Cách nấu cháo nát cho bé 9 tháng tuổi không phải ba mẹ nào cũng biết. Trẻ ở giai đoạn ăn dặm cần được cho ăn những món ăn hợp lý và phù hợp, vừa đảm bảo giúp con ăn dễ dàng, vừa giúp trẻ ăn ngon miệng, tốt cho quá trình phát triển. Cùng tìm hiểu cách nấu cơm nát hay cháo nát dưới đây cho bé 9 tháng tuổi.
1/ Cách nấu cháo nát cho bé 9 tháng tuổi
Cháo nát là món ăn dặm đơn giản và tiện lợi, giúp con ăn ngon lành vì nó có độ mềm và dễ nuốt. Thông thường, nhiều gia đình truyền thống sẽ cho bé ăn cháo nát từ sau 1 tuổi trở đi. Tuy nhiên, một số cách ăn dặm kiểu Nhật gợi ý ba mẹ có thể cho con ăn cháo nát sớm hơn, là vào tháng thứ 9 đến 11.
Các bậc cha mẹ cũng nên dựa vào khả năng nhai nuốt của trẻ để cho bé ăn cháo một cách linh hoạt và vào thời điểm hợp lý. Tuy nhiên, nhìn chung, mẹ nên chờ cho trẻ được 7 tháng tuổi trở lên mới cho con ăn cháo nát sẽ tốt hơn.
Cách nấu cháo nát cho bé 9 tháng tuổi nên được chia làm hai giai đoạn bởi chuyển từ ăn bột sang cháo nát sẽ cần thời gian để con có thể làm quen. Mẹ có thể bắt đầu nấu cháo thật nát và cháo nát bình thường. Sự khác nhau của hai loại này là ở độ đặc của cháo. Tham khảo một số cách nấu cháo nát như sau.
Nấu cháo nát bằng nồi cơm điện
Cách nấu cháo nát cho bé 9 tháng tuổi đầu tiên là bạn có thể nấu bằng nồi cơm điện của gia đình. Có 2 cách như sau:
Cách 1:
- Vo gạo, bỏ nước và nấu gạo như bình thường
- Khi nồi cơm điện chuyển từ nút đỏ sang vàng thì lấy 1 bát con cháo ra
- Thêm nước vào bát rồi cho lại vào nồi, bật nút đỏ
- Khi nồi cơm điện chín, bạn cũng có cháo nát cho bé ăn riêng
Cách 2:
- Đặt 1 bát con gạo (2 thìa canh gạo và ⅓ bát nước) vào nồi cơm điện và nấu cơm cho cả nhà như thường
- Nồi cơm điện chín, bát cháo nát của trẻ cũng được nấu xong
Nấu cháo nát bằng nồi áp suất
Cho ít gạo và nước vào bát như nấu bình thường. Đặt bát này vào nồi áp suất và đun trong khoảng 15-20 phút, bạn sẽ có ngay bát cháo nát mềm và ngon cho bé.
Nấu trên bếp ga
Mẹ có thể lấy bát cơm đã nấu chín, thêm nước rồi đặt lên bếp để đun trong 5 phút. Cách nấu cháo nát cho bé 9 tháng tuổi này cũng khá nhanh và tiện nên các mẹ cũng có thể thử nhé.
2/ Tại sao bé 9 tháng tuổi cần ăn cháo nát
Những trẻ được 8 tháng tuổi thường sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên nên con có thể ăn một số loại thức ăn thô với kích thước nhỏ như hạt đậu. Bởi vậy các mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn cháo đã được xay nhuyễn vì khả năng nhai của bé chưa tốt.
Ba mẹ tìm kiếm cách nấu cháo nát cho bé 9 tháng tuổi vì hiểu rằng ở độ tuổi này dạ dày của con còn yếu và thành ruột non cũng còn mỏng nên chưa thể tiêu hóa được thức ăn thô. Do đó, cháo nát hay cháo xay nhuyễn sẽ giúp con dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc cho bé ăn cháo nát cũng là bước khởi tập để giúp bé có thể ăn cháo hạt về sau. Ba mẹ cần chú ý rằng có thể cho bé ăn cháo nát trong khoảng 1-2 tháng rồi sau đó khi trẻ được tháng thứ 10 thì bắt đầu chuyển sang cho ăn cháo vỡ hạt cùng những thực phẩm xay nhuyễn có độ thô nhất định. Ngoài việc nấu bằng nước hầm xương, cháo cũng nên được kết hợp với thịt cá và rau củ để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho con.
3/ Lưu ý khi nấu cháo cho bé 9 tháng
Ở độ tuổi 9 tháng, bé đã có thể ăn được kha khá các loại thức ăn. Tuy vậy ba mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi nấu cháo cho các bé 9 tháng tuổi.
Không nên chỉ nấu cháo với nước hầm xương
Áp dụng cách nấu cháo nát cho bé 9 tháng tuổi, ba mẹ cần chú ý không nên chỉ nấu cháo với nước hầm xương hoặc chỉ trộn nước hầm xương với cháo. Không ít các bà mẹ tin rằng chất dinh dưỡng ở phần cái sẽ hòa vào nước hầm nên bé chỉ cần ăn nước hầm là đủ. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không đúng vì xương dù ninh lâu đến đâu thì vẫn không có đủ dinh dưỡng cho bé. Do đó, bé có thể bị thiếu chất xơ dẫn tới táo bón nếu chỉ ăn cháo được nấu với nước hầm xương.
Bởi vậy cách tốt nhất là ba mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất xơ cho trẻ: Có thể trộn thêm chất xơ vào món cháo khi nấu hoặc xay nhuyễn ra để con không bị khó tiêu.
Bổ sung thêm chất béo thực vật
Khi nấu cháo, các mẹ nên thêm một lượng nhỏ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu đậu phộng hay dầu vừng để giúp nồi cháo thơm ngon và béo mềm giúp trẻ có thêm năng lượng. Bên cạnh đó, nên hạn chế chất béo động vật vì cơ thể rất khó hấp thu và chúng cũng không tốt cho sức khỏe.
Chú ý nguyên tắc đặc loãng
Ở giai đoạn đầu trẻ ăn cháo, các bà mẹ cần chú ý nấu cháo thật loãng hoặc nghiền cháo để trẻ dễ ăn và tạo được thói quen nhai thức ăn cho trẻ. Sau một thời gian mới chuyển sang cháo đặc hơn cho trẻ ăn.
Trẻ 9 tháng tuổi có thể ăn 2 đến 3 bữa cháo mỗi ngày. Do vậy các ba mẹ khi nấu cháo cần chú ý chuẩn bị một lượng cháo vừa đủ, không nên nấu quá nhiều rồi để cháo qua đêm.
Với gợi ý cách nấu cháo nát cho bé 9 tháng tuổi ở trên, hy vọng đã giúp các bà mẹ hiểu biết hơn về cách nấu cháo cũng như một số lưu ý quan trọng khác. Dù nấu cháo theo cách nào, các phụ huynh cũng cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ, tăng dần độ thô trong chế độ ăn để cung cấp cho con những dưỡng chất phù hợp với giai đoạn phát triển.