Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu nâu là bệnh gì? 2 Cách xử lý cho mẹ

Chắc hẳn các bố mẹ khi thấy đi ngoài ra chất nhầy màu nâu đều cảm thấy lo lắng không biết trẻ đang gặp vấn đề gì, ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe. Tìm hiểu tình trạng này và cách xử lý tốt nhất cho trẻ nhỏ thông qua bài viết sau đây.

1/ Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu nâu là bệnh gì?

Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu nâu là hiện tượng trẻ gặp một số vấn đề nhất định trong việc đại tiện, có xuất hiện dịch màu nâu kèm theo phân và hình dạng phân có thể lỏng hoặc loãng. Nếu trẻ cảm thấy khó khăn, đau đớn và thậm chí là sợ đi ngoài thì mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua bởi nếu hiện tượng này xảy ra với tần suất nhiều thì rất có thể trẻ đã mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm sau đây:

Rối loạn tiêu hóa

Khi trẻ bắt đầu ăn một loại thực phẩm mới, trẻ có thể không quen khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra. Đi kèm với hiện tượng này đó là trẻ sẽ đau bụng, quấy khóc, chán ăn trong một vài ngày. Rối loạn tiêu hóa sẽ khiến trẻ bị đi ngoài ra phân nâu có thể kèm theo chất nhầy nhưng sẽ nhanh chóng kết thúc nên mẹ không cần quá lo lắng.

Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là bệnh lý xảy ra do nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Khi bị kiết lỵ, trẻ sẽ đi ngoài liên tục kèm theo chất nhầy trong phân (có thể là màu đỏ hoặc nâu). 

  • Với kiết lỵ amip: trẻ sẽ đau bụng từng cơn, sốt nhẹ, đi ngoài với tần suất lớn, phân kèm theo máu hoặc chất nhầy màu nâu.
  • Với kiết lỵ trực trùng: trẻ sẽ đi ngoài liên tục, sốt cao, phân lỏng, đau rát hậu môn, phân kèm theo chất nhầy nâu, máu.

Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ do bị ngộ độc thức ăn sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn E coli xâm nhập gây ra đau bụng, tiêu chảy nhiều, phân lỏng và đi ngoài ra chất nhầy màu nâu. Bên cạnh đó trẻ sẽ sốt, buồn nôn, mệt mỏi kèm theo.

Bệnh về hậu môn

Những bệnh lý liên quan đến hậu môn như táo bón, nứt kẽ hậu môn hoặc trĩ đều có đặc điểm chung là khiến hậu môn đau rát, chảy máu. Trong một số trường hợp, mẹ thấy trẻ có phân nhầy màu nâu có thể là do máu của hậu môn kèm theo trong quá trình đại tiện. Khi thấy trẻ có biểu hiện đau hậu môn, mẹ không nên bỏ qua bởi điều này nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

đi ngoài ra chất nhầy màu nâu

Trẻ đi ngoài ra chất nhầy nâu có thể là do hậu môn bị tổn thương

Bệnh viêm đại tràng

Viêm loét đại tràng cũng là nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra chất nhầy màu nâu khi các tế bào niêm mạc ở đại tràng bị tổn thương làm chất nhầy tiết ra nhiều hơn và gây nên những cơn đau bụng dữ dội cho trẻ nhỏ.

Bệnh polyp trực tràng

Thông thường những biểu hiện về màu sắc, hình thái của phân sẽ có liên quan trực tiếp đến các bệnh về đường ruột. Với polyp trực tràng, khối polyp xuất hiện gây cản trở quá trình đi ngoài khiến trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện và sau mỗi lần đi thì thường kèm theo cảm giác đau đớn, máu và chất nhầy xuất hiện cùng với phân. 

2/ Khi nào bé đi ngoài ra chất nhầy màu nâu trở nên nguy hiểm?

Một số trường hợp trẻ bị đi ngoài ra chất nhầy màu nâu không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tình trạng này nhanh chóng kết thúc hoặc nguyên nhân là do trẻ ăn thức ăn có màu nâu sậm khiến màu sắc của phân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu thấy các biểu hiện sau thì mẹ nên đưa trẻ ngay đến bệnh viện bởi tình trạng trẻ đã chuyển biến nguy hiểm hơn:

  • Trẻ sốt cao, khoảng 39 độ trở lên và xuất hiện biểu hiện co giật.
  • Trẻ quấy khóc, đau bụng quằn quại, không chịu ăn, bỏ bú.
  • Xuất hiện máu ở phân, nhiều chất nhầy màu nâu xuất hiện.
  • Phân có chuyển biến thành màu nâu đen, nát, mùi hôi thối khó chịu.
  • Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài liên tục với tần suất lớn (nhiều hơn 8 lần/ ngày), kéo dài từ 3 ngày trở lên.
  • Hậu môn của trẻ có biểu hiện bất thường: như rách, nứt kẽ hoặc xuất hiện búi trĩ.

Khi thấy một trong những dấu hiệu đi ngoài nguy hiểm trên, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhất.

đi ngoài ra chất nhầy màu nâu

Trẻ quấy khóc, chán ăn, đau bụng quằn quại là dấu hiệu cho tình trạng chuyển biến nặng

3/ Cách xử lý cho bé đi ngoài ra chất nhầy màu nâu

Khi thấy bé đi ngoài ra phân có chất nhầy màu nâu, mẹ cần bình tĩnh và xử lý theo những cách sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất cho trẻ:

Cách 1: Quan sát các biểu hiện của trẻ

Mẹ cần có thời gian để quan sát các biểu hiện của trẻ. Nếu thấy tình trạng đi ngoài ra chất đi ngoài ra chất nhầy màu nâu nhanh chóng kết thúc sau 1 ngày thì mẹ cũng không nên quá lo lắng. Ngược lại, khi thấy trẻ có biểu hiện đau bụng quằn quại, sốt, đi ngoài ra máu, tiêu chảy liên tục thì mẹ không nên bỏ qua mà nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nhất, tránh gây những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Cách 2: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ

+ Uống nhiều nước: khi bị tiêu chảy và mắc các bệnh về đường ruột, khả năng mất nước của cơ thể rất cao. Chính vì tình trạng này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, không còn sức lực. Mẹ nên cho trẻ uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày như nước lọc, nước trái cây … để giúp trẻ bổ sung chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng tốt nhất.

+ Cách chế biến: ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để vi khuẩn, vi rút không tấn công vào đường ruột gây ra tình trạng phân có chất nhầy màu nâu phổ biến.

+ Bổ sung chất xơ: nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, tránh gây ra táo bón khiến việc đi ngoài của trẻ dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng đau rát, viêm nhiễm hậu môn.

+ Bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa: ở đây có thể kể đến sữa chua, các loại nước men vi sinh đường ruột … nhằm giúp trẻ cân bằng hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng, ra chất nhầy hay chảy máu.

Mẹ có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh đường ruột Simbiosistem Bustine với thành phần từ 2 chủng lợi khuẩn khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 (ATCC: SD5212) và Lactobacillus plantarum Lp-115 (ATCC: SD5209) có tác dụng hỗ trợ điều trị các trường hợp rối loạn khuẩn đường ruột gây tiêu chảy, đau bụng hiệu quả. Sản phẩm sẽ giúp trẻ hấp thụ tốt hơn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ trong quá trình phát triển toàn diện của mình.

đi ngoài ra chất nhầy màu nâu

Simbiosistem Bustine ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra chất nhầy hiệu quả.

Mong rằng bài viết về đi ngoài ra chất nhầy màu nâu đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích cho các mẹ đang trong quá trình đồng hành cùng con phát triển. Mọi thắc mắc hãy liên hệ về hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Tham khảo thêm:

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu là bệnh gì? Cách khắc phục nhanh

Uống thuốc sắt đi ngoài màu đen do nguyên nhân gì? Có sao không

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có sao không? 4 Cách xử lý

Trẻ bị sốt và chướng bụng nguyên nhân là gì? Cần xử lý ra sao?

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cuối bãi do những nguyên nhân gì?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline