[Hướng dẫn] Chăm sóc trẻ bị Tay Chân Miệng tại nhà đúng cách

Hiện nay, số ca mắc tay chân miệng vẫn liên tục gia tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trẻ thường được bác sĩ thăm khám, kê đơn thuốc và điều trị tại nhà. 90% trẻ mắc tay chân miệng là nhẹ và tự hết. Nhưng ở 10% còn lại, khi chuyển biến nặng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…

Vậy làm sao để ba mẹ có thể trang bị đúng và đủ kiến thức khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà? Buona sẽ chia sẻ cùng ba mẹ trong bài viết dưới đây.

1. Hướng dẫn dùng thuốc

chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Tay chân miệng là bệnh do virus đường ruột thuộc nhóm Coxsackie virus và Entero virus 71, với đặc trưng là các vết bóng nước xuất hiện tại các vị trí đặc biệt: miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm dưới 3 tuổi, xảy ra quanh năm nhưng thường tăng cao vào tháng 2 – 4 và tháng 9 – 12 hàng năm.

Cha mẹ thường không tránh khỏi lo lắng khi nhìn đơn thuốc bác sĩ kê cho con, rồi nhìn sang đơn bác sĩ khác kê, đơn các mẹ truyền tai nhau trên mạng… Vì nhiều khi chúng có sự khác biệt về số lượng các loại thuốc.

Vậy chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà ra sao? Trước hết là việc dùng thuốc này?

Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì?

Sự thật là,

Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có vacxin phòng bệnh và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các thuốc được sử dụng với mục đích điều trị triệu chứng và khi có biến chứng xảy ra mà thôi, nên giữa các đơn kê có thể khác biệt chút ít đó mẹ ạ.

Do đó, ba mẹ hãy tuân thủ đơn kê và hướng dẫn từ bác sĩ điều trị, đồng thời theo dõi những dấu hiệu cảnh báo để đưa bé đến bệnh viện kịp thời nếu có (Buona sẽ chia sẻ trong phần 3 của bài viết này). Vì qua quá trình thăm khám trực tiếp, các bác sĩ đã đưa ra đơn thuốc phù hợp với tình trạng của con rồi.

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể tham khảo thêm một số lưu ý trong dùng thuốc khi trẻ bị tay chân miệng, điển hình là:

  • Sử dụng các loại thuốc giúp hạ sốt, bù nước, giảm đau cho con theo chỉ định của bác sĩ
  • Kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng điều trị tay chân miệng (trừ khi có bội nhiễm từ vết loét) nên không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
  • Mụn nước trong tay chân miệng thường không ngứa, không đau, ít khi vỡ (thường trẻ nổi nhiều mụn nước lại nhẹ hơn). Do đó ba mẹ không nhất thiết phải dùng thuốc chống ngứa. Nếu cần thiết, chỉ cần bôi xanhmethylen lên những bóng nước lớn đã hoặc có nguy cơ vỡ
  • Khi trẻ loét miệng nhiều gây đau đớn, bỏ ăn. Có thể dùng thuốc tráng dạ dày (varogel, phosphalugel…) để trong ngăn mát tủ lạnh rồi chấm lên vết loét, hoặc cho trẻ ngậm hay uống. Không thoa kem có lidocain, benzocain… giảm đau cho trẻ dưới 2 tuổi
  • Có thể bổ sung vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng, tăng đề kháng, giúp trẻ nhanh hồi phục hơn

Be mẹ có thể tham khảo sử dụng Vitamin tổng hợp Buonavit Baby khi bé bị tay chân miệng. Đây là sản phẩm bổ sung hơn 10 loại vitamin với hàm lượng cao, tinh chất, đáp ứng đủ nhu cầu vitamin hàng ngày cho con. Đặc biệt, Vitamin A & Vitamin PP còn hỗ trợ cho các tổn thương tại da, niêm mạc khi bị tay chân miệng của trẻ mau lành hơn.

Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì?

Bên cạnh đó, Buonavit Baby bổ sung dinh dưỡng trực tiếp, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa trao đổi chất, bé thèm ăn một cách tự nhiên, giúp dự phòng và hỗ trợ loại bỏ chứng biếng ăn, trẻ phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Buona (Italy).

Ba mẹ tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại: BuonaVit Baby – vitamin tổng hợp, tăng chuyển hóa cho bé

2. Hướng dẫn trong dinh dưỡng, sinh hoạt

Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà, ba mẹ cũng cần lưu ý:

  • Cần cắt móng tay cho trẻ và hạn chế để con sờ, chạm vào vết loét, tránh con cào gãi làm vỡ mụn nước gây loét, nhiễm trùng
  • Chế biến thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt để tránh tác động đến mụn nước trong miệng trẻ
  • Tránh thực phẩm cay, nóng, chua, mặn
  • Tập cho trẻ thói quen súc miệng sau khi ăn
  • Cho trẻ tắm như bình thường, với nước ấm và nơi kín gió
  • Có thể bổ sung thêm vitamin như một giải pháp dinh dưỡng, đồng thời tăng sức đề kháng, đặc biệt với trẻ bị tay chân miệng kèm theo biếng ăn, biếng bú

chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh để tránh mầm bệnh lây lan bằng các cách như:

  • Trẻ, ba mẹ cũng như người thân trong gia đình cần thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi, nhất là sau khi thay tã cho trẻ.
  • Thường xuyên khử trùng, vệ sinh vật dụng của trẻ
  • Khi trẻ bị tay chân miệng, nên cho con nghỉ học ở nhà và tránh đến nơi tập trung đông người

3. Phát hiện biến chứng Tay – Chân – Miệng kịp thời

Chúng ta hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tay chân miệng tốt tại nhà. Thế nhưng, ba mẹ cần theo dõi thêm các dấu hiệu dưới đây, chỉ cần xuất hiện 1 trong các dấu hiệu này, ba mẹ hãy cho trẻ đi khám ngay không chờ đợi nhé:

chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

  • Trẻ sốt trên 39 độ, sốt hơn 2 ngày hoặc không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Trẻ nôn ói nhiều (liên tục, không ăn cũng nôn)
  • Lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ
  • Giật mình chới với, thất thần lớn hơn 2 lần trong vòng 30 phút theo dõi
  • Run chi hoặc yếu chi
  • Đảo mắt
  • Đi đứng loạng choạng không vững
  • Thở bất thường: thở nhanh, thở bụng hoặc thở chậm
  • Ngủ gà
  • Co giật

Triệu chứng giật mình trong tay chân miệng luôn được chú ý vì nó là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể bị tổn thương thân não. Để xác định trẻ giật mình bình thường hay giật mình kiểu tay chân miệng, chúng ta cần cần chú ý 2 điều sau:

  • Bình thường trẻ có giật mình như vậy không?
  • Xác định giật mình trong tay chân miệng: là kiểu giật mình chới với, thất thần. Quan trọng nhất là thần thái của trẻ, ánh mắt đờ đẫn, vô hồn hoặc hoảng hốt, khả năng tiếp xúc giảm, không tương tác với ba mẹ.

Ngoài thân não, virus tay chân miệng còn có thể làm tổn thương các vùng não khác ở trẻ với các biểu hiện bên ngoài là:

  • Tổn thương hạ đồi: trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Tổn thương tiểu não: gây run chi, run thân, trẻ đi loạng choạng như người say rượu, giật nhãn cầu, lé
  • Tổn thương neuron sừng trước tủy: gây liệt mềm không đối xứng

Tuy vậy, ba mẹ cũng đừng quá hoang mang vì các biến chứng của tay chân miệng rất ít khi xảy ra. Các thông tin trên đây được cung cấp để giúp chúng ta hiểu đúng về nguy cơ đằng sau mỗi dấu hiệu bên ngoài, chú ý quan sát trẻ hơn và không chủ quan mà thôi. Nếu có biến chứng thì chúng thường xảy ra trong 5 ngày đầu tiên, do đó ba mẹ hãy theo dõi con sát sao hơn trong những ngày này nhé.

Hy vọng qua hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đầy đủ trên đây, ba mẹ đã an tâm và dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé. Và hiện nay, bệnh chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu nên việc theo dõi, phòng ngừa tay chân miệng và tăng đề kháng cho trẻ vẫn là quan trọng nhất ba mẹ nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline