Bé bú căng bụng vẫn đòi bú do nguyên nhân gì? Có nên cho bú tiếp?

Tại sao khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú tiếp? Nhiều ba mẹ tin rằng con không cần nhiều sữa đến như vậy. Một số bà mẹ đã phải đau đầu tìm hiểu để biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là bình thường. Bởi lẽ, việc cho con bú không đủ hay quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Làm thế nào để biết bạn nên cho bé bú tiếp? Hãy tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng bé đòi bú liên tục và mẹo xử lý dưới đây.

1/ Nguyên nhân bé bú căng bụng vẫn đòi bú

Khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú có thể do nhiều nguyên nhân như con vẫn chưa no, căng thẳng, mệt mỏi hay đang gặp phải một bệnh lý nào đó. Để biết được có nên cho bé bú tiếp không, trước hết mẹ cần phải xác định xem con có thực sự đói không để tránh nguy cơ cho bé bú quá nhiều làm quá tải hệ tiêu hóa gây nguy hiểm.

bé bú căng bụng vẫn đòi bú

Trẻ vẫn đói bụng

Đói là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ đòi bú tiếp dù trước đó đã bú căng bụng. Nếu bé vẫn còn đói, con có thể có một số biểu hiện khác như: cố gắng mút bất cứ thứ gì xung quanh, liếm và đánh môi, mở rồi lại khép miệng, gây ồn với tiếng kêu/ một số âm thanh…

Do mệt mỏi, căng thẳng

Sự mệt mỏi hay căng thẳng cũng sẽ khiến bé bú căng bụng vẫn đòi bú. Bởi lẽ, lúc này, việc bú mẹ hay ở gần mẹ mới có thể giúp bé an tâm nghỉ ngơi. Khi có dấu hiệu này, trẻ thường bộc lộ thêm các biểu hiện như ngáp, dụi mắt, cau mày, nắm chặt tay,…

do con mệt mỏi

Triệu chứng đau ruột

Khi bú, trẻ sơ sinh dễ nuốt thêm không khí. Do đó, bé thường bị đau bụng do khí sinh ra trong ruột. Con thường quấy khóc và cáu kỉnh, đồng thời có các biểu căng thẳng trên cơ thể và khuôn mặt:

  • Tay chân khua khoắng
  • Nắm chặt tay
  • Nhăn nhó, đỏ mặt

Khi cố gắng giảm bớt sự khó chịu và tìm cách xoa dịu mình, bé sẽ đòi bú mẹ dù không bị đói và đang căng bụng.

2/ Khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú có nên cho bú tiếp?

Để biết được trẻ sơ sinh bú căng bụng vần đòi bú có nên cho bú tiếp không, mẹ cần tìm hiểu và xác định nguyên nhân bé đòi bú. Mỗi trẻ sơ sinh đều khác nhau, vì vậy hãy cố gắng phát hiện ra các dấu hiệu đói ở con.

bé bú căng bụng vẫn đòi bú

Nếu bé còn đói, tất nhiên mẹ nên cho bé bú tiếp dù bé đã bú căng bụng. Trong khi đó, nếu có các tín hiệu khác không phải do đói, mẹ không nên cho con bú để tránh gây ra tình trạng quá tải cho hệ tiêu hóa. Tham khảo các tín hiệu dưới đây để quyết định xem có nên con bú tiếp không.

  • Bé bị đói: Thở nhanh, di chuyển gần đến ti mẹ, di chuyển đầu, mặt đỏ, liếm và đánh môi, mở và đóng miệng
  • Bé muốn chơi với mẹ: Thở bình thường, cơ thể thư giãn, di chuyển chậm, mắt sáng, nhìn vào mẹ, cười, phản ứng khi mẹ trêu đùa
  • Bé cần ngủ, nghỉ ngơi: Đặt tay trước mặt, tránh nhìn mẹ, ngáp, đỏ mặt, không hứng thú với những thứ xung quanh…
  • Bé không thoải mái vì đau ruột: Nắm chặt tay, tay chân khua khoắng, cong lưng và cổ, đỏ mặt, nhăn nhó, cáu kỉnh, quấy khóc…
  • Bé khó chịu vì nóng, lạnh, tã ướt: vặn vẹo người, tỏ ra hơi khó chịu

các triệu chứng cần chú ý

3/ Bé bú căng bụng vẫn đòi bú cần làm gì

Khi trẻ sơ sinh bú căng bụng vẫn đòi bú, mẹ không nên cho con bú tiếp nếu thấy bé có dấu hiệu quá tải tiêu hoá như đầy hơi, đau bụng, và khó chịu. Thay vào đó, hãy thử các mẹo khác để dỗ trẻ sơ sinh, thay vì cho bú.

Núm vú giả có thể là giải pháp lý tưởng vừa cho phép bé bú, vừa giúp con bình tĩnh lại, bớt khó chịu hơn. Điều này sẽ giúp bé tránh được nguy cơ quá tải tiêu hóa vì không nạp thêm sữa vào cơ thể.

Ngoài ra, khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú, mẹ thử thay đổi vị trí nằm nghiêng của con hoặc bế ru bé để xem bé có buồn ngủ và ngủ không. Hoặc cũng có thể sử dụng tiếng ồn trắng để giúp bé nhanh đi vào giấc ngủ hơn thay vì chỉ chú ý đến bú mẹ.

bé bú căng bụng vẫn đòi bú

Mẹ cũng nên kiểm tra các vấn đề liên quan đến nhiệt độ phòng, không gian phòng ngủ hay tã của con để xem đó có phải là nguyên nhân khiến em bé khó chịu và đòi bú không.

Trong vài tuần đầu tiên của cuộc đời, bé bú căng bụng vẫn đòi bú là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên. Hầu hết nguyên nhân đều do tác động từ yếu tố bên ngoài hoặc đơn giản là do con bị mệt nên cần được nghỉ ngơi. Hãy quan sát các tín hiệu của bé và có được cách xử lý phù hợp. Khi thấy bé quấy khóc dữ dội, ba mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Tham khảo thêm:

Sữa mẹ có bị thiu không? Nguyên nhân gây thiu và cách bảo quản

Sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không? Có nên vắt hay không

Cách chỉnh khớp ngậm đúng cho bé bú bình mà ba mẹ nên biết

Có nên cho trẻ bú bình không có sữa? Các lưu ý cho bé bú bình

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline