Bé gắt ngủ thiếu chất gì? Những biểu hiện gắt ngủ thường thấy

Dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng phần nào tới giấc ngủ của trẻ. Trong bài viết này, Buona sẽ cùng mẹ trả lời câu hỏi bé gắt ngủ thiếu chất gì và đi tới một số lưu ý trong việc bổ sung dinh dưỡng cho bé để con khoẻ mạnh và có giấc ngủ tốt hơn.

1/ Bé gắt ngủ thiếu chất gì?

Bé gắt ngủ thiếu chất gì? Những biểu hiện gắt ngủ thường thấy - Ảnh 1

Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng bé gắt ngủ có thể liên quan tới việc thiếu vitamin D. Đây là một vitamin tan trong dầu, giúp duy trì khả năng hấp thu canxi, tăng cường miễn dịch và tham gia vào nhiều tác dụng sinh học khác.

Tuy rằng cơ chế trong vai trò của vitamin D tới giấc ngủ vẫn chưa rõ ràng nhưng các nhà khoa học đã nhận ra mối tương quan tỷ lệ thuận giữa lượng vitamin D trong máu và chất lượng giấc ngủ. Việc thiếu vitamin D ở trẻ em có liên quan đến việc giảm thời gian và chất lượng giấc ngủ, trì hoãn giờ đi ngủ.

Nếu trẻ chưa được bổ sung đầy đủ vitamin D, mẹ hãy bổ sung sớm cho con để không ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và sự phát triển thể chất của bé.

2/ Biểu hiện gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Bé gắt ngủ thiếu chất gì? Những biểu hiện gắt ngủ thường thấy - Ảnh 2

Mỗi trẻ sơ sinh gắt ngủ sẽ có biểu hiện khác nhau. Từ những biểu hiện nhẹ nhàng như nằm im, nhìn chằm chằm vào một chỗ và khó rấm rứt một lúc lâu, cho tới những biểu hiện gào khóc, quấy khóc dữ dội. Điều này thường xảy ra trước khi bé đi ngủ và trong những lần bé tỉnh giấc về đêm.

3/ Bổ sung vi chất cho bé như thế nào để hết gắt ngủ?

Khi thấy bé có biểu hiện gắt ngủ, trước hết mẹ hãy theo dõi việc bổ sung lại vitamin D cho con để đảm bảo con đã được uống đầy đủ. Thiếu vitamin D sẽ dẫn tới tình trạng thiếu canxi, miễn dịch kém… và có thể làm bé gắt ngủ, khó ngủ.

Bé gắt ngủ thiếu chất gì? Những biểu hiện gắt ngủ thường thấy - Ảnh 3

Theo khuyến cáo, trẻ cần được bổ sung 400 IU vitamin D/ngày tối thiểu là liên tục từ 0-18 tháng tuổi, và liệu trình khoảng 3 tháng sau đó vào những thời điểm trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Đồng thời với trẻ sơ sinh, sữa mẹ sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu tiên và tới 24 tháng.

Khi bé đã ăn được thức ăn đặc, mẹ nên chú ý bổ sung cho bé chế độ ăn đa dạng và đầy đủ các nhóm chất: Nhóm đường bột (các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc…), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu…), nhóm chất béo (dầu olive, dầu hướng dương, dầu đậu nành, mỡ cá, mỡ gà…), nhóm vitamin và khoáng chất (thịt, hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau xanh, trái cây).

Khi trẻ gắt ngủ, mẹ cần chú ý cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung thêm vitamin D từ các sản phẩm bổ sung với liều 400 IU/ngày. Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối về chất lượng sẽ giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh về cả thể chất, trí tuệ, tinh thần.

4/ Cách khắc phục chứng gắt ngủ ở trẻ em

Bé gắt ngủ thiếu chất gì? Những biểu hiện gắt ngủ thường thấy - Ảnh 4

Ngoài việc thiếu vitamin D, chứng gắt ngủ ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Do đó chúng ta cần làm rõ nguyên nhân và loại bỏ để khắc phục tình trạng này một cách toàn diện hơn.

Đôi khi, tình trạng gắt ngủ thường xuyên diễn ra là do tính cách của trẻ. Bé dễ nhạy cảm với những kích thích, thay đổi trong môi trường từ ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ… nên sẽ có phản ứng cáu kỉnh, dữ dội hơn, cũng cần nhiều thời gian để dỗ dành hơn. Lúc này, mẹ càng cần chú ý hơn tới việc thiết lập một không gian ngủ tốt cho trẻ, với ít ánh sáng, yên tĩnh, giường ngủ thoải mái, nhiệt độ và độ ẩm trong phòng phù hợp, tránh cười đùa hay vui chơi quá mức trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, sẽ tốt hơn cho giấc ngủ của trẻ và dễ dàng cho ba mẹ khi ru bé ngủ khi có một lịch sinh hoạt cụ thể. Chúng ta nên có những dấu hiệu báo trước cho giấc ngủ (VD: tắt bớt đèn, tắt tivi, đọc sách…) và cho bé đi ngủ vào thời điểm cố định hàng ngày.

Cũng cần tránh cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ, đặc biệt là những thức ăn giàu năng lượng vì có thể làm bụng trẻ khó chịu.

Nếu như sau một vài tuần giấc ngủ của trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện, hoặc bất kỳ điều gì làm mẹ lo lắng (VD: giấc ngủ của trẻ quá ít so với lứa tuổi, trẻ thiếu ngủ nên bị mệt mỏi vào ban ngày…) thì cần đưa bé đi khám để làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục phù hợp. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung siro melatonin. Nghiên cứu cho thấy, melatonin cho hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng và an toàn, không gây lệ thuộc, không ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Ngoài ra, trong những giai đoạn cột mốc phát triển cụ thể, trẻ hay trở nên khó chịu, gắt ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên qua thời gian này thì trẻ sẽ tự ổn định giấc ngủ trở lại và mẹ không cần can thiệp gì nhé!

Bé gắt ngủ thiếu chất gì thì vitamin D là điều mà chúng ta có thể nghĩ tới. Tuy vậy, gắt ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc còn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Do đó mẹ nên kết hợp đồng thời các giải pháp tốt cho giấc ngủ và cho bé đi khám sớm khi cần.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7334763/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8835880/

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline