Uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được do nguyên nhân nào?

Uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được để lại cảm giác khó chịu, ấm ức ở bụng. Nhưng nó còn có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nguy hiểm nào không? Buona sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1/ Nguyên nhân uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được

Uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được do nguyên nhân nào? - Ảnh 1

Liều dùng của thuốc chưa đủ

Nguyên nhân uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được có thể do liều dùng của thuốc chưa đủ, hoặc thuốc chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng. Nếu đây là lần đầu sử dụng thuốc nhuận tràng thì bạn có thể tham khảo khoảng thời gian cho tác dụng trung bình dưới đây để hiểu rõ hơn về loại thuốc mình đang dùng:

  • Thuốc thụt và thuốc đạn: 15 phút đến 1 giờ
  • Chất bôi trơn: 6-8 giờ
  • Nhuận tràng kích thích: 6-12 giờ
  • Nhuận tràng làm mềm phân: 12 giờ – 3 ngày
  • Nhuận tràng tạo khối: 12 giờ – 3 ngày
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: 1-3 ngày

Nhờn thuốc

Nếu bạn dùng thuốc nhuận tràng quá thường xuyên hoặc dừng thuốc đột ngột thì các cơ ruột có thể quên mất cách tự di chuyển phân, hay không biết khi nào cần đi ngoài. Phân tích tụ lâu trong đại tràng và làm cho phân càng cứng, tình trạng táo bón nặng thêm và khó khắc phục. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp nhất. Đồng thời chú ý sử dụng thuốc đúng chỉ định, cách dùng và liều lượng theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Táo bón mãn tính

Táo bón mãn tính đòi hỏi thời gian sử dụng thuốc nhuận tràng lâu hơn hoặc với liều cao hơn để thấy được hiệu quả. Bạn có nhiều nguy cơ táo bón mãn tính nếu:

  • Có lối sống ít vận động, dành phần lớn thời gian trên ghế, giường
  • Mắc bệnh về não hoặc hệ thần kinh, làm tổn thương các dây thần kinh dẫn đến các cơ ở ruột

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể làm giảm nhu động ruột, khiến bạn lâu đi ngoài hơn như:

  • Thuốc kháng cholinergic, ảnh hưởng đến sự tương tác giữa dây thần kinh và cơ ruột
  • Thuốc dùng để điều trị tiêu chảy khi dùng quá thường xuyên
  • Thuốc giảm đau gây nghiện, chẳng hạn như methadone, codeine và oxycontin

2/ Sử dụng thuốc nhuận tràng có hại không?

Uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được do nguyên nhân nào? - Ảnh 2

Trong trường hợp uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi đại tiện được, hay bao lâu có tác dụng sẽ phụ thuộc vào sản phẩm bạn sử dụng, cách bạn dùng thuốc và cả tình trạng táo của bạn. Thông thường, những loại thuốc cho tác dụng nhanh thường để lại tác dụng phụ cao hơn, những loại thuốc tác dụng chậm hơn thường an toàn hơn.

Để sử dụng thuốc nhuận tràng một cách an toàn, bạn cần chú ý một số điểm sau:

  • Ở người lớn, dùng thuốc nhuận tràng không quá 7-10 ngày. Tránh lạm dụng thuốc mà cần chú ý xây dựng đường tiêu hoá khoẻ mạnh bằng cách uống đủ nước, ăn thêm rau xanh và tăng cường vận động. Không nên nhai viên thuốc vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày
  • Ở trẻ em, cần dùng thuốc nhuận tràng duy trì, không ngưng đột ngột theo liệu trình của bác sĩ (thường từ 3-6 tháng hoặc kéo dài hơn với trường hợp táo nặng) song song với việc tập đi vệ sinh hàng ngày, áp dụng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học. Cần lựa chọn các thành phần nhuận tràng đã được chứng minh an toàn khi sử dụng lâu dài cho trẻ như macrogol 3350, lactulose
  • Nên uống nhiều nước trong quá trình sử dụng

3/ Uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được cần làm gì?

Uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được do nguyên nhân nào? - Ảnh 3

Khi uống thuốc nhuận tràng nhiều ngày vẫn không đi được và không kèm theo bất thường sức khoẻ nào khác, trước hết bạn có thể áp dụng một vài cách khắc phục tại nhà như:

  • Dùng thuốc xổ – là một loại chất lỏng được đưa trực tiếp vào trực tràng để làm mềm phân. Thuốc xổ thường khiến bạn đi đại tiện ngay sau khi sử dụng
  • Bẻ phân, lấy phân ra bằng tay bằng cách đưa 1 hoặc 2 ngón tay vào trực tràng và từ từ chia khối phân thành nhiều phần nhỏ hơn để có thể thoát ra ngoài
  • Tăng cường vận động, ngay cả khi bạn chỉ đi dạo hàng ngày
  • Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ

Bên cạnh đó, bạn cần đi khám bác sĩ nếu:

  • Bị tiêu chảy kéo dài hoặc đại tiện không tự chủ sau một thời gian dài bị táo
  • Đau bụng và đầy hơi
  • Có máu trong phân
  • Táo bón đột ngột kèm theo đau bụng và không thể đi ngoài
  • Phân rất mỏng, giống như bút chì

Uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được do nguyên nhân nào? - Ảnh 4

Hiện nay, macrogol 3350 trong bột nhuận tràng PEGinpol được đánh giá là hoạt chất nhuận tràng trị táo bón cho hiệu quả và an toàn cao, được Hiệp Hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu, Châu Mỹ và Viện chăm sóc sức khỏe NICE – UK khuyến nghị là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em nhờ hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng. Sản phẩm dùng được cho mọi lứa tuổi, bao gồm cả phụ nữ có thai và cho con bú.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân uống thuốc nhuận tràng vẫn không đi được, cũng như biết cách xử trí khi tình trạng xảy ra. Hãy sử dụng thuốc đúng cách và kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học để đẩy lùi táo bón và có một đường tiêu hoá khoẻ mạnh nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline