Trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ nguyên nhân do đâu? Phải làm gì

Trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ là hiện tượng gì? Ắt hẳn có nhiều ba mẹ thấy rất lo lắng khi thấy bé yêu nhà mình thường xuyên có hành động này. Liệu đây là dấu hiệu con đang phát triển bình thường hay tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý nào đó? Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.

1/ Tình trạng trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ

Các bé sẽ trải qua những cột mốc quan trọng khác nhau trong suốt những năm tháng đầu đời của mình, từ phản xạ, hành động đến kỹ năng. Nhiều ba mẹ thấy trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ bắt đầu tỏ ra lo lắng có gì đó không ổn vì liệu có phải là quá sớm để trẻ có biểu hiện như vậy hay không. Có không ít trường hợp bé hay lắc đầu và gãi tai là do vấn đề phát triển và rối loạn thần kinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp là bình thường.

trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ

Theo tìm hiểu, các bác sĩ giải đáp rằng tình trạng lắc đầu gãi tai ở trẻ có thể do môi trường như nhiệt độ phòng, tã bị dơ, hay ở đầu và tai có bị nổi mụn không. Khi thấy bé nhà mình thường có biểu hiện như vậy, ba mẹ cần kiểm tra những điều này để xem con có đúng là gặp vấn đề đó không.

Đối với các trẻ lớn hơn, có lẽ ba mẹ sẽ không cần lo lắng quá nhiều. Vì lúc này, các kỹ năng của bé tăng lên tương ứng và bé sẽ có những biểu hiện phát triển phù hợp.

2/ Nguyên nhân khiến trẻ lắc đầu gãi tay khi ngủ

Dẫu vậy, để hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ, ba mẹ có thể xem xét những nguyên nhân dưới đây xem con đang gặp vấn đề gì.

Tự kiểm tra khả năng vận động

Ba mẹ sẽ không cần lo lắng việc trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ nếu là do bé đang kiểm tra khả năng vận động của mình. Thông thường, khi bé được 5-6 tháng tuổi, con tò mò muốn biết cơ thể mình điều khiển ra sao, do đó đã thử lắc đầu hay thậm chí vận động cả người. Nếu đúng là như vậy, mẹ không cần lo ngại vì hành động này là bình thường, hơn nữa còn là tiền đề để bé học cách ngồi về sau.

kiểm tra khả năng vận động

Do trẻ dị ứng với dầu gội hay sữa tắm

Sở hữu làn da mỏng mạnh và nhạy cảm, việc sử dụng sản phẩm tắm gội chứa nhiều hóa chất sẽ khiến con dễ bị dị ứng. Ba mẹ cần chú ý đến các thành phần có trong dầu gội hay sữa tắm để xem liệu bé có thể bị viêm da ngứa ngáy hay kích ứng da.

Trẻ bị viêm da tiết bã

Trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ cũng có thể do bị viêm da tiết bã. Điều này xảy ra vì tuyến mồ hôi phải làm việc quá tải. Lông mày, phía sau tai và da dầu là những vị trí dễ bị viêm da tiết bã nhất. Trẻ sẽ dễ bị ngứa ngáy khi khu vực da đầu bị bong tróc vảy.

Do bé đang mệt mỏi

Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến lý giải vì sao trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ. Biểu hiện lắc đầu được xem là một cách tự ru ngủ của bé để xoa dịu sự mệt mỏi. Trên thực tế, lắc đầu của bé cũng như sự ru con ngủ của các mẹ, ở đó đong đưa đầu là một mẹo nhỏ giúp con dễ đi vào giấc ngủ hơn.

trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ

Nguy cơ bị viêm tai giữa

Trường hợp trẻ lắc đầu và gãi tai thường xuyên khi ngủ cũng có thể do viêm nướu hoặc viêm tai giữa. Ba mẹ cần chú ý xem con có bị sốt, cảm lạnh hay một biểu hiện bất thường nào không để đưa con đi khám bác sĩ và có phương pháp điều trị kịp thời ngay.

3/ Cần làm gì khi bé ngủ hay lắc đầu gãi tai

Trẻ hay lắc đầu gãi tai phải làm sao? Ba mẹ cần xem xét nguyên nhân khiến bé hành động như vậy là gì để có cách chăm sóc bé cho phù hợp. Tham khảo một số gợi ý dưới đây.

Ngừng ngay sử dụng sản phẩm tắm gội chứa hóa chất

Ba mẹ chỉ nên dùng sản phẩm tắm gội bằng thảo dược thiên nhiên cho bé. Những loại này có tính kháng khuẩn, giảm ngứa, chống viêm và làm sạch da tốt. Nếu đang sử dụng sữa tắm, dầu gội hay xà phòng có chứa hóa chất kích ứng cho bé, ba mẹ cần dừng lại ngay.

ngừng ngay sử dụng

Thay đổi môi trường của bé

Đôi khi, những tác nhân môi trường như ánh sáng chói, tiếng ồn hay nhiệt độ không phù hợp sẽ khiến trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ. Bởi vậy, mẹ hãy kiểm tra xem môi trường ngủ của bé đã phù hợp chưa, theo đó thay đổi để xem bé có hành động như vậy nữa hay không. 

Không ngăn cản bé

Theo một số dữ liệu, việc trẻ lắc đầu gãi tai khi ngủ là hoạt động bình thường để giúp con tự đưa mình vào giấc ngủ. Đa số khi được 6 tuổi, các bé sẽ tự thoát khỏi hiện tượng này. Ba mẹ không nên ngăn cản bé, mà hãy dành nhiều thời gian chơi đùa với bé vào ban ngày hơn và phớt lờ hành động trên vào ban đêm của bé.

Tạo các hoạt động nhịp nhàng

Bạn có thể lắc nôi, đu võng, cho bé ngồi xích đu, cưỡi ngựa, chơi trò vỗ tay… Bằng cách này, sẽ giúp giảm nhu cầu vận động nhịp nhàng khi ngủ của bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé nhảy múa theo điệu nhạc vào ban ngày, để giải tỏa năng lượng. Trong khi đó, cho bé nghe nhạc vào buổi tối sẽ giúp con thư giãn. 

trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ

Giảm căng thẳng cho bé

Trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ cũng có thể được xem là một dấu hiệu cho thấy bé muốn được quan tâm hơn. Đôi khi có thể con đang lo lắng điều gì đó và rất cần được sự chú ý của ba mẹ. Bởi vậy, bạn hãy giúp bé giải tỏa căng thẳng, thường xuyên hỏi han con và dành nhiều thời gian âu yếm con hơn.

Khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ?

Nếu bé có hành động lắc đầu gãi tai khi ngủ cùng những biểu hiện sau, tốt nhất là ba mẹ nên sớm đưa con đi đến cơ sở y tế để thăm khám:

  • Rất ít hoặc không có chuyển độn mắt khi tiếp xúc
  • Khi không thích điều gì hoặc giận dữ, bé bứt tóc và đập tay chân
  • Không có nhiều sự tương tác với người thân và bố mẹ trong gia đình
  • Không trả lời và không ngoảnh lại khi nghe tên mình nhiều lần
  • Không đòi ẵm, cũng không bị thu hút bởi những món đồ chơi
  • Các biểu hiện của bệnh viêm tai giữa: Đưa tay dụi hoặc cấu tai, chảy mủ tai và đau, chán ăn, sốt cao, nôn, tiêu chảy, đau nhói khi ấn vào vùng tai hoặc vành tai

Trẻ hay lắc đầu gãi tai khi ngủ không còn là hiện tượng xa lạ gì với các bậc phụ huynh trong quá trình chăm con. Mặc dù đa số trường hợp là bình thường song ba mẹ vẫn cần theo dõi cơ thể bé thường xuyên để xem liệu có triệu chứng nào bất thường không. Khi đó, cần đưa con đi khám để được điều trị kịp thời.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline