Vấn đề tiêu hóa ở trẻ nhỏ là tiền đề cho sức khỏe của bé. Nếu như tiêu hóa của bé có vấn đề, đặc biệt là chứng táo bón, bé sẽ có những cản trở trong quá trình phát triển của mình. Vậy khi trẻ bị táo bón lâu ngày có thể gặp những biến chứng nào? Mẹ hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
Chứng chậm lớn, biếng ăn ở trẻ em
Khi bé bị táo bón, phân sẽ ứ đọng và không thể thoát ra ngoài, tích tụ trong đường tiêu hóa. Lúc này, trẻ nhỏ sẽ bị đầy hơi, chướng bụng. Những cảm giác khó chịu trên sẽ khiến bé chán ăn hoặc ăn khó tiêu, ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể của bé rơi vào tình trạng kém hấp thu và thiếu dinh dưỡng, tăng cân chậm.
Sức đề kháng suy giảm khi trẻ bị táo bón lâu ngày
Khi phân ứ đọng quá lâu trong ruột già (trực tràng) sẽ khiến độc tố từ phân hấp thụ ngược trở lại vào cơ thể. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát sinh và gây nhiều bệnh ở trẻ, đồng thời khiến hệ miễn dịch hoạt động kém.
Ngoài ra, triệu chứng biếng ăn kể trên cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất cần thiết để xây dựng sức đề kháng khỏe mạnh.
Bệnh trĩ – một chứng bệnh nghiêm trọng phát sinh từ táo bón
Trẻ bị táo bón lâu ngày cũng có khả năng bị trĩ. Điều này được các bác sĩ nhi khoa giải thích răng: hiện tượng phân tích tụ lâu sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu gặp cản trở và làm mạch máu xung quanh vùng ruột già co thắt, gây trĩ.
Những trẻ bị táo bón lâu ngày tăng nguy cơ nhiễm độc
Táo bón với sự ứ đọng của phân sẽ là môi trường thuận lợi nhất cho vi khuẩn sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự hình thành số lượng khổng lồ các vi khuẩn có hại là sự tiết độc tố của chúng, khiến cơ thể của bé dễ lâm vào tình trạng nhiễm độc mãn tính, gây hại cho sức khỏe của trẻ lâu dài.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa thường gặp ở người trưởng thành, nhưng không có nghĩa sẽ không xuất hiện ở trẻ em. Nguy cơ bị viêm ruột thừa của bé bị táo bón cao hơn trẻ em sinh hoạt tiêu hóa khỏe mạnh, đặc biệt cao ở trẻ bị táo bón dài ngày. Mẹ phải chú ý điều này.
Tham khảo: Trẻ bị viêm ruột nên ăn gì?
Ung thư hậu môn, trực tràng
Với lượng độc tố có trong phân và sự tổn thương hệ thống tĩnh mạch xung quanh hậu môn, hậu môn và trực tràng sẽ dễ dàng chịu các tổn thương nghiêm trọng. Bé sẽ có thể bị nứt hậu môn hay nặng hơn là ung thư hậu môn, ung thư trực tràng… ngay từ khi còn ở độ tuổi nhỏ. Tuy không phải là biến chứng thường gặp, nhưng tình trạng này sẽ đe dọa đến tính mạng của bé.
Tham khảo: PEGinpol – Bột nhuận tràng trị táo bón trẻ em. Chỉ định đầu tay trong táo bón chức năng
Phía trên đây là tổng hợp 6 biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra nếu trẻ bị táo bón lâu ngày mà không có sự hỗ trợ điều trị, khắc phục nào từ cha mẹ. Để bảo vệ sức khỏe cho con, cha mẹ hãy quan sát biểu hiện táo bón ở bé và khắc phục kịp thời.
Tham khảo thêm:
– Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi? Yếu tố ảnh hưởng