Trẻ bị táo bón có nên uống nước cam không? Tác dụng như thế nào

Các loại trái cây họ cam quýt khá phổ biến và được ưa thích bởi nhiều trẻ. Nhưng trẻ bị táo bón có nên uống nước cam không? Nước cam có tốt trên tình trạng táo của bé?… Hãy cùng xem câu trả lời thế nào để cân nhắc việc có nên cho trẻ thường xuyên uống loại trái cây này không mẹ nhé!

1/ Trẻ bị táo bón có nên uống nước cam không?

Trẻ bị táo bón có nên uống nước cam không? Tác dụng như thế nào - Ảnh 1

Rau xanh, trái cây là nguồn bổ sung dinh dưỡng, đồng thời giàu chất xơ có tác dụng tốt trên tình trạng táo bón của trẻ. Tuy vậy, không phải loại rau xanh hay trái cây này cũng mang lại hiệu quả như nhau.

Mẹ hoàn toàn có thể cho bé uống nước cam khi bị táo bón trong thực đơn hàng ngày, nhưng không nên đặt nhiều kỳ vọng vào hiệu quả trên tình trạng táo bón. Vì nước cam không gây ảnh hưởng xấu cho bé, nhưng lợi ích của nó trong việc làm mềm phân, cải thiện nhu đông ruột cũng chưa nhiều.

Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các loại nước trái cây đều có ít nhiều tác dụng giúp giảm táo bón. Các loại nước ép có lượng sorbitol tự nhiên cao (nước ép mận, táo, lê) sẽ hiệu quả hơn. Và các loại nước ép khác, trong đó có nước cam mang lại hiệu quả thấp hơn.

2/ Tác dụng của nước cam khi điều trị táo bón

Trẻ bị táo bón có nên uống nước cam không? Tác dụng như thế nào - Ảnh 2

Với trẻ táo bón, uống nước cam sẽ mang nhiều ý nghĩa về mặt dinh dưỡng và cung cấp lượng nước cao. Và hiệu quả giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn sẽ còn khác nhau tuỳ thuộc từng bé.

Nước cam cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng nổi bật như vitamin C, các chất chống oxy hoá. Trong 1 cốc nước cam tươi có trung bình: 112 calo, 2g protein, 26g carbohydrat, 21g đường… vitamin C, A, canxi, sắt, kali, folate… và đặc biệt là lượng nước cao. Từ đó cũng cho tác dụng làm mềm phân, tăng cường sức đề kháng, chữa lành vết thương, giúp thúc đẩy quá trình hình thành xương chắc khoẻ…

Nước cam cũng có chứa chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan như pektin, giúp tăng cường sự hấp thụ nước, làm mềm phân, tăng nhu động ruột để tống đẩy phân ra ngoài. Tuy vậy, hàm lượng này không nhiều vì đã bị bỏ lại nơi các múi cam.

Vì những lý do kể trên mà chúng ta không nên kỳ vọng quá nhiều khi nhắc tới hiệu quả mà nước cam mang lại trong việc cải thiện táo. Đồng thời, mẹ nên cho bé ăn cam thay vì uống nước cam để tận dụng được lượng chất xơ tối đa.

3/ Các lưu ý khi cho trẻ uống nước cam

Trẻ bị táo bón có nên uống nước cam không? Tác dụng như thế nào - Ảnh 3

Mẹ hoàn toàn có thể cho bé táo bón từ 1 – 6 tuổi uống 120 – 180ml nước cam nguyên chất (không thêm đường) mỗi ngày, hay tới 120ml ở trẻ trên 7 tuổi. Nên pha loãng để tránh nồng độ đường cao.

Tuy nhiên, không nên duy trì việc uống nước trái cây hàng ngày quá 1-2 tuần vì có thể gây tác dụng ngược. Lượng đường dư thừa có thể làm trẻ đầy bụng, kém hấp thu, không tốt cho chế độ ăn uống và sự phát triển tổng thể.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh cho bé uống nước cam sau khi ăn no vì có thể tăng áp lực lên dạ dày, gây khó tiêu. Không nên uống nước cam vào ban đêm vì có thể làm bé đi tiểu đêm nhiều hơn và mất ngủ.

Đặc biệt, một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm vẫn là điều quan trọng nhất. Chúng ta nên tránh ép buộc trẻ ăn nhiều một thực phẩm hay nhóm thực phẩm nhất định, hay áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ thay cho các phương pháp điều trị khác.

Ở trẻ táo bón, song song với một chế độ dinh dưỡng khoa học thì mẹ cần chú ý tạo thói quen đi vệ sinh hàng ngày cho bé và sử dụng thuốc nhuận tràng để giúp trẻ duy trì đi phân mềm.

Mong rằng những những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có cho mình câu trả lời thoả đáng về việc trẻ bị táo bón có nên uống nước cam hay không? Cũng như hiểu được lợi ích thực sự của loại trái cây này để từ đó cân nhắc được việc bổ sung sao cho phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.uptodate.com/contents/constipation-in-infants-and-children-beyond-the-basics/print
  • https://www.healthline.com/health/digestive-health/juice-for-constipation

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline