4 Cách ngưng chảy nước mũi cho bé hiệu quả nhanh ngay tại nhà

Có những cách ngưng chảy nước mũi cho bé nào mà mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà cho bé? Hãy cùng đi vào chi tiết các bước và xem giải pháp nào sẽ phù hợp với con mẹ nhé.

1/ Các cách ngưng chảy nước mũi cho bé tại nhà

Chảy nước mũi thường kéo dài trong nhiều ngày. Các bé có thể vẫn vui chơi, ăn ngủ bình thường. Nhưng một số có thể cảm thấy khó chịu, nghẹt mũi, mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc vui chơi, ăn ngủ.

Các cách ngưng chảy nước mũi cho bé tại nhà dưới đây có thể giúp con dễ thở trở, giảm bớt triệu chứng:

Hút mũi/ hướng dẫn trẻ xì mũi

4 Cách ngưng chảy nước mũi cho bé hiệu quả nhanh ngay tại nhà - Ảnh 1

Khi bé chảy nước mũi nhiều, mẹ hãy hướng dẫn trẻ xì mũi hoặc tiến hành hút mũi với bé nào chưa biết xì. Điều này sẽ giúp loại bỏ ngay một lượng dịch dư thừa.

Để hút mũi cho bé, trước hết mẹ cần chuẩn bị: nước muối sinh lý/ nước muối ưu trương 3%, dụng cụ hút mũi, khăn giấy hoặc khăn bông mềm. Sau đó thực hiện với các bước như sau:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng, nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương 3% vào lỗ mũi trên để làm loãng dịch nhầy mũi trước. Có thể dùng đầu ngón tay nhẹ bên cánh mũi bé để dịch nhầy được làm loãng tốt hơn
  • Bước 2: Đặt đầu vòi lớn của dụng cụ vào lỗ mũi trên, đầu còn lại đặt vào miệng mẹ để hút. Lưu ý hút một lần dứt khoát và với lực vừa phải, tránh hút quá mạnh hay không dứt khoát vì có thể làm dịch chảy ngược lại hay làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ
  • Bước 3: Đặt trẻ nằm nghiêng về phía bên kia và thao tác tương tự với bên mũi còn lại
  • Bước 4: Dùng khăn lau nhẹ nhàng mũi cho bé
  • Bước 5: Vệ sinh dụng cụ theo hướng dẫn

Nhỏ mũi cho bé với nước muối sinh lý/ nước muối ưu trương 3%

Trong các trường hợp bé ít dịch mũi, nghẹt mũi thì mẹ có thể chỉ cần nhỏ mũi cho bé với nước muối sinh lý/ nước muối ưu trương mà không nhất thiết phải hút mũi.

Lúc này, muối ưu trương 3% với nồng độ muối cao sẽ cho hiệu quả làm loãng dịch nhầy nhanh và giảm các triệu chứng viêm, sung huyết mũi, ngạt mũi, khó thở… hiệu quả gấp 2-3 lần muối sinh lý 0,9%.

Để không làm bé bị xót rát, hạn chế cay mũi thì mẹ có thể tham khảo nhỏ mũi cho bé cùng dung dịch muối ưu trương Nebial 3%. Với hàm lượng muối ưu trương cao 3% và Natri Hyaluronate là thành phần dưỡng ẩm tự nhiên trong niêm mạc mũi, Nebial 3% nhanh chóng loại bỏ cả những mảng nhày mũi khô cứng. Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chống sung huyết mũi… rõ rệt từ ngay lần đầu thao tác.

Rửa mũi cho trẻ với dụng cụ rửa mũi chuyên dụng

4 Cách ngưng chảy nước mũi cho bé hiệu quả nhanh ngay tại nhà - Ảnh 2

Nhỏ mũi với nước muối thường chỉ làm sạch được phần khoang mũi phía trước mà chưa tác động được đến các hốc mũi phía sâu bên trong. Do đó với những trẻ nghẹt mũi, sổ mũi nặng hay lâu ngày thì mẹ nên rửa mũi cho bé để làm sạch kỹ hơn.

Thay vì dựa trên dòng chảy mạnh và có thể khiến dịch bị đẩy sang tai, Spray-sol hoạt động dựa trên cơ chế phân tán dung dịch thành hàng triệu hạt sương li ti siêu nhỏ với đường kính chỉ 16 micromet. Các hạt nhỏ này không chỉ len lỏi được các hốc sâu trên toàn bộ khoang mũi, mà nó còn chỉ cần dựa trên một lực đẩy rất nhẹ nhàng, an toàn cho bé và dễ dàng cho mẹ khi thao tác.

Làm ẩm không khí

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ tăng tiết nước mũi, chảy mũi nhiều hơn là do độ ẩm trong không khí thấp. Do đó khi thời tiết khô hanh, mẹ nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm, hoặc đặt một chậu nước sạch để tăng độ ẩm cho phòng của bé.

Hầu hết các trường hợp cảm cúm ở trẻ có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Trên đây là những giải pháp hiệu quả mà mẹ có thể thực hiện tại nhà khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi để giúp con giảm bớt cảm giác khó chịu trong thời gian này.

2/ Lưu ý khi thực hiện cách ngưng chảy nước mũi cho trẻ nhỏ

4 Cách ngưng chảy nước mũi cho bé hiệu quả nhanh ngay tại nhà - Ảnh 3

Chất nhầy, dịch tiết ở mũi tăng tiết để cấp ẩm cho mũi hoặc rửa sạch vi khuẩn, virus ra ngoài. Về cơ bản đây là một phản ứng có lợi của hệ miễn dịch. Do đó mẹ hãy thực hiện các cách ngưng chảy nước mũi cho bé từ 1-3 lần/ngày, tránh lạm dụng vì có thể làm mất đi lớp nhầy bảo vệ tự nhiên này và làm các triệu chứng nặng hơn.

Bên cạnh đó, dù áp dụng giải pháp nào thì mẹ cũng hãy cố gắng cho bé uống đủ nước, tránh dùng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ. Lượng chất lỏng từ nước, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây… sẽ giúp thay thế lượng chất lỏng bị mất do sổ mũi, đổ mồ hôi hay sốt.

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé đi khám, đặc biệt là khi con bị sốt.

Sẽ có nhiều cách khác nhau để giúp mẹ giúp bé ngưng chảy mũi, nhưng hãy áp dụng đúng cách, đúng tần suất mẹ nhé!

3/ Những nguyên nhân khiến bé chảy nước mũi

Hiểu rõ nguyên nhân khiến bé chảy nước mũi sẽ giúp việc điều trị bệnh được đúng cách và hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ hiểu rõ vì sao có lúc bé cần dùng thuốc kháng sinh, nhưng nhiều lúc thì không.

4 Cách ngưng chảy nước mũi cho bé hiệu quả nhanh ngay tại nhà - Ảnh 4

Nhiễm virus

Nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, cúm, Covid-19… là thủ phạm lớn nhất gây sổ mũi ở trẻ. Đây cũng là lý do mà phần lớn các trường hợp cảm cúm ở trẻ không cần dùng tới kháng sinh, vì chúng vốn không có tác dụng trên virus.

Khi hít phải virus, mũi của trẻ sẽ tăng tiết chất nhầy nhiều hơn để bẫy dính và đẩy chúng ra ngoài. Nếu virus vượt qua được hàng rào này thì bé sẽ bị bệnh.

Viêm mũi dị ứng

Trẻ có thể bị dị ứng từ phấn hoa, lông thú cưng, bụi. Các tác nhân này là vô hại với hầu hết mọi người nhưng với những ai bị dị ứng, hệ thống miễn dịch có thể gửi tín hiệu rằng đây là những tín hiệu gây dị ứng. Histamin được tăng tiết và làm tăng màng nhầy trong mũi, mắt, cổ họng, với mục đích để đẩy các chất gây dị ứng ra ngoài.

Nhiệt độ lạnh

Không khí hít vào sẽ được làm ấm, bổ sung độ ẩm cần thiết và lọc bụi bẩn, virus, vi khuẩn tại mũi, trước khi chúng xuống phổi. Nên khi không khí lạnh hay độ ẩm thấp, niêm mạc mũi của trẻ sẽ tiết ra nhiều chất nhầy hơn để giữ ấm cho niêm mạc và dẫn tới sổ mũi.

Chảy nước mắt

Khi trẻ khóc chảy nhiều nước mắt, nước mắt có thể tràn qua góc trong của mí mắt, qua ống dẫn lệ và xuống hốc mũi. Sau đó, những giọt nước mắt này có thể chảy ra khỏi mũi đồng thời kích thích mũi tăng tiết chất nhầy, khiến trẻ càng chảy nhiều nước mũi hơn.

Nhiễm trùng xoang (viêm xoang)

Virus, vi khuẩn hay các tác nhân dị ứng cũng có thể tác động tới cả các xoang mũi, làm chúng bị ứ đọng dịch nhầy, tắc nghẽn. Điều này có thể làm trẻ bị đau ở mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều dịch vàng xanh.

Dị vật mũi

Cơ thể chúng ta cũng sẽ tăng tiết dịch nhiều hơn nếu phát hiện ra có dị vật trong mũi, nhằm mục đích tống đẩy nó ra ngoài.

Viêm mũi vị giác

Nếu trẻ ăn phải thực phẩm, đồ uống cay hoặc ấm, thành phần hoá học trong thức ăn cay có tên là capsaicin sẽ kích thích dây thần kinh sinh ba và làm bé chảy nước mũi.

Sẽ khó phân biệt liệu trẻ đang chảy nước mũi do cảm lạnh thông thường, cúm hay bệnh lý nào khác. Nếu trẻ thoải mái, không bị sốt, vui chơi và bú ngủ bình thường thì mẹ hãy áp dụng các cách ngưng chảy nước mũi cho bé cho bé trên đây. Nhưng khi tình trạng kéo dài hoặc kèm theo triệu chứng bất thường nào khác, mẹ hãy đưa bé thăm khám bác sĩ sớm nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold-in-babies/diagnosis-treatment/drc-20351657
  • https://www.parents.com/baby/health/sick-baby/cold-comfort/
  • https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/colds-0-12-months/
  • https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17660-runny-nose

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline