Cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống là gì? Tăng thô như thế nào? Nhiều bậc phụ huynh chắc chắn còn khá bỡ ngỡ trong việc tăng thô cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống. Ở phương pháp ăn dặm này, tăng thô được cho là cần thiết, và các mẹ nên tăng thô theo từng giai đoạn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cách tăng thô cho bé và một số thông tin cơ bản về kiểu ăn dặm truyền thống.
1/ Cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống
Cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống nên được chia theo từng giai đoạn tuổi của bé. Như vậy, ở mỗi giai đoạn độ tuổi, bé sẽ ăn những loại thực phẩm phù hợp khác nhau. Theo đó, với cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống, mẹ sẽ giúp con dễ dàng thích nghi với nhiều loại thực phẩm theo chiều hướng tăng dần, nhờ đó con cũng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Tăng thô giai đoạn 5,5 – 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, con mới bắt đầu ăn dặm nên các mẹ có thể nấu bột với rau củ xay nhuyễn hoặc thịt cá cho bé ăn. Cho bé ăn bột hoặc nấu cháo với nước luộc gà/ nước hầm xương/ nước luộc rau củ theo tỉ lệ 1:10. Chú ý đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ và hỗn hợp mềm mịn, có độ loãng.
Ngoài ra, các mẹ cũng cần tránh cho bé ăn những thực phẩm như thịt bò, ốc, tôm, cua biển ở giai đoạn này vì chúng dễ gây dị ứng. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không cần ép con ăn quá nhiều vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính ở độ tuổi dưới 6 tháng.
Giai đoạn 7-9 tháng tuổi
Khi trẻ bước sang giai đoạn 7-9 tháng tuổi, các mẹ có thể áp dụng cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống bằng cách tăng độ đậm đặc của món ăn. Ban đầu, các mẹ có thể cho con ăn 1 bữa cháo và 2 bữa bột.
Để thay đổi dần độ thô của món ăn, khi chế biến, mẹ không cần xay nhuyễn mà có thể làm nhỏ rồi lược qua rây. Các mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ một số loại rau củ như su hào, khoai tây, cà rốt, khoai lang và các thực phẩm khác như cua đồng, cá đồng… để đa dạng hóa hương vị.
Các mẹ cũng cần chú ý nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ để con không bị đói. Ngoài ra, cần theo dõi con nhiều hơn vì giai đoạn này bé dễ bị sốt, đau nướu và rối loạn tiêu hóa nếu mọc răng.
Giai đoạn 10-12 tháng tuổi
Đây cũng là giai đoạn khá quan trọng trong cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống mà các ba mẹ nên chú ý. Ở giai đoạn này, nên cho bé ăn cháo nguyên hạt và tăng thô bằng cách cho con làm quen với thực phẩm thô mêm như đu đủ và chuối. Ngoài ra, khi nấu cháo, mẹ có thể kết hợp với nguyên liệu xay hoặc băm như thịt hoặc tôm…
Bé được 10-12 tháng tuổi cũng nên được tập làm quen với muỗng để con có thể tự xúc ăn. Khi bé ngồi ăn với cả nhà, cần chú ý cho bé ăn với lượng nhỏ và mềm để tránh nguy cơ bị hóc.
Giai đoạn 1 tuổi trở lên
Bước sang độ tuổi này, hầu hết các bé có thể ăn những loại thực phẩm như người lớn. Bởi vậy, thực hiện cách tăng thô cho bé an dặm truyền thống ở giai đoạn này bằng cách để riêng thức ăn băm nhỏ và cơm của trẻ. Ba mẹ có thể rèn cho con kỹ năng dùng muỗng để con tự xúc, nhau và nuốt các loại thực phẩm một cách nhuần nhuyễn hơn.
2/ Tìm hiểu chế độ ăn dặm truyền thống
Chế độ ăn dặm truyền thống là một phương pháp ăn dặm phổ biến tại Việt Nam. Ở phương pháp này, trẻ ăn dặm bằng cách ăn bột kèm thực phẩm xay nhuyễn ở thời gian đầu cho đến khi mọc răng sẽ chuyển sang ăn cháo. Đây không phải là cách cho ăn dặm duy nhất. Ngoài ra còn có phương pháp ăn dặm kiểu blw. Vậy ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống là gì? Biết được điều này sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống cũng như thông tin về phương pháp ăn dặm phổ biến này trước khi muốn áp dụng.
Ưu điểm
- Bé có thể ăn được rất nhiều ngay từ những ngày đầu theo phương pháp ăn dặm truyền thống do đó con sẽ tăng cân rất nhanh ở thời gian đầu
- Áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống sẽ giúp các mẹ tiết kiệm thời gian, bởi vậy phương pháp này phù hợp với những bà mẹ rất bận rộn
- Trẻ có thể ăn thức ăn được xay nhuyễn nên không gây hại cho hệ tiêu hóa
Nhược điểm:
- Trẻ ăn theo chế độ ăn dặm truyền thống dài ngày sẽ dễ dư thừa đạm, chất béo và thiếu vitamin. Với thức ăn chủ yếu là cháo và xương hoặc thịt hầm kỹ nên tinh bột đạm và chất béo là thành phần dinh dưỡng chủ yếu của kiểu ăn này
- Hệ tiêu hóa của bé có thể gặp khó khăn vì dung nạp lượng protein cao trong thời gian tập ăn dặm, về lâu dài bé có thể biếng ăn và bị táo bón
- Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt hương vị của từng loại thức ăn khác nhau vì thức ăn được xay nhuyễn và trộn lẫn vào nhau. Ngoài ra, ba mẹ cũng rất khó nhận ra bé dị ứng thực phẩm với kiểu ăn dặm này
- Khi ăn đồ ăn cứng hơn, bé sẽ dễ bị nôn trớ vì đã quen với thức ăn xay nhuyễn
- Các bé thường ăn nhiều hơn mức mình cần vì thức ăn dễ nuốt và không cần nhai nhiều
- Bé không tạo được thói quen ăn uống tự lập
Nếu áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé, bên cạnh việc chú ý cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống, bạn cũng nên chú ý cho con ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoảng chất. Và đặc biệt, cho trẻ ăn từ ngọt đến mặn, loãng đến đặc, ít đến nhiều để con dễ thích nghi. Ngoài ra, cũng cần đa dạng hóa hương vị trong thực đơn để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ mà không gây ngán.
3/ Tại sao cần tăng thô cho bé ăn dặm
Các mẹ nên áp dụng cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống vì từ khi mới tập ăn dặm bé chưa thể ăn được những thức ăn cứng ngay. Khi con bắt đầu cai sữa và bỏ ti mẹ, thức ăn dặm chính là nguồn dinh dưỡng chính mang đến những dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động của trẻ.
Bé có thể ăn dặm rau củ quả chín mềm ở giai đoạn gần 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn chủ yếu ăn bột ăn dặm vì trẻ chưa thể làm nhỏ thức ăn được khi chưa mọc răng. Do đó, ba mẹ cần áp dụng cách tăng thô từ từ để không gây nguy cơ mắc kẹt ở cổ họng của trẻ khi ăn uống.
Việc tăng độ thô cho thức ăn dặm của trẻ một cách từ từ là cần thiết để đảm bảo an toàn trong ăn uống. Ba mẹ có thể cho bé ăn bột ăn dặm, cháo ăn dặm rồi thay bằng cơm, thịt băm, ngũ cốc sau đó.
Với cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống nêu trên, hy vọng đã giúp ba mẹ hiểu hơn về cách tăng thô cho bé để con ăn dặm một cách phù hợp, hấp thu và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp ăn dặm truyền thống, hiểu được đặc điểm và áp dụng một cách linh hoạt.
Tham khảo thêm: Cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw nhanh và hiệu quả nhất