Khi trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao? Trúng gió hay còn gọi là bị cảm là triệu chứng không phải là hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Trong nhiều trường hợp, bé bị trúng gió là do những tác nhân gây nên từ môi trường bên ngoài. Nhiều ba mẹ mới lần đầu chăm con không khỏi lúng túng khi con mình bị trúng gió. Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản dưới đây để biết dấu hiệu trẻ bị trúng gió và cần làm gì để khắc phục tình trạng này.
1/ Trẻ bị trúng gió nôn do nguyên nhân gì
Khi trẻ em bị trúng gió, còn thường có biểu hiện nôn ói hoặc ớn lạnh. Theo quan niệm dân gian, đây còn được gọi là trúng gió độc, còn trong Đông y, người ta gọi là hiện tượng “thời khí”. Chính gió độc xâm nhập đã gây nên tình trạng mệt mỏi, đau đầu ở trẻ, điều này khiến ba mẹ vô cùng lo lắng không biết trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao.
Thông thường, các chuyên gia đều cho rằng tình trạng trúng gió là do đột ngột gặp phải gió lạnh, trong khi cơ thể con có hệ miễn dịch còn yếu nên chưa kịp thích ứng. Kết quả là bé bị cảm gió và kèm theo triệu chứng nôn. Trong nhiều trường hợp khác, trẻ còn bị đau thắt lưng cấp và liệt dây thần kinh ngoại biên số 7.
Có những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị trúng gió như sau:
- Thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa: Đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại
- Do môi trường sống ở vùng khí hậu lạnh, có những ngày đột ngột xuống nhiệt độ rất thấp
- Do ho nhiều: việc họ làm tăng áp lực cho bụng và ép vào dạ dày khiến các cơ của bé co thắt, mà trẻ bị trúng gió nôn
- Do nuốt nhiều nước mũi và đờm: Gây nên tình trạng đầy hơi cho dạ dày dễ gây nôn nhiều
- Khi trẻ bị ép ăn nhiều: Khi trẻ bị trúng gió, ba mẹ thường có xu hướng bắt con ăn nhiều hơn để chóng khỏi bệnh. Thật không may, điều này sẽ rất dễ khiến bé bị nôn
2/ Khi trẻ bị trúng gió và nôn có sao không
Rất nhiều ba mẹ băn khoăn trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao. Tuy nhiên, trước hết, hãy hiểu sâu hơn về hiện tượng để xem mức độ nguy hiểm như thế nào. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng nếu biết được những kiến thức căn bản, ba mẹ hoàn toàn có thể khắc phục và giải quyết hiện tượng trúng gió ở trẻ nhỏ một cách dễ dàng.
Mặc dù trẻ bị trúng gió nghẹo cổ không phải là bệnh lý gây nguy hiểm, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bé. Việc mà ba mẹ nên làm là thường xuyên theo dõi các biểu hiện của con để có những giải pháp khắc phục phù hợp.
Theo các lời khuyên từ chuyên gia, nếu thấy các dấu hiệu sau ở trẻ con bị trúng gió, ba mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ để được chữa trị và chăm sóc đúng cách nhất.
- Nôn nhiều, liên tục và dữ dội
- Nôn ra máu, dịch mật
- Không buồn ăn uống
- Ngoài nôn, bé còn sốt cao trên 38,5 độ
- Biểu hiện trẻ bị trúng gió nặng còn ở dấu hiệu mất nước như da khô, mắt trũng, môi khô, người nhợt nhạt
- Tình trạng co giật, ngủ li bì, thở nhanh
3/ Trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao
Làm gì khi trẻ bị trúng gió nôn? Nhiều người mới làm cha mẹ lần đầu chắc hẳn lo sợ và bối rối khi rơi vào tình huống này. Tùy thuộc vào dấu hiệu trẻ bị trúng gió nôn sốt nặng nhẹ khác nhau mà ba mẹ sẽ biết trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao. Tất nhiên, nếu con không có dấu hiệu bất thường, bạn cũng không nên chủ quan mà không làm gì đó. Thay vào đó, hãy thực hiện một số mẹo chăm sóc tại nhà để giúp con hồi phục sức khỏe tốt nhất.
Cách trị trẻ bị trúng gió theo Đông y
Phương pháp trị trẻ bị trúng gió theo Đông Y khá phổ biến, đem lại hiệu quả cao khi bé bị trúng gió nôn ở giai đoạn đầu. Theo đó, cạo gió chính là câu trả lời đầu tiên cho nỗi băn khoăn trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao.
Mẹo cạo gió được lưu truyền đến tận bây giờ và được rất nhiều gia đình thường xuyên áp dụng mỗi khi trẻ bị trúng gió. Cách thực hiện rất đơn giản: Chỉ cần đem 1 quả trứng gà luộc cho vào vật nhỏ bằng bạc rồi đưa lên vùng lưng, tay chân của trẻ để cạo nhẹ nhàng.
Lưu ý khi áp dụng, cần để con ở phòng thoát mát, không có gió lùa. Giấy bạc sẽ chuyển đen hoặc chuyển đỏ, tương ứng với cảm gió hoặc cảm nắng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm dầu để xoa vào gan bàn chân và bàn tay trẻ để giữ ấm. Hoặc có thể để bé ngửi tinh dầu, cho ăn cháo tía tô để làm ấm cơ thể.
Xử lý khi trẻ bị trúng gió theo phương pháp Tây Y
Bạn có thể thử phương pháp Tây y để xử lý cho bé bị trúng gió nôn bằng cách sử dụng các loại thuốc được bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc này thường chứa paracetamol có thể giảm các chứng mệt mỏi, sốt…Ngoài ra, có thể bổ sung thêm vitamin C cho bé nhằm tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
Phòng tránh trúng gió cho bé
Trước khi tính đến trẻ bị trúng gió phải làm sao, ba mẹ hãy chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh cần thiết, chẳng hạn như:
- Thường xuyên cập nhật thời tiết, nhất là vào thời điểm giao mùa để biết nhiệt độ nhằm giữ ấm cho bé ở những vùng dễ nhiễm lạnh.
- Vận động vai, gáy, cổ của bé để máu lưu thông
- Không cho bé tắm sau 9h tối, và chú ý sau khi tắm cần lau khô người
- Bổ sung nước uống đầy đủ cho con
- Tắm cho bé bằng nước ấm
Biết được trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao, ba mẹ sẽ chăm sóc bé tại nhà tốt hơn trước khi con có chuyển biến nặng hơn. Việc chăm sóc con kịp thời là rất cần thiết nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, hãy thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe con để đưa sự can thiệp của bác sĩ vào chữa trị nếu cần thiết.
Tham khảo thêm: Trẻ ăn vào là bị nôn ra: Nguyên nhân và các cách xử lý kịp thời