Trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không? Các trường hợp cần lưu ý

Một vấn đề to lớn được đặt ra đó là trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không luôn khiến các bậc phụ huynh “đứng ngồi không yên”. Cùng đi tìm câu trả lời xác đáng nhất về vấn đề này thông qua bài viết sau đây!

1/ Trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không?

Để biết trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé khi được bác sĩ thăm khám và kiểm tra để có thể đi đến quyết định có thực hiện tiêm hay không. Cụ thể:

  • Nếu bé đang trong tình trạng sổ mũi nhẹ, nhiệt độ cơ thể bình thường, không sốt, bé vẫn vui chơi, nô đùa và ăn uống tốt thì bé hoàn toàn vẫn có thể được thực hiện tiêm phòng bình thường mà không lo bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe của bé.
  • Nếu bé sổ mũi kèm theo sốt (khoảng 38 độ C) nhưng không kèm theo bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bé vẫn có thể tiêm phòng được. Tuy nhiên, trong trường hợp này, lời khuyên được đưa ra đó là bố mẹ nên để con được các bác sĩ chuyên môn thăm khám để đưa ra quyết định có nên hoãn lịch tiêm của bé hay không. Điều này giúp cho bố mẹ bớt lo lắng về tình trạng sức khỏe của con cũng như có quyết định sáng suốt trong việc tiêm phòng bệnh ở trẻ nhỏ.
  • Trường hợp không nên cho con tiêm phòng đó là khi bé ho, sổ mũi, hắt hơi, quấy khóc nhiều kèm theo sốt cao kéo dài, trẻ ngủ li bì thì có thể trẻ đã bị bội nhiễm vi khuẩn khiến sức đề kháng của trẻ lúc này rất yếu ớt. Không nên cho trẻ tiêm vắc xin khi trẻ đang gặp tình trạng bệnh nặng như vậy bởi khi tiêm lúc này cũng sẽ không đem lại hiệu quả, đôi khi là phản tác dụng.

trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không

Các bé sẽ được khám sức khỏe sàng lọc trước khi tiêm

Việc mà phụ huynh cần làm trong thời điểm này đó là đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám nhằm điều trị dứt điểm tình trạng bệnh lý của trẻ, cho trẻ nghỉ ngơi đến khi bình phục hoàn toàn rồi mới đưa trẻ đi tiêm phòng lại.

Mặc dù thông thường tiêm phòng cho các bé sẽ được chỉ định vào độ tuổi và các mốc thời gian cụ thể tuy nhiên bố mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ bị ho, sổ mũi có tiêm phòng được không bởi bé hoàn toàn có thể tiêm phòng vào đợt sau mà không làm giảm công dụng của các loại vắc xin phòng bệnh.

Khi bé bị bệnh nặng thì việc hoãn tiêm phòng là điều nên làm để đảm bảo an toàn sức khỏe của bé cũng như để vắc xin phát huy tốt nhất những tác dụng phòng chống bệnh tật trong tương lai.

2/ Những trường hợp không nên đưa bé đi tiêm phòng

Mặc dù việc trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé tuy nhiên bố mẹ vẫn nên lưu ý đến những trường hợp nhất định không được đưa bé đi tiêm phòng. Cụ thể:

– Sức khỏe của bé không ổn định

Bé sốt cao, ho nhiều, ngủ li bì hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng thì bố mẹ không nên cho con đi tiêm phòng lúc này.

– Trẻ đang điều trị hoặc vừa kết thúc đợt trị Corticoid liều cao.

– Trẻ đang được xạ trị, hóa trị trong thời gian 14 ngày gần nhất.

– Tạm hoãn các chủng vắc xin sống giảm độc lực khi trẻ vừa sử dụng dòng sản phẩm Globulin miễn dịch trong thời gian 3 tháng gần nhất.

những trường hợp không nên đưa trẻ đi tiêm phòng

Bé bị sổ mũi có chích ngừa cúm được không sẽ phụ thuộc vào sự chuẩn đoán của bác sĩ chuyên môn

– Trẻ mới ra đời có cân nặng nhỏ hơn 2 kg.

– Các trường hợp bắt buộc phải tạm hoãn tiêm do chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám sức khỏe sàng lọc để đánh giá bé có đủ điều kiện tiêm phòng hay không.

– Bố mẹ không cần quá lo với trẻ bị ho có tiêm phòng được không bởi khi bé ho kèm theo sổ mũi nhẹ, không sốt thì hoàn toàn có thể được tiêm phòng bình thường. Chỉ những trường hợp như đã kể trên thì cần được tạm hoãn để đảm bảo an toàn sức khỏe tuyệt đối cho bé yêu.

3/ Xử lý tình trạng sổ mũi cho bé trước khi tiêm an toàn

Để tình trạng trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không không còn là vấn đề băn khoăn của mỗi các gia đình thì bố mẹ có thể chú ý các cách xử lý trước khi đưa con đi tiêm như sau:

– Mẹ nên chú ý lịch tiêm phòng của con để chuẩn bị cho con một sức khỏe tốt nhất.

+ Luôn giữ ấm cơ thể cho bé bằng cách mặc áo ấm lúc ra ngoài khi thời tiết thay đổi, làm ấm, mát xa lòng bàn chân và vùng ngực của bé giúp bé tránh được tình trạng cảm cúm, cảm lạnh.

+ Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch tránh tình trạng sổ mũi, hắt hơi, ho ảnh hưởng đến quá trình tiêm vắc xin phòng bệnh.

+ Thường xuyên thay chăn ga gối đệm, vệ sinh phòng để tránh tình trạng viêm mũi dị ứng ở bé dẫn đến sổ mũi, hắt hơi kéo dài.

+ Vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý

Nhằm hạn chế tối đa tình trạng sổ mũi trước khi tiêm phòng ở trẻ, mẹ nên vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ các chất nhầy, vi khuẩn, bụi bẩn có trong khoang mũi là tác nhân gây ra tình trạng viêm mũi, sổ mũi ở trẻ.

Khi bé hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ chỉ nên rửa mũi cho con 2-3 lần/ tuần bằng nước muối sinh lý để giúp con cải thiện quá trình hô hấp tốt nhất. Không nên lạm dụng rửa mũi quá nhiều bởi có thể vô tình làm khô mũi, tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mũi cho bé giúp hệ hô hấp của bé được cải thiện đáng kể

– Khi bé có dấu hiệu sổ mũi trước khi tiêm phòng

Lúc này, mẹ không nên hoang mang rằng trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không mà hãy vệ sinh thật sạch mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.

Các mẹ nên sử dụng nước muối ưu trương Nebial 3% dạng ống nhập khẩu 100% từ Italy để hỗ trợ điều trị sổ mũi cho con một cách hiệu quả nhất. Được đánh giá sử dụng an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Nebial 3% hỗ trợ điều trị sổ mũi, viêm mũi, khô mũi … đang là sản phẩm được nhiều gia đình Việt Nam tin dùng cho bé yêu nhất hiện nay.

trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không

Nước muối ưu trương Nebial 3% hỗ trợ điều trị các bệnh sổ mũi ở trẻ nhỏ hiệu quả nhất hiện nay

– Không tự ý sử dụng các liệu pháp dân gian để giúp con hết sổ mũi

Khi bé sổ mũi kéo dài, mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý cho con uống thuốc hoặc sử dụng phương pháp dân gian khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của con. Lúc này, bác sĩ điều trị sẽ đưa ra quyết định về việc tiêm phòng cho bé.

Mong rằng bài viết về trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không đã đem đến cho các gia đình những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp trong thời gian sớm nhất!

Tham khảo thêm:

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn nhất?

Trẻ 6 tháng bị sổ mũi thường do nguyên nhân nào? Cần phải làm gì

Trẻ sơ sinh tiêm phòng về ngủ li bì: Có nguy hiểm hay không?

Có nên tắm cho trẻ trước khi tiêm phòng không? Cần lưu ý gì?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline