Bé tẩy giun mà không hết do nguyên nhân nào? Tìm hiểu giải pháp

Theo khuyến cáo, cần tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng/lần. Nhưng vẫn có một số trường hợp bé tẩy giun mà không hết. Vậy đâu là nguyên nhân của điều này và ba mẹ cần làm gì? Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

1/ Nguyên nhân bé tẩy giun mà không hết

Bé tẩy giun mà không hết

Có nhiều lý do có thể khiến bé tẩy giun mà không hết như:

  • Các loại thuốc giun hiện nay thường chỉ có tác dụng tiêu diệt con giun chứ chưa tiêu diệt trứng giun, nên sau đó trứng có thể phát triển thành giun mới
  • Thuốc tẩy giun thường chỉ loại bỏ tới những loại giun thông thường như giun kim, giun đũa, giun móc, giun tóc. Với những loại giun như giun xoắn, giun lươn, hay sán lá gan, sán lá phổi, sán chó, sán dải lợn, sán dải bò… cần được tẩy dưới sự giám sát của nhân viên y tế
  • Tái nhiễm do nhiễm lại giun từ thực phẩm, môi trường sống, đồ chơi, từ những người thân trong gia đình…

Cách tốt nhất để biết trẻ còn bị giun hay không là đưa con đi khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết. Nhưng trước đó mẹ nên đợi một vài ngày để thuốc giun hấp thu vào ruột và phát huy tác dụng.

2/ Bé tẩy giun mà không hết có nguy hiểm không?

Nhiễm giun ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuỳ từng loại giun mà nó có thể gây các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng ở một hay một vài trong các triệu chứng: đau bụng, mệt mỏi, sụt cân, khó ngủ, ngứa hoặc đau quanh hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu trong, PICA (ăn những thứ không ăn được như đất, giấy, phấn…).

Trong ngắn hạn, nhiễm giun thường chỉ gây khó chịu. Nhưng khi không được điều trị nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn tới chảy máu đường ruột, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thiếu máu, nhiễm trùng dạ dày, nhiễm trùng tiết niệu, ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Tuy nhiên, điều trị kịp thời hoàn toàn có thể ngăn chặn được những điều này.

3/ Cần làm gì khi trẻ tẩy giun không hết?

Khi nghi ngờ bé tẩy giun mà không hết, trước hết mẹ cần đưa con đi khám để được bác sĩ kiểm tra chi tiết và cân nhắc việc dùng thêm 1 liều thuốc tẩy giun nữa sau 2 tuần để tiêu diệt cả lượng trứng giun vừa nở ra nếu cần.

Rửa tay sạch sẽ để ngăn giun tái nhiễm

Để tẩy giun một cách hiệu quả thì mẹ nên chú ý:

  • Nên tẩy giun cho cả gia đình định kỳ cùng lúc 6 tháng/lần dù có hay không có triệu chứng nhiễm giun. Nếu được, nên tắm vào đêm uống thuốc và tắm lại vào sáng hôm sau để loại bỏ trứng giun có thể đã đẻ trong đêm
  • Giặt rửa toàn bộ chăn chiếu, đồ dùng, đồ chơi của trẻ với nước nóng
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh để trẻ nghịch bẩn, ngồi đất bẩn
  • Giữ nhà vệ sinh và bô của bé sạch sẽ
  • Thực hiện ăn chín uống sôi
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn hay chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh…
  • Cắt ngắn móng tay, giúp trẻ từ bỏ thói quen cắn, mút ngón tay nếu có

Nhìn chung, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần và giữ vệ sinh cho cả gia đình là cách tốt nhất để ngăn ngừa bé tẩy giun mà không hết. Hãy lưu ý thực hiện để bảo vệ sức khoẻ cho bé và cả gia đình mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.babycenter.in/a1050897/how-to-know-if-your-baby-or-toddler-has-worms
  • https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Worms/

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline