Chữa hen phế quản bằng lá tía tô như thế nào? Có hiệu quả không

Chữa hen phế quản bằng lá tía tô như thế nào? Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn thường gây ra những triệu chứng như khó thở, khò khè, ho và tức ngực. Lá tía tô được nhắc đến là một trong những phương thuốc có thể dùng để trị hen suyễn hiệu quả nhờ khả năng hỗ trợ điều trị ho và cảm cúm. Hãy tham khảo thông tin dưới đây để biết được bài thuốc sử dụng lá tía tô chữa hen phế quản và một số lưu ý khi sử dụng.

1/ Cách chữa hen phế quản bằng lá tía tô

Chữa hen phế quản bằng lá tía tô là một cách làm khá phổ biến được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Trong các loại nguyên liệu được nhắc tới có thể hỗ trợ điều trị hen phế quản, lá tía tô nổi bật lên vì là nguyên liệu dễ kiếm và dễ sử dụng.

chữa hen phế quản bằng la tía tô

Bạn có thể sử dụng lá tía tô để điều trị bệnh nhưng cần sử dụng với liều lượng hợp lý, tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể của bản thân. Đối với thai phụ, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng. Thông thường, liều lượng sử dụng lá tía tô được khuyến nghị phổ biến nhất là khoảng 3.000 đến 4.000mg lá tía tô hoặc 3 đến 4 ml chiết xuất từ lá tía tô.

Cách chữa hen phế quản bằng lá tía tô có thể được thực hiện theo một số cách sau.

Bài thuốc nước lá tía tô

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 200g lá tía tô
  • 3 lát chanh tươi
  • 2,5 lít nước lọc

bài thuốc

Cách làm:

  • Rửa sạch lá tía tô rồi ngâm với nước muối loãng trong 10 phút, rồi để ráo nước
  • Đun sôi khoảng 2,5 lít nước lọc
  • Cho lá tía tô vào nước rồi đun sôi thêm 3-5 phút sau đó tắt bếp
  • Chờ nước tía tô nguội thì cho vào chai thủy tinh và thêm mấy lát chanh vào
  • Chia nước tía tô để uống làm nhiều lần trong ngày

Rượu lá tía tô

Ngoài việc sử dụng lá tía tô để làm nước uống trực tiếp, bạn cũng có thể nấu rượu lá tía tô để sử dụng. Đây cũng là một cách chữa hen phế quản bằng lá tía tô phổ biến đem lại hiệu quả cao.

Chuẩn bị:

  • 90g lá tía tô
  • 1 lít rượu gạo

chữa hen phế quản bằng la tía tô

Cách làm:

  • Sao qua lá tía tô rồi nghiền thành bột mịn
  • Ngâm bột tía tô với rượu trong khoảng 10 ngày
  • Lọc lấy nước và bỏ bã

Uống rượu tía tô khoảng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 20 ml.

Ngoài hai cách sử dụng lá tía tô như trên, bạn cũng có thể dùng hạt tía tô để chữa hen phế quản. Chuẩn bị khoảng 100 g hạt tía tô và 300 ml nước vo gạo, sau đó sao qua hạt tía tô rồi nghiền thành bột mịn. Đem bột của hạt tía tô và hòa đều với nước rồi lọc bỏ bã. Sau đó, cho vào nồi nấu với nước vo gạo cho đến khi thành cháo để ăn lúc đói.

2/ Chữa hen phế quản bằng lá tía tô có hiệu quả không

Cách chữa hen phế quản bằng lá tía tô có đem lại hiệu quả, tuy nhiên không thể giúp điều trị triệt để căn bệnh hen suyễn. Phương thuốc dùng lá tía tô này có thể góp phần kiểm soát các triệu chứng ho, đờm và khó thở của bệnh hen phế quản gây ra nhờ các công dụng như sau. 

có hiệu quả không

  • Chống oxy hóa: Lá tía tô có thể chống lại oxi hóa, qua đó giúp giảm tổn thương các tế bào mà gốc tự do gây ra trong quá trình bệnh hen phế quản xảy ra.
  • Giảm triệu chứng dị ứng: Histamin là một chất trung gian tham gia vào phản ứng viêm và dị ứng sẽ kích hoạt các cơn hen phế quản. Đó là do histamin gây co thắt và hình thành nên các triệu chứng khó thở ở người bị bệnh hen phế quản. Tía tô có thể kiểm soát và ngăn ngừa khởi phát hen phế quản nhờ có chứa thành phần như luteolin có hoạt tính của natri cromoglycate giống như một loại thuốc kháng histamin chống dị ứng mạnh.
  • Khả năng chống viêm: Trong lá tía tô có chứa luteolin có thể ức chế các hóa chất gây viêm mạnh TNF-a và axit aracodonic. Như vậy, phản ứng dị ứng và phù nề của bệnh hen suyễn sẽ giảm đi nếu người bệnh dùng chiết xuất từ lá tía tô có khả năng ức chế viêm.

3/ Lưu ý khi sử dụng lá tía tô trị hen phế quản

Mặc dù phương pháp chữa hen phế quản bằng lá tía tô khá phổ biến, song nếu không sử dụng đúng cách, người bệnh có thể gặp những nguy hại và vấn đề khác nhau. Cho dù thảo dược này là lành tính nhưng bất kỳ ai khi muốn dùng lá tía tô để chữa hen suyễn cũng cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây để đảm bảo an toàn và có được hiệu quả cao nhất.

chữa hen phế quản bằng la tía tô

  • Thận trọng khi dùng lá tía tô nếu bạn là người đổ mồ hôi nhiều vì tía tô có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn
  • Không dùng lá tía tô nếu bị cảm nóng
  • Nên kiên nhẫn với cách dùng lá tía tô trị hen phế quản vì cách này thường khá chậm
  • Không nên sử dụng lá tía tô dài ngày vì sẽ khiến bạn chán ăn, táo bón, mệt mỏi, choáng váng, thở nông…
  • Không nên uống quá nhiều nước lá tía tô trong thời gian dài vì có thể bị tăng huyết áp hoặc mắc các bệnh về tim mạch khác
  • Chú ý dùng từng chút nước tía tô một để xem phản ứng của cơ thể vì bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu dị ứng với thành phần trong lá tía tô, có thể gặp các triệu chứng như ngứa, phát ban, sưng cổ họng
  • Nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh tối đa trong 1 ngày vì các hoạt chất sẽ dần mất tác dụng nếu bạn để càng lâu
  • Nếu phụ nữ có thai muốn dùng lá tía tô, cần có sự giám sát chặt chẽ bởi chuyên gia. Bởi lẽ không thể loại trừ nguy cơ loại thảo dược này làm thay đổi tình trạng miễn dịch và gây hại cho thai nhi

Bạn có thể thực hiện chữa hen phế quản bằng lá tía tô để hỗ trợ điều trị giảm nhanh các triệu chứng hơn bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây. Đây là một mẹo dân gian phổ biến được nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên không nên lạm dụng phương pháp này. Trong trường hợp không thấy các triệu chứng được cải thiện sau khi sử dụng lá tía tô một thời gian dài, bạn nên dừng lại và thử cách điều trị khác.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline