Có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn không? Kẽm là một nguyên tố vi chất cần thiết đối với cơ thể của trẻ. Kẽm thường được bổ sung thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Thế nhưng, nhiều trẻ lại lười ăn và biếng ăn nên được bổ sung kẽm trở nên khó khăn. Vậy có nên tăng cường kẽm bằng các biện pháp khác cho bé lười ăn hay không? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.
1/ Có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn sẽ giúp con kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Qua đó, thúc đẩy trẻ tăng cân, tăng trưởng chiều cao và cải thiện hệ thống miễn dịch. Vậy có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn rõ ràng là điều mà ba mẹ nên làm.
Về cơ bản, để biết có nên bổ sung kẽm cho trẻ không hay khi trẻ biếng ăn có phải do thiếu kẽm không, mẹ cần xác định nguyên nhân của việc trẻ biếng ăn.
Bởi lẽ, trẻ biếng ăn có thể đang trong giai đoạn thay đổi sinh lí nhờ tập lật, bò, đi hoặc ốm, mọc răng, rối loạn tiêu hóa. Các trẻ biếng ăn cũng có thể do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng như thiếu nhiều loại vi chất gồm sắt, kẽm, magie. Ngoài ra, biếng ăn ở trẻ cũng có thể do mắc một số loại bệnh lý.
Về cơ bản, ba mẹ cần chú ý đến nguyên nhân trẻ biếng ăn do thiếu kẽm để đặc biệt bổ sung kẽm sao cho đủ đối với nhu cầu của con. Đồng thời, việc bổ sung này rất cần thiết để ngăn chặn tình trạng biếng ăn kéo dài và gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của bé. Trong trường hợp trẻ biếng ăn do những nguyên nhân khác thì ba mẹ có thể bổ sung kẽm nhưng tuân theo sự chỉ định của các chuyên gia và bác sĩ.
2/ Các biểu hiện trẻ biếng ăn do thiếu kẽm
Để hiểu rõ hơn việc có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn hay không, ba mẹ nên dựa vào những biểu hiện trẻ biếng ăn do thiếu kẽm để có cách bổ sung hiệu quả nhất.
Biểu hiện ban đầu
Có những nguyên nhân khiến trẻ thiếu kẽm và biếng ăn chỉ là một trong những biểu hiện ban đầu. Nếu ở giai đoạn nhẹ, con có thể có những triệu chứng như:
- Mệt mỏi, không tập trung, thường xuyên buồn ngủ
- Không biết vị món ăn, không chịu ăn, giảm vị giác, khứu giác
- Khó ngủ, trằn trọc, ngủ ít, thức giấc nửa đêm
- Tiêu hóa kém: Chậm tiêu hóa, đầy hơi khi ăn
Như vậy, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu biếng ăn do thiếu kẽm như trên, các mẹ nên bổ sung kẽm cho con kịp thời.
Biểu hiện nặng
Nhiều ba mẹ phân vân có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn không và đã bỏ qua việc làm này dẫn đến tình trạng bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn không kịp thời và đầy đủ. Hậu quả dẫn đến những biểu hiện nặng hơn ở trẻ, từ cấu trúc bên ngoài đến những bộ phận bên trong đều bị tác động.
- Tóc: Rụng nhiều, xơ cứng, dễ gãy, màu tóc chuyển từ đen sang vàng
- Da: Da dày sừng, khô da, sạm da, viêm da
- Mắt: Ngứa ở mắt, khô giác mạc, giảm tiết nước mắt
- Móng: Có vệt trắng, mất bóng, chậm mọc và dễ gãy
- Môi khô, lở mép, viêm quanh hậu môn
- Giảm miễn dịch khiến nhiễm trùng tái diễn
- Không tăng cân, suy dinh dưỡng
- Nôn trớ bất thường
3/ Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn hiệu quả
Biết được có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, song các bà mẹ cũng cần hiểu được bổ sung kẽm sao cho hiệu quả và đúng cách để con hấp thụ được dưỡng chất tốt nhất. Việc bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ không chỉ dựa vào cách bổ sung mà còn ở thời điểm bổ sung và loại kẽm. Tham khảo chi tiết thông tin dưới đây để bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn hiệu quả hơn.
Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Ba mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thông qua sữa mẹ, thực phẩm hàng ngày hoặc thuốc/ thực phẩm chức năng, tùy theo nhu cầu, độ tuổi của con.
Bổ sung kẽm cho bé thông qua sữa mẹ
Đối với những bé sơ sinh, con sẽ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời. Trong sữa mẹ luôn có một lượng kẽm nhất định. Do đó, việc cho con bú hoàn toàn cũng sẽ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu kẽm ở con.
Tuy nhiên, hàm lượng kẽm có trong sữa mẹ cũng sẽ giảm dần theo độ tuổi của trẻ. Thông thường sau 3 tháng đầu sữa mẹ sẽ giảm từ 2-3mg/l còn 0,9mg/l. Ở một mặt khác, nhu cầu kẽm của trẻ lại tăng lên, do đó ngoài sữa mẹ thì các ba mẹ cũng cần bổ sung thêm kẽm từ những nguồn khác cho trẻ.
Bổ sung kẽm qua thực phẩm hàng ngày
Đối với những trẻ lớn hơn, các mẹ cần bổ sung kẽm cho con thông qua những thực phẩm ăn dặm hàng ngày. Thực phẩm chứa kẽm rất đa dạng, từ thực vật đến động vật. Chẳng hạn như hàu là loại thực phẩm có hàm lượng kẽm cao nhất vì 100 gam hàu có thể bổ sung tới hơn 75% nhu cầu kẽm hàng ngày của bé. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể thêm những thực phẩm sau vào chế độ ăn dinh dưỡng giàu kẽm cho trẻ.
- Một số loại hải sản: Tôm hùm, cua
- Thịt: Thịt, gà, thịt lợn nạc, thịt bò
- Các loại hạt: Hạt bí, hạt điều, đậu phộng, hạt kê, hạt chia
- Yến mạch, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt
Tuy nhiên, vì trẻ vốn đã biếng ăn nên các mẹ có thể chế biến những thực phẩm dễ ăn nhất trước tiên và luôn tạo hình các món ăn dễ thương để kích thích thị giác của bé.
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn từ thực phẩm chức năng
Nếu bổ sung kẽm cho trẻ thông qua sữa mẹ và thực phẩm hàng ngày khá khó khăn vì trẻ rất lười ăn, ba mẹ có thể tham khảo bổ sung kẽm thông qua những thực phẩm chức năng an toàn để con hấp thu và dung nạp được kẽm tốt hơn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kẽm dành cho trẻ. Bởi vậy, đôi khi các mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm sản phẩm hợp với con. Đối với từng sản phẩm, bạn nên đánh giá những tiêu chí gồm phù hợp với độ tuổi, có hương vị dễ uống hay nguồn gốc chính hãng của sản phẩm. Từ đó, có thể chọn được loại phù hợp nhất.
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn vào thời điểm nào?
Thời điểm bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn cũng rất quan trọng vì điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hấp thu của con. Theo các chuyên gia, thời điểm lý tưởng để cơ thể hấp thu tốt lượng kẽm là sau bữa ăn 30 phút.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên chú ý bổ sung kẽm cho con trong vòng 2-3 tháng sau đó tạm dừng. Trong thời gian cho bé uống kẽm, ba mẹ cũng có thể bổ sung thêm các loại vitamin C, vitamin A hay vitamin B6 để làm tăng khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể.
Nhìn chung, ba mẹ có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn vì biếng ăn chính là một trong những biểu hiện của việc thiếu kẽm. Ngoài ra, việc bổ sung kẽm cho bé cũng giúp ngăn chặn tình trạng biếng ăn kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp cho mẹ bổ sung kẽm đúng cách cho bé và chăm sóc con tốt hơn.