Cách phát hiện sốt xuất huyết tại nhà qua các triệu chứng cụ thể

Cách phát hiện sốt xuất huyết tại nhà dựa vào đâu? Làm thế nào để nhận biết sốt xuất huyết tại nhà? Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường xảy ra vào mùa đông xuân bởi thời tiết mưa nhiều và độ ẩm không khí cao. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết và thực hiện những điều trị hiệu quả.

1/ Các cách phát hiện sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết là các bệnh thường khởi phát đột ngột và xảy ra theo từng giai đoạn với những triệu chứng cụ thể. Bạn có thể tham khảo cách phát hiện sốt xuất huyết tại nhà dựa theo những dấu hiệu của từng giai đoạn dưới đây.

cách phát hiện sốt xuất huyết tại nhà

Giai đoạn sốt

Ở giai đoạn khởi phát bệnh sốt xuất huyết, người mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như sau sau quãng thời gian ủ bệnh. Những biểu hiện này sẽ tồn tại trong khoảng 4 đến 10 ngày.

  • Liên tục sốt cao 39-40 độ trong 2-7 ngày và khó hạ sốt được
  • Hai hố mắt đau nhức, đau đầu dữ dội ở trán
  • Chán ăn, buồn nôn
  • Đau cơ, đau khớp
  • Da xung huyết, phát ban hoặc nổi mẩn

Giai đoạn nguy hiểm

Ở giai đoạn này, người mắc bệnh sốt xuất huyết tiếp tục có triệu chứng da xung huyết, nổi mẩn hoặc phát ban. Ngoài ra, còn có thêm tình trạng đau toàn thân và buồn nôn. Những dấu hiệu của giai đoạn sốt có thể sẽ tiến triển nặng hơn ở giai đoạn này.

giai đoạn nguy hiểm

  • Mi mắt nề, gan to hoặc đau
  • Thoát huyết tương vì tăng tính thấm thành mạch cùng hiện tượng lạnh đầu chi, li bì, da lạnh ẩm, tiểu ít, không đo được huyết áp…
  • Đau bụng, buồn nôn, ngứa
  • Xuất huyết nội tạng: Đi ngoài phân đen, nôn ra máu
  • Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, tiểu ra máu, chảy máu lợi, kinh nguyệt sớm hoặc kéo dài
  • Xuất huyết dưới da theo chấm hoặc rải rác, ở cánh tay, bụng, sườn, đùi, trước hai cẳng chân. Ngoài ra, còn có các mảng bầm tím

Trong nhiều trường hợp, người mắc bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn nặng có thể bị suy tạng và có triệu chứng viêm cơ tim, viêm não hay viêm gan. Khi sốt xuất huyết đã chuyển sang giai đoạn này thì người bệnh cần phải được nhập viện ngay để điều trị trị kịp thời.

Giai đoạn hồi phục

Khi tìm hiểu cách phát hiện sốt xuất huyết tại nhà, bạn có thể thấy người mắc bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục vào ngày thứ 7 – 10 từ khi mắc bệnh. Bệnh nhân ở giai đoạn này có những biểu hiện như sau:

  • Thèm ăn
  • Cắt sốt
  • Đi tiểu nhiều
  • Huyết áp ổn định
  • Có thể có nhịp tim không đều vì có suy hô hấp do quá tải dịch truyền

giai đoạn hồi phúc

2/ Khi phát hiện sốt xuất huyết tại nhà cần làm gì

Khi biết cách phát hiện sốt xuất huyết tại nhà và thực sự bạn đã nhận ra người mắc bệnh này, vậy cần làm gì và chăm sóc người bệnh như thế nào? Một số người không khỏi lúng túng vì không biết chăm sóc bệnh nhân ra sao để giúp ngăn chặn triệu chứng nguy hiểm xảy đến. Cùng tham khảo một số điều dưới đây để giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh.

  • Vệ sinh mắt mũi họng cho bệnh nhân mỗi ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý Nacl 0,9%
  • Theo dõi sát sao thân nhiệt của bệnh nhân, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo chỉ định
  • Chú ý không tự ý dùng thuốc hạ sốt chứa Ibuprofen hay Aspirin vì thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ngoài ý muốn
  • Cần báo ngay cho bác sĩ, đưa trẻ nhập viện nếu trẻ sốt cao 39-40 độ kéo dài
  • Nên cho người bệnh uống nhiều nước: Nước trái cây, nước lọc, nước oresol, cháo loãng để tăng chất điện giải và tránh mất nước do sốt xuất huyết
  • Nên nấu thức ăn mềm lỏng và dễ tiêu cho người bệnh sốt xuất huyết
  • Không nên cho trẻ ăn thức ăn có màu đỏ hoặc nâu vì sẽ khó phân biệt nếu trẻ đi tiêu có máu hay khi trẻ có nôn ra máu
  • Đảm bảo vệ sinh da và vùng kín cho trẻ, mặc quần áo vải mềm và thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ
  • Không tắm gội hay lau người bằng nước lạnh cho người bệnh vì sẽ làm mạch ngoài da co lại và mạch nội tạng giãn ra vô cùng nguy hiểm

cách phát hiện sốt xuất huyết tại nhà

Mặc dù bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà tùy theo biến chứng nhưng cần đưa bệnh nhân nhập viện ngay nếu người bệnh có những biểu hiện như sau.

  • Tay chân lạnh ẩm
  • Không ăn được, nôn nhiều
  • Đau bụng nhiều
  • Thấy khó chịu dù đã giảm hoặc không còn sốt
  • Người li bì, bứt rứt và mệt mỏi
  • Ói ra máu, xuất huyết âm đạo =bất thường, máu lẫn phân, chảy máu mũi
  • Không tiểu tiện trên 6 giờ

Bài viết này đã lý giải về cách phát hiện sốt xuất huyết tại nhà, bạn cần hết sức chú ý. Bởi lẽ đây là bệnh dễ truyền nhiễm và thường gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Đối với trẻ em, ba mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé và những biểu hiện của cơ thể để có những giải pháp xử lý nhanh chóng nhằm giúp con sớm trở lại tình trạng cơ thể như bình thường.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline