Hiểu đúng về hội chứng tã hồng ở trẻ sơ sinh. Khi nào cần đi khám?

Hội chứng tã hồng ở trẻ sơ sinh thường làm ba mẹ bối rối, lo lắng. Như liệu có phải con đi tiểu ra máu? Có nguy hiểm không? Ba mẹ nên làm gì trong trường hợp này?… Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Hội chứng tã hồng ở trẻ sơ sinh là gì?

Hiểu đúng về hội chứng tã hồng ở trẻ sơ sinh. Khi nào cần đi khám? - Ảnh 1

Hội chứng tã hồng ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bụi gạch, bột gạch là hiện tượng nước tiểu của bé có màu hồng hay cam, hay gặp trong những ngày đầu sau sinh ở trẻ bú mẹ.

Điều này có thể làm ba mẹ lo lắng và nhầm lẫn với vết máu. Tuy nhiên, khác với máu, sự thay đổi màu sắc này do các tinh thể urat có trong nước tiểu, khi khô sẽ ở dạng bột, không có màu đỏ. Đây là hội chứng phổ biến, thường không đáng lo ngại và sẽ tự biến mất sau vài ngày.

2/ Nguyên nhân khiến trẻ có hội chứng tã hồng

Hiểu đúng về hội chứng tã hồng ở trẻ sơ sinh. Khi nào cần đi khám? - Ảnh 2

Nguyên nhân hội chứng tã hồng ở trẻ sơ sinh được biết đến do nồng độ cao axit uric – một chất thải có trong máu và được bài tiết qua nước tiểu. Khi kết hợp với canxi và urat – những chất thường có trong nước tiểu, chúng tạo thành các tinh thể dạng bột nhóm như phấn màu hồng, màu gạch hay đỏ cam trong tã bé, có mùi khai của nước tiểu thay vì mùi kim loại như máu.

Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ đang bú mẹ trong những ngày đầu sau sinh, khi mẹ chưa tạo được nguồn sữa tốt cho bé, hoặc là dấu hiệu cho thấy bé bị mất nước và làm nước tiểu cô đặc.

Do đó, khi các nguyên nhân này được khắc phục thì tình trạng này của bé sẽ hết. Cụ thể là sau một vài tuần lúc mẹ có sữa và cho bé bú đều đặn hơn, chất lượng sữa của mẹ tốt và ổn định, bé được bú mẹ đầy đủ hơn.

3/ Nước tiểu trẻ sơ sinh màu hồng có nguy hiểm không?

Do xuất phát từ nguyên nhân sinh lý lành tính nên màu hồng trong nước tiểu ở trẻ sơ sinh thường không có gì đáng lo ngại. Mẹ có thể quan sát thêm nguyên nhân các màu sắc lạ này trong tã của con, là máu hay dạng bột khô có màu gạch, màu cam để làm rõ và yên tâm hơn nhé!

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý tuân thủ chế độ ăn giàu dinh dưỡng, uống thêm nước để cung cấp nguồn sữa chất lượng cho bé bú. Màu hồng càng đậm cho thấy nước tiểu càng đặc, trẻ không được cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết.

Tuy nhiên, nếu sau 5 ngày nước tiểu của bé vẫn có màu hồng, hoặc ngay khi trẻ có các dấu hiệu sức khoẻ bất thường thì mẹ nên đưa con tới khám để làm rõ nguyên nhân do sữa mẹ hay vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn nào khác.

4/ Khi nào trẻ sơ sinh tiểu màu hồng cần thăm khám?

Hiểu đúng về hội chứng tã hồng ở trẻ sơ sinh. Khi nào cần đi khám? - Ảnh 3

Mặc dù hội chứng tã hồng ở trẻ sơ sinh thường không đáng lo ngại, nhưng khi tình trạng kéo dài quá 5 ngày hoặc khi có một trong các dấu hiệu dưới đây ở bé thì mẹ cần đưa con đi khám:

  • Trẻ có dấu hiệu mất nước: giảm tiết nước bọt, môi khô, lờ đờ, mệt mỏi, nước tiểu giảm…
  • Lượng nước tiểu giảm sau 5-6 ngày tuổi ở trẻ bú mẹ
  • Trẻ đi tiểu với nước tiểu đặc màu vàng sẫm, có mùi hôi sau 4 ngày tuổi
  • Bụng trẻ cứng, sưng to lên
  • Phân quá cứng hay quá lỏng
  • Phân có lẫn máu, màu trắng hay phân đen (không phải phân su)
  • Sốt

Mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu ở bé và cho con đi khám sớm để bác sĩ kiểm tra chi tiết, tìm ra nguyên nhân và tư vấn phương pháp khắc phù phù hợp nếu cần thiết.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về hội chứng tã hồng ở trẻ sơ sinh. Thông thường, đây là biểu hiện sức khoẻ bình thường ở trẻ và sẽ tự hết sau một vài ngày. Nếu còn điều gì băn khoăn, lo lắng, mẹ hãy inbox tới Facebook/ Zalo để Dược sĩ Buona có thể hỗ trợ cho mình mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.babycenter.com/baby/diapering/what-does-it-mean-if-my-baby-has-urate-crystals-in-her-diape_3651268
  • https://www.yourwholebaby.org/urate-crystals

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline