bẩm sinh, phình đại tràng hoặc hẹp hậu môn bẩm sinh. Tình trạng này khá ít gặp hơn.

Cần căn cứ vào biểu hiện củ thể của bé mới để mẹ đưa ra cách xử lý phù hợp trong các trường hợp.

Tham khảo: Trẻ bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm gì?

Phải làm gì khi trẻ không đi ngoài kéo dài?

  • Điều chỉnh chế độ ăn: Trong chế độ ăn của bé cần có đủ chất xơ, nước để phân đủ lớn kích thích phản xạ buồn đi cầu giúp tống xuất phân và đủ mềm để bé đi cầu dễ dàng, không gây đau. Ngoài việc nạp thêm chất xơ thông qua mẹ thì cũng có thể bổ sung chất xơ trực tiếp cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn trái cây mềm, xay nhuyễn hoặc nước trái cây như: cam, quýt…
  • Massage bụng: Hảy thử massage cho bé theo chiều kim đồng hồ bằng cách đặt 3 ngón tay lên bụng của bé. Xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, xoa chậm và hơi ấn xuống, ấn vừa phải không quá mạnh. Tập trung xoa nhiều vào khu vực gần rốn, cách rốn khoảng 5 cm đặc biệt là ở phía sườn bên trái của bé. Thời gian thực hiện khoảng 5-10 phút. Mục đích của việc xoa bụng này là để kích thích phần đại tràng co bóp để đẩy phân xuống phía dưới gần hậu môn.
  • Thuốc trị táo bón cho trẻ thuộc nhóm nhuận tràng thẩm thấu: lactulose, sorbitol, macrogol 3350 (PEG 3350),… Nhóm thuốc này được biết đến với hiệu quả cao và an toàn hơn các nhóm thuốc còn lại (nhuận tràng kích thích, thụt tháo,…). Trong đó, theo khuyến cáo từ các Tổ chức Y tế uy tín của Châu Âu, nên ưu tiên sử dụng thuốc trị táo bón cho bé có thành phần từ PEG 3350. PEG 3350 có khả năng liên kết với nước bằng liên kết hydrogen. Từ đó tăng lượng dịch trong lòng ruột, làm mềm phân, tăng thể tích khối phân và kích thích nhu động ruột cách tự nhiên, tống phân ra ngoài cách dễ dàng. PEG 3350 được biết đến với hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn lactulose, sorbitol,…

Tuyệt đối không nên lạm dụng thụt hậu môn cho bé. Khi đã điều chỉnh lại chế độ ăn uống và massege, sử dụng thuốc trị táo bón thẩm thấu cho bé mà vẫn không đi ngoài được, có thể phân ở ruột bé đã khá đặc quánh. Lúc này mẹ có thể thụt hậu môn cho bé để giúp phân mềm và bé sẽ đi ngoài được.

Có thể áp dụng mẹo dân gian dùng mật ong trộn với nước theo tỷ lệ 1-1 để thụt cho bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên thực hiện cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh như phương pháp cuối cùng, bởi phương pháp này nếu lạm dụng rất dễ gây lệ thuộc. Bé mất phản xạ đi ngoài tự nhiên và chứng táo bón rất khó chữa.

Mẹ có thể tham khảo sản phẩm PEGinpol được nhập khẩu chính hãng từ Ý, dạng gói bột pha hỗn dịch tiện lợi, tiết kiệm. Vị cam thơm và rất dễ uống. PEGinpol không bị hấp thu, không lên men trong ruột nên hoàn toàn không gây kích ứng niêm mạc ruột của bé. Sản phẩm đã được chứng minh an toàn khi sử dụng nhiều lần và lâu dài cho bé và được khuyến cáo từ các tổ chức Y tế hàng đầu Thế giới.

Tham khảo thêm bài viết:

Trẻ đi ngoài khuôn to: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Các cách xử lý

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Xoa miệng chữa táo bón có hiệu quả không? Cách thực hiện đúng

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón là gì? Những cách phòng tránh

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline