Có nên cho trẻ bú bình không có sữa? Các lưu ý cho bé bú bình

Có nên cho trẻ bú bình không có sữa? Nhiều bà mẹ thường để con bú bình mà không có sữa vì nhiều lý do khác nhau như không muốn bé ăn quá no, chiều theo sở thích của bé… Tuy nhiên, liệu cách làm này có đúng không và cho em bé bú bình đúng cách như thế nào? Tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây để biết cách cho con bú sữa bình sao cho hợp lý.

1/ Có nên cho trẻ bú bình không có sữa không?

Trước nỗi băn khoăn có nên cho trẻ sơ sinh bú bình mà không có sữa không, các chuyên gia cho rằng không nên. Rất nhiều em bé thích ngậm núm ti ở bình sữa nhưng ba mẹ không nên chiều theo ý con. Việc bú bình không có sữa sẽ khiến con dễ bị đầy hơi và chướng bụng. Sau đó, con sẽ biếng ăn và tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé chậm tăng cân, chậm lớn.

có nên cho trẻ bú bình không có sữa

Biết được có nên cho trẻ bú bình không có sữa không, ba mẹ cũng cần lưu ý khi cho trẻ bú bình có sữa. Để tránh không khí lọt vào khiến bé đầy hơi, hãy cầm ngang bình sữa cho bé ăn. Sau khi con ăn xong, ba mẹ có thể vỗ ợ hơi cho bé trước khi để con thoải mái chơi đùa hoặc ngủ.

2/ Những lời khuyên khi cho bé bú bình

Cho bé bú sữa bình đúng cách là điều mà ba mẹ nên làm để vừa giúp bé ăn đủ no, vừa không gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ. Cho dù mẹ cho con bú bình bằng sữa mẹ hay sữa công thức, đều cần chú ý một số điều dưới đây để không mắc phải sai lầm trong cách cho bé bú sữa bình.

Chú ý tư thế cho bé nằm

Nên cho bé bú bình hay bú trực tiếp? Dù là cách cho bú nào, mẹ cũng cần chú ý không nên để bé nằm duỗi thẳng vì bé rất dễ bị ọc sữa.Tốt nhất là bạn nên đặt đầu của bé cao hơn và để con hơi nằm ngửa. Sau khi bé ăn xong, bế cao đầu con để bé ợ hơi trước khi cho bé ngủ hoặc chơi đùa.

Đảm bảo lỗ ở núm ti không quá to

Có nên cho trẻ bú bình nhưng mẹ cần nhớ chọn bình có kích thước lỗ núm ti không quá to. Nếu lỗ to, sữa chảy ra sẽ nhiều khiến bé dễ bị sặc. Trong khi đó, lỗ quá nhỏ lại khiến con bú được ít và khó chịu. Ngoài chú ý việc có nên cho trẻ bú bình không có sữa không, bạn cũng cần đảm bảo chất liệu an toàn của núm ti để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

đảm bảo lỗ núm không quá to

Hạn chế đi lại khi cho bú

Nhiều bà mẹ có thói quen đi lại khi cho bé bú vì con không chịu bú. Thế nhưng, việc đi lại và đổi nhiều tư thế như vậy sẽ càng khiến bé dễ bị đầy hơi và chướng bụng. Bởi vậy, nên cho con bú bình hay bú mẹ thì mẹ cần nhớ ngồi một chỗ trong cả hai quá trình này.

Cầm bình sữa ngang khi cho bé bú

Bình sữa giúp bé bú nhanh có thể phụ thuộc vào sự kiểm soát của mẹ. Khi cho con bú, hãy cầm bình sữa ngang để hạn chế nguy cơ không khí lọt vào núm ti và khiến bé bị đầy hơi.

Trông trẻ khi con đang bú

 Nhiều bà mẹ băn khoăn có nên vắt sữa cho bé bú bình không vì thời gian bận rộn không cho phép. Tất nhiên là mẹ có thể vắt sữa ra bình rồi cho bé uống nhưng hãy nhờ ai đó trông trẻ khi con đang bú bình để đảm bảo con không bị sặc do sữa chảy ra quá nhiều. Ngoài ra, cũng cần chú ý cho bé bú bình bao nhiêu là đủ để con không bị quá no, gây khó chịu.

có nên cho trẻ bú bình không có sữa

Không nên ép bé ăn thêm

Nên cho con bú bình hay bú trực tiếp? Thực ra, mỗi cách đều sẽ có ưu điểm riêng, chẳng hạn bú bình sẽ giúp mẹ biết được con bú được bao nhiêu, nhiều hay ít. Tuy nhiên, nếu thấy bé ăn được ít hoặc chưa đủ no, cũng không nên ép bé ăn thêm. Hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bé không chịu ăn hoặc ăn ít đi để biết được tình trạng cơ thể con.

Không nên để bé thật đói mới cho ăn

Ngoài vấn đề có nên cho trẻ bú bình không có sữa không, các mẹ cũng cần chú ý không nên để bé thật đói mới cho bé bú. Bởi lẽ, khi đói, con sẽ nhắm chặt mắt và khóc, nên rất khó để đưa bình sữa vào miệng bé. Ngoài ra, cho bé bú lúc đói cũng dễ khiến con bị sặc sữa vì con bú quá nhanh. Bởi vậy, các mẹ nên phân bổ các lần bú đều đặn trong ngày cho con.

Không nên để bé ngậm bình sữa khi ngủ

Có nên cho con bú bình nhưng ba mẹ cần chú ý không để bé ngậm bình sữa khi ngủ. Theo phản xạ, bé có thể dễ bị sặc sữa do vẫn ti khi ngậm bình. Hơn nữa, con cũng có nguy cơ bị sâu răng do ngậm ti như vậy, nhất là với các bé lớn tuổi hơn.

có nên cho trẻ bú bình không có sữa

Kiểm tra nhiệt độ sữa

Khi mẹ đã cai sữa cho bé, có nên cho bé bú bình hoàn toàn nhưng cần chú ý kiểm tra nhiệt độ sữa trong bình pha. Tùy từng loại sữa mà nhiệt độ pha sẽ thích hợp khác nhau, từ 40-60 độ C. Trước khi cho con bú bình, hãy dốc sữa ra xem có quá nóng không nhé.

Nhìn chung, có nên cho trẻ bú bình không có sữa không thì câu trả lời là không. Ba mẹ cần chú ý không để con ngậm núm ti mà không có sữa vì sẽ khiến con đầy hơi và biếng ăn hơn. Ngoài ra, hãy lưu ý không mắc phải những sai lầm khi cho trẻ bú bình để đảm bảo con nhận đủ dinh dưỡng và bú bình đúng cách, an toàn.

Tham khảo thêm:

Kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp thế nào? Có tốt không

Có nên cho trẻ uống mãi 1 loại sữa không? Các sai lầm cần tránh

– Những kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh các mẹ cần phải biết

Những người không nên uống sữa hạt là ai? Nhược điểm khi sử dụng

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline