Sữa bò là thực phẩm thiết yếu hàng ngày của nhiều người và đã có từ lâu đời, nhưng có ai không nên uống sữa bò không? Các nghiên cứu gần đây cho thấy sữa bò có thể gây ra những tác hại với cơ thể trên một số đối tượng.
1/ Những ai không nên uống sữa bò?
Trẻ dưới 1 tuổi
Trong những ai không nên uống sữa bò thì đây là nhóm đối tượng đầu tiên mà bạn cần lưu ý. Vì hàm lượng protein trong sữa bò cao trong khi đường tiêu hoá của trẻ còn rất non nớt, nên uống sữa bò có thể làm chảy máu ruột. Sự rò rỉ máu chậm này có thể không được phát hiện ngay và gây thiếu máu thiếu sắt.
Trẻ đến từ gia đình có tiền sử bệnh tim
Trẻ em có yếu tố nguy cơ cao trong gia đình bị đau tim nên tránh các sản phẩm từ sữa bò vì lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong sữa nguyên kem khá cao. Bạn có thể giảm nguy cơ này bằng cách cho trẻ uống sữa tách béo hoặc sữa 1% sau 2 tuổi.
Bất dung nạp Lactose
Lactose là một loại đường có trong sữa. Một số trẻ em và người lớn gặp phải tình trạng bất dung nạp loại đường này với biểu hiện đầy bụng, tiêu chảy sau khi ăn hoặc uống sữa, các sản phẩm từ sữa. Do đó đây là nhóm đối tượng chỉ nên sử dụng sữa với lượng nhỏ hoặc tránh sử dụng sữa.
Dị ứng đạm sữa bò
Có khoảng 2% trẻ em bị dị ứng với protein trong sữa bò. Khi ăn hoặc uống sữa, các sản phẩm từ sữa, trẻ có thể bị phát ban, tiêu chảy, thở khò khè… Những trẻ này cần tránh các sản phẩm từ sữa bò.
Dễ mọc mụn trứng cá
Nghiên cứu cho thấy sữa bò có thể làm tăng tình trạng mụn trứng cá, cả ở người trưởng thành, nam và nữ. Điều này có thể liên quan tới một số hormone trong sữa, bao gồm insulin và yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1) đã ảnh hưởng làm tăng tình trạng này.
Một số bệnh lý về da khác
Một đánh giá lâm sàng cho thấy một số thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm bệnh chàm, bao gồm cả sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, ở một số người, sữa có thể là tác nhân kích hoạt bệnh hồng ban.
Gãy xương
Sữa giúp bổ sung canxi tốt cho sự phát triển hệ xương và răng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy khi uống nhiều sữa (> 3 ly/ngày) có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ở phụ nữ.
Một số bệnh ung thư
Lượng canxi dư thừa từ sữa và các thực phẩm khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng. Chế độ ăn kiêng sữa đã được chứng minh giúp làm chậm tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt.
2/ Thành phần có trong sữa bò thế nào?
Những ai không nên uống sữa bò thì bạn có thể sẽ cảm thấy có phần tiếc nuối vì loại thực phẩm thơm ngon, tiện lợi và giàu dinh dưỡng này. Sữa được coi là một loại thực phẩm toàn phần, cung cấp 18 trong số 22 chất dinh dưỡng thiết yếu.
Thông thường, lượng dinh dưỡng trên 1 cốc (244 gam) sữa nguyên kem (dựa trên phần trăm lượng khuyến nghị hàng ngày (RDA)). (nên đọc nhãn trên sản phẩm cụ thể để biết được hàm lượng chính xác nhất):
- Canxi 276 mg 28%
- Folate 12 mcg 3%
- Magiê 24 mg 7%
- Phốt pho 205 mg 24%
- Kali 322 mg 10%
- Vitamin A 112 mcg 12,5%
- Vitamin B-12 1,10 mcg 18%
- Kẽm 0,90 mg 11%
- Protein 7–8 gam (casein và váng sữa) 16%
- Sữa cũng cung cấp: sắt, selen, vitamin B-6, vitamin E, vitamin K, niacin, thiamin, riboflavin
- Chất béo: chất béo bão hòa: 4,5 gam, chất béo không bão hòa: 1,9 gram, cholesterol: 24 miligam (mg)
Và nếu như bạn thuộc nhóm đối tượng cần hạn chế dùng sữa bò, vẫn có nhiều sự lựa chọn thay thế tốt, ngon miệng và giàu dinh dưỡng khác mà bạn có thể tham khảo như: sữa hạnh nhân, sữa hạt điều, sữa dừa, sữa yến mạch, sữa diêm mạch, sữa đậu nành.
3/ Những ai nên uống sữa bò?
Muốn kiểm soát sự thèm ăn
Uống sữa bò có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế sự thèm ăn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng sữa đầy đủ chất béo có liên quan đến việc giảm trọng lượng cơ thể. Một số còn cho thấy sữa nói chung có thể ngăn ngừa tăng cân.
Có nguy cơ mắc bênh tiểu đường
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống sữa có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuyp 2 ở người lớn. Điều này có thể liên quan tới protein trong sữa giúp cải thiện sự cân bằng lượng đường trong máu.
Trẻ em và phụ nữ mang thai
Sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào, có thể giúp phát triển hệ xương và răng của trẻ chắc khoẻ, giảm nguy cơ gãy xương. Nghiên cứu ở những phụ nữ mang thai còn cho thấy, khi những bà mẹ có một chế độ ăn lành mạnh gồm nhiều thực phẩm giàu canxi và sữa thì trẻ có khối lượng và xương phát triển tốt hơn.
Để giúp bé tiêu hoá và hấp thu tốt dinh dưỡng, hạn chế tình trạng táo bón, nóng trong khi uống sữa thì mẹ có thể tham khảo bổ sung men xơ Simbiosistem Bustine cho bé.
Simbiosistem Bustine có hai chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 và Lactobacillus plantarum Lp-115 giúp cân bằng hệ vi sinh, đường tiêu hoá khoẻ mạnh, tăng cường hấp thu dưỡng chất. Công thức độc quyền phối hợp cùng Orafti® – hỗn hợp chất xơ Inulin làm giàu oligofructose – giúp trẻ đi phân mềm, ổn định hệ tiêu hóa.
Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng được đóng gói tiện lợi, dễ tiếp cận. Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý nên tránh hoặc hạn chế uống sữa nếu như thuộc những nhóm đối tượng ai không nên uống sữa bò kể trên. Nhiều loại đồ uống khác như sữa đậu nành, sữa yến mạch… cũng rất nhiều dinh dưỡng và có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh mà bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Tài liệu tham khảo:
- https://thehumaneleague.org/article/cow-milk
- https://www.peta.org/living/food/reasons-stop-drinking-milk/
- https://www.healthline.com/nutrition/milk-benefits
- https://hhma.org/healthadvisor/pa-milk-hhg/